Tìm hiểu Vũ Trụ

top  Nhiều tác giả                                        vnExpress
 
 
  1. Phát hiện thiên thể lớn nhất ở vành đai Kuiper
  2. Sao Diêm vương sẽ bị “cạnh tranh”
  3. Sọc màu bí hiểm của sao Diêm Vương
  4. Sao Diêm vương có phải là hành tinh?
  5. Ngôi sao đầu tiên hình thành như thế nào?
  6. Lý thuyết hấp dẫn lượng tử dải sẽ hợp nhất các định luật vũ trụ?
  7. Chứng minh chiều không gian thứ tư bằng thực nghiệm? 
  8. Liệu có lỗ đen dạng chuỗi?
  9. Big Bang không phải là khởi thủy của vũ trụ
  10. Vũ trụ sinh - diệt theo chu kỳ vài nghìn tỷ năm
  11. Năng lượng tối và số phận bất định của vũ trụ
  12. Thống nhất lý thuyết về vật chất tối
  13. Vũ trụ đang mở rộng
  14. Bản đồ lớn nhất về vũ trụ xác nhận năng lượng tối
  15. Năng lượng tối cũng ảnh hưởng tới sự sống 
  16. Hạt vũ trụ gây ra những vụ động đất lớn
  17. Sao quark - một dạng vật chất mới
  18. Phát hiện một thiên hà tí hon ở rất xa
  19. NASA kết nối hai kính thiên văn khổng lồ
  20. Discovery tránh rác vũ trụ
  21. Hố đen từng thống trị vũ trụ
  22. Ánh sáng vĩnh hằng trên mặt trăng
  23. Tiểu hành tinh' thứ 10 lạnh lẽo và xa xôi nhất
  24. Tiểu hành tinh, không phải là hành tinh
  25. Tìm thấy hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời?
  26. Trái đất từng là một quả cầu tuyết khổng lồ
  27. Phát hiện thiên hà ở xa 15,5 tỷ năm ánh sáng
  28. Xem về bigbang

 

 

1- Phát hiện thiên thể lớn nhất ở vành đai Kuiper

                        04/07/2001        

 

Các nhà thiên văn Mỹ mới quan sát được một vật thể, nhìn giống như một hành tinh sơ khai, thuộc vành đai Kuiper (vùng biên hệ mặt trời, phía ngoài sao Hải Vương, có dạng đĩa với vô số thiên thể băng).

Đây là thiên thạch sáng nhất và có lẽ cũng là lớn nhất được phát hiện ở khu vực này

 

Chấm đỏ là hình ảnh của vành đai Kuipier mới quan sát được bằng kính viễn vọng.

 

Vật thể mới có tên gọi là 2001KX76, nằm cách mặt trời 6,4 tỷ km. Nó có đường kính khoảng 1.270 km, lớn hơn Charon (vệ tinh của sao Diêm Vương có đường kính 1.200 km).

 Tuy nhiên, một số tính toán khác lại chỉ ra rằng, nó chỉ có đường kính khoảng 960 km. Dù sao, đây vẫn là vật thể lớn nhất trong số 400 KBO (thiên thể thuộc vành đai Kuiper), quan sát được từ năm 1992. Trước đó, người ta từng coi "tảng băng đá" Varuna, được phát hiện tháng 11/2000, là lớn nhất với đường kính 900 km.

Các nhà thiên văn dự đoán, còn có rất nhiều thiên thể băng, hình thành từ những ngày đầu tiên có hệ mặt trời, lang thang đâu đó trong vành đai Kuiper. Thậm chí có thể còn những KBO lớn hơn cả sao Diêm Vương nữa.

Gần đây nhiều nhà khoa học cho rằng, sao Diêm Vương, đường kính 2.400 km, cũng là một KBO chứ không phải là một hành tinh. Tuy nhiên điều này vẫn còn đang được tranh cãi

Minh Hy (CNN)

  

2- Sao Diêm vương sẽ bị “cạnh tranh”

Thứ năm, 24/5/2001, 11:14 (GMT+7)

  So với sao Diêm vương và vệ tinh Charon của nó, Varuna phản xạ ít ánh sáng hơn, kích thước cũng nhỏ hơn. Tuy nhiên, nó vẫn góp phần chứng thực rằng còn vô số thiên thể khác nằm trong vành đai Kuiper, có thể lớn hơn cả sao Diêm vương lẫn mặt trăng Charon.

Khoảng cách giữa Varuna và mặt trời lớn gấp 43 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trời.

 

Varuna là một thiên thể lớn, được phát hiện vào tháng 11/2000 tại vành đai Kuiper (vùng rìa hệ mặt trời, nằm ngoài sao Hải vương, có dạng đĩa với vô số vật thể băng). Hôm qua (23/5), các nhà nghiên cứu thuộc Viện Thiên văn học Mỹ ở Hawaii đã tổng hợp số liệu về Varuna do hai kính thiên văn khác nhau cung cấp.

Diêm vương và Charon, nhưng “sáng” hơn một số thiên thể khác trong vành đai Kuiper

Năm 1930, nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh đã quan sát thấy sao Diêm vương, khi đang đi tìm một thiên thể mà ông gọi là Hành tinh X. Sau phát hiện đó, ông vẫn tiếp tục tìm kiếm vì tin rằng còn có những thiên thể khác nằm xa hơn nữa, chờ được khám phá. Nay, Stephen Tegler, Đại học North Arizona, cho biết: “Càng ngày càng có nhiều khả năng sao Diêm vương không phải hành tinh X. duy nhất. Còn những thiên thể lớn hơn nó, chưa được phát hiện vì chúng quá mờ, do ánh sáng từ mặt trời chiếu đến quá yếu và do bản thân bề mặt của chúng rất tối”..

Người ta hy vọng sẽ khám phá được nhiều thứ ở vành đai Kuiper, cũng như đo đường kính và độ phản xạ ánh sáng mặt trời của hàng chục thiên thể ở đây.

Đoan Trang (theo BBC

3- Sọc màu bí hiểm của sao Diêm Vương
 

Thứ bảy, 3/2/2001, 14:57 (GMT+7)

 
 

Một bản đồ mới về sao Diêm Vương, hành tinh xa nhất trong Hệ mặt trời, cho thấy một vệt màu xám nằm về phía Nam đường xích đạo của nó. Sọc sẫm màu hơi đỏ này có thể là vùng trầm tích của các dạng vật chất phức tạp, nằm trên lớp băng bề mặt được cấu tạo từ Nitơ.

Những phân tử phức tạp có thể "nhuộm" màu bề mặt sao Diêm Vương.

 

Những quan sát trước đây về sao Diêm Vương đưa đến giả định rằng bề mặt của nó được bao phủ bởi lớp băng nitơ, xen lẫn với dấu vết của băng carbon monoxide (CO).Với bản đồ mới này, các nhà khoa học cho rằng tồn tại một dạng vật chất khác ngoài Nitơ và CO trên bề mặt của Diêm Vương.

 

Để xây dựng bản đồ, các nhà khoa học đã quan sát Charon, một mặt trăng lớn của sao Diêm Vương, khi nó đi qua trước mặt hành tinh này.

Nghiên cứu gián tiếp nhờ Charon

Do khoảng cách quá xa của sao Diêm Vương, những bức ảnh thu được về nó đều rất nhỏ và mờ ảo. Thậm chí kính viễn vọng Hubble cũng rất khó khăn để phân biệt được các chi tiết trên bề mặt hành tinh này.

Tuy nhiên, vào giữa những năm 1985 và 1990, các nhà thiên văn đã có cơ hội chụp ảnh bề mặt của sao Diêm Vương khi Charon đi ngang qua đằng trước nó trong một vài ngày. Vào thời điểm bóng của Charon che khuất hành tinh này và sau đó đi ra xa, các nhà thiên văn đã đo đạc được sự biến đổi ánh sáng từ hành tinh để thu thập thông tin về vật chất cấu tạo nên bề mặt của nó.

Nay, một nhóm các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado (Mỹ) đã sử dụng kính thiên văn McDonald ở Texas để nghiên cứu “hiện tượng tương tác” trong một số màu, xây dựng nên bản đồ mới về bề mặt của sao Diêm Vương.

Dải tối nằm về phía Nam đường xích đạo của nó có thể tương tự như sọc sẫm màu quan sát được trên Trion, mặt trăng lớn nhất của sao Hải Vương. Tuy vậy, các nhà thiên văn sẽ không biết chắc chắn cho đến khi một tàu thăm dò không gian đi ngang qua hành tinh bé nhỏ này. Và điều này sẽ chưa xảy ra, sớm nhất là đến năm 2015.

 

4- Sao Diêm vương có phải là hành tinh?

Thứ ba, 30/1/2001, 11:21 (GMT+7)

 

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã quả quyết rằng sao Diêm Vương không nên được coi là một hành tinh. Trung tâm Rose về Trái đất và Vũ trụ tại Viện tảo tàng Lịch sử tự nhiên ở New York (Mỹ) cho biết, sao Diêm Vương giống với sao chổi hơn là hành tinh do nó có kích cỡ tương đối nhỏ và được cấu tạo từ băng.

 

Hệ mặt trời: Bạn có thể nhận ra sao Diêm Vương hay không?

 

Trong mô hình về hệ mặt trời, khi xem xét sao Mộc có đường kính 2.274 km còn sao Diêm Vương chỉ là một mẩu nhỏ xíu, các nhà khoa học đã xếp sao Diêm Vương là một sao chổi, nằm trong vành đai sao chổi Kuiper.

Vành đai này nằm ngoài sao Hải Vương, có dạng đĩa với rất nhiều vật thể băng nhỏ bé. Trong đó, khoảng 70 vật thể có quỹ đạo tương tự như sao Diêm Vương.

Tuy nhiên, đối với một số nhà thiên văn, phát biểu này đã đi quá xa. David Levy, người đã tìm ra hành tinh Diêm Vương cho biết: “Điều chủ yếu là khi chưa có bằng chứng phản bác rõ ràng, Sao Diêm Vương vẫn là một hành tinh”.

Tiền lệ “hạ cấp” hành tinh

Năm 1801, thiên thạch Ceres đã từng được coi là một hành tinh, nhưng sau đó một năm, người ta đã phải xem xét lại và gọi nó bằng cái tên khiêm tốn hơn, tiểu hành tinh. Tuy vậy, Ceres chỉ được “phong chức” hành tinh trong một năm, còn sao Diêm Vương đã là một hành tinh lớn trong hơn 70 năm qua.

Khi sao Diêm Vương được phát hiện ra vào năm 1930, người ta nghĩ rằng nó có kích cỡ tương tự như trái đất. Nhưng ngày nay, các nhà thiên văn biết rằng nó nhỏ hơn mặt trăng của trái đất

Bích Hạnh (BBC)

 

5- Ngôi sao đầu tiên hình thành như thế nào?

18/11/2001

 

Ngôi sao đầu tiên đang hình thành từ đám mây hydro và helium (mô hình trong máy tính).

 

 

 

 

 

Thoát thai từ những đám khí khổng lồ, đầy ắp năng lượng tối, những hạt vật chất đã tụ lại, hình thành ngôi sao đầu tiên. Từ đó, ánh sáng chói lòa trải ra khắp vũ trụ, sau thời gian dài chìm trong màn tối mịt mùng kể từ vụ nổ Big Bang...

Đó là miêu tả của các nhà vật lý về sự hình thành ngôi sao đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ như vậy thì người ta vẫn chưa hiểu ngôi sao này có hình thù thế nào.

Nay, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California (Mỹ) đã phát triển một phần mềm để dựng nên ngôi sao đầu tiên. Họ phỏng đoán, nó được hình thành từ một sự bùng nổ do lực hấp dẫn giữa các đám mây hydro và helium khổng lồ.

 

Trong một mô hình máy tính, nhóm khoa học đã tính ra những điều kiện ban đầu của vụ nổ, trong đó có các yếu tố: trọng lượng, dòng khí và thành phần hóa học của những đám mây.

Theo tính toán, hiện tượng cô đặc vật chất (do lực hấp dẫn) xuất hiện đầu tiên trong trung tâm của đám mây, tạo ra một mặt trời nhỏ. Rồi mặt trời này cứ lớn lên dần bằng cách hút vật chất từ đám mây. Dựa vào mô hình này, nhóm khoa học đã phác ra ngôi sao đầu tiên với khối lượng khổng lồ - gấp 100 lần mặt trời.

Minh Hy (theo dpa)

6- Lý thuyết hấp dẫn lượng tử dải sẽ hợp nhất các định luật vũ trụ?

26/10/2001

Những dạng thức kết hợp chuỗi cơ bản của vũ trụ theo thuyết String.

 

Nhà vật lý người Pháp Carlo Rovelli mới tuyên bố, lý thuyết hấp dẫn lượng tử dải (LQG: loop quantum gravity) sẽ thống nhất được thuyết tương đối và thuyết cơ học lượng tử. Đây là bước tiến lớn trên đường tìm ra một lý thuyết tổng quát, miêu tả được mọi hiện tượng vũ trụ.

Trong một bài khoa học đăng trên Physical Review Letters, Rovelli đã chứng minh rằng, LQG có thể tránh được những ranh giới toán học không xác định, thường xuất hiện ở thuyết tương đối và thuyết cơ học lượng tử.

(Trước nay, thuyết tương đối giải thích vũ trụ trên phạm vi vĩ mô, thuyết lượng tử đề cập tới các hiện tượng vi mô. Hai thuyết này không đồng nhất. Nghĩa là khi hiện tượng xảy ra tại một điểm, chỉ có một lý thuyết đúng. Ranh giới toán học giữa hai thuyết này đến nay vẫn chưa xác định được).

Đồng thời, những tiên đoán dựa trên LQG về hiện tượng tốc độ ánh sáng phụ thuộc vào màu sắc cũng đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Rovelli đã xác định được sự khác biệt vô cùng nhỏ về tốc độ giữa ánh sáng có màu khác nhau. Điều này trái với quan điểm cho rằng tốc độ ánh sáng là cố định (c = 299.792 km/s).

Lý thuyết hấp dẫn lượng tử dải cho rằng vật chất trong không-thời gian (hệ toạ độ bốn chiều, trong đó thời gian là chiều thứ 4) tương tự như các đám bọt. Những bọt này có thể thổi lên thành bóng, tạo ra sự uốn cong trong vũ trụ. Điều đó phù hợp với những giải thích về không gian cong trong thuyết tương đối rộng của Einstein.

LQG cũng có tham vọng như thuyết String: Tìm ra một "công thức vũ trụ", có thể xác định được tất cả các hiện tượng ở mọi điểm trên tọa độ không-thời gian. Tuy nhiên, khác với thuyết String (cho rằng vũ trụ hình thành từ các chuỗi - string, và có vô số chiều), LQG có thể giải thích vũ trụ mà không cần thông qua chiều không gian phụ.

Minh Hy (theo dpa)

7- Chứng minh chiều không gian thứ tư bằng thực nghiệm? 

6/11/2002

Một ý tưởng nghệ thuật về chiều không gian thứ tư.

 

 

 

 

 

 

Các lý thuyết vật lý hiện đại, như thuyết String, cho rằng vũ trụ có nhiều hơn 3 chiều không gian. Để chứng minh điều này, các nhà khoa học Mỹ sẽ chế tạo một máy đo siêu nhỏ (nano machine), nhằm chỉ ra các hiệu ứng khác lạ, dẫn tới kết luận về sự hiện hữu của các chiều không gian khác. 

Nhóm nghiên cứu của Ephraim Fischbach và Dennis Krause, Đại học Purdue (Mỹ), giới thiệu nguyên lý của thí nghiệm này như sau: Theo thuyết String, ở các khoảng không gian cực hẹp (cấp độ nanomét), không gian sẽ bị "cuộn" lại trong các chiều khác (có thể là chiều thứ 4, thứ 5 hoặc nhiều hơn). Điều này sẽ làm thay đổi lực hấp dẫn giữa các vật thể trong không gian đó.

Vì thế, nếu người ta xây dựng được một thí nghiệm để chỉ ra sự thay đổi này của lực hấp dẫn, thì người ta có thể kết luận rằng, có chiều không gian thứ 4.

Các nhà khoa học dự định sẽ đo lực hấp dẫn giữa hai lá thép siêu mỏng, đặt cách nhau một khoảng cỡ nanomét (1 nanomét = 1 phần triệu milimét). Để đo được chính xác lực hấp dẫn này, người ta cần loại trừ một đại lượng gọi là hiệu ứng Casimir.

Theo cơ học lượng tử, hiệu ứng này được sinh ra bởi các photon ảo, thường bất ngờ xuất hiện trong chân không rồi lại tự động biến mất. Bình thường, trong không gian xuất hiện các photon với những bước sóng rất đa dạng. Tuy nhiên, ở giữa hai tấm kim loại hẹp thì điều đó không thể. Ở đây, chỉ có các photon với bước sóng nhất định. Hệ quả là, giữa hai tấm này sẽ có ít photon hơn bên ngoài. Sự chênh lệch về các photon trong và ngoài hai lá kim loại sẽ tạo ra một lực nhỏ, ép chúng lại với nhau. Lực đó gọi là hiệu ứng Casimir.

Để loại trừ hiệu ứng trên, các nhà khoa học sẽ phải làm thí nghiệm với các lá thép giống hệt nhau, nhưng có đồng vị khác nhau. Ở giữa chúng, hiệu ứng Casimir sẽ giống nhau, nhưng lực hấp dẫn lại khác nhau (lá thép có đồng vị lớn hơn sẽ nặng hơn, và tạo ra lực hấp dẫn mạnh hơn). Bằng cách so sánh hai lực hấp dẫn này, người ta có thể loại bỏ hiệu ứng Casimir ra khỏi phép đo.

Các nhà khoa học hy vọng sẽ thực hiện được thí nghiệm này trong thời gian tới. Nếu thí nghiệm thành công, thì đây sẽ là một sự kiện chấn động, vì nó sẽ khẳng định sự tồn tại của chiều không gian thứ 4, điều mà theo Stephen Hawking là không thể tưởng tượng được với não bộ của con người bình thường.

Minh Hy (theo SPIEGEL)

8- Liệu có lỗ đen dạng chuỗi?

27/5/2002

Hố đen tạo ra xung quanh nó một không gian cong cực lớn, hút sạch mọi tín hiệu (Hình mô phỏng)

 

Trong vũ trụ bao la có thể còn tồn tại một thể kỳ dị nữa, tương tự như lỗ đen, nhưng không phải dạng cầu, mà là dạng chuỗi(Black String). Phỏng đoán này là hệ quả của một mô hình toán học về lỗ đen trong không gian nhiều hơn 3 chiều.

Tiến sĩ Gary Horowitz và TS Kengo Maeda, Đại học California ở Santa Barbara (Mỹ), đã nghiên cứu các dạng kỳ dị của vũ trụ dựa trên thuyết string. Theo đó, chuỗi đen là vật thể một chiều, được bao bọc bởi một chân trời sự cố (event horizon - hay còn gọi là chân trời vũ trụ - tức là ranh giới mà các tín hiệu điện từ không thể quay lại được nữa). Nó cũng giống như một lỗ đen, nhưng lại bị kéo dài ra thành một ống. Các “ống” này có thể cuộn thành vòng hoặc giãn dài ra đến vô cùng.

 

Đến nay các nhà vật lý cho rằng, mỗi một biến động nhỏ đều khiến Black String thay đổi hình dạng, vì thế nó rất không bền vững, và có thể nhanh chóng chuyển thành các lỗ đen dạng cầu quen thuộc. Tuy nhiên, nếu thế thì chân trời sự cố của chuỗi đen phải tập trung vào trung tâm, và bẻ cong toàn bộ chuỗi đen.

Nay, ở mô hình toán học xây dựng trên không gian nhiều hơn 3 chiều, Gary Horowitz và Kengo Maeda đã chỉ ra rằng, xác suất để một chuỗi đen dạng ống chuyển thành lỗ đen là bằng 0, vì sự giãn nở của chân trời sự cố diễn ra tuyệt đối đều đặn trên suốt chiều dài của chuỗi đen.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một nhà du hành chạm vào chuỗi đen? "Cũng tương tự như khi chạm vào lỗ đen, anh ta sẽ không hề nhận ra sự tồn tại của nó" - nhà vật lý Luis Lehener giải thích - "Anh ta chỉ cảm nhận thấy một gia tốc khủng khiếp, trước khi bị biến mất hoàn toàn vào phía sau của chân trời sự cố".

Minh Hy (theo dpa)

9- Big Bang không phải là khởi thủy của vũ trụ

18/4/2002

Hình mô phỏng Big Bang.

 

 

 

 

Mô hình này này được các nhà vật lý xây dựng trên nền tảng của thuyết string. Theo đó, Big Bang không phải là khởi điểm của không-thời gian, mà chỉ là một cảnh chuyển tiếp trong màn kịch luân hồi vô tận của vũ trụ.

Ý tưởng này có nhiều điểm giống như trong thuyết luân hồi của Ấn Độ giáo và Phật giáo, cũng như thuyết về "sự lặp lại vĩnh viễn của các hiện tượng" của Nietzsche.

Tuy nhiên, Giáo sư Paul Steinhardt, tác giả của lý thuyết mới nói rằng, ông không hề quan tâm đến tôn giáo hoặc Nietzsche. "Tôi là một người thực dụng với trái tim lạnh giá. Tôi chỉ quan tâm tới khía cạnh triết lý trên nền tảng của các kết quả thí nghiệm".

 

Giáo sư Steinhardt cùng cộng sự là Neil Turok (cựu đồng nghiệp của Stephen Hawking ở ĐH Cambridge) đã xây dựng mô hình vũ trụ luân hồi trên thuyết string (cho rằng vũ trụ được cấu thành từ các chuỗi - string, và có vô số chiều). Theo đó, bên cạnh vũ trụ của chúng ta còn tồn tại một vũ trụ khác, như hai bàn tay khép lại với nhau. Chúng được ngăn cách bởi một chiều không gian thứ 5 (trong vũ trụ của chúng ta, không - thời gian làm thành một hệ tọa độ 4 chiều). Giữa ai vũ trụ tồn tại một trường lực, khiến chúng hút và đẩy nhau theo chu kỳ, như sự vỗ tay đềuh đặn của hai bàn tay. Cứ mỗi lần hai bàn tay chạm vào nhau là chiều không gian thứ 5 biến mất, và một lần nữa lại xuất hiện Big Bang. Và thế giới lại hình thành từ đầu. Cứ như vậy, không có điểm bắt đầu và kết thúc.

Gabriele Veneziano, một trong những người tiên phong xây dựng thuyết string, thuộc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân CERN, rất tâm đắc với học thuyết mới. Ông nói: "Đây có lẽ là thời điểm mà chúng ta nên chấp nhận Big Bang có thể là kết quả của một cái gì đó, chứ không chỉ là nguyên nhân của tất cả".

Minh Hy (theo dpa)

10- Vũ trụ sinh - diệt theo chu kỳ vài nghìn tỷ năm

20/2/2002

Các vụ nổ siêu tân tinh ngày các ít đi, vũ trụ ngày càng rộng ra và lạnh hơn

 

 

 

 

 

Các nhà khoa học Mỹ vừa đưa ra một lý thuyết mới về chu kỳ sinh - diệt của vũ trụ. Theo đó, cứ vài nghìn tỷ năm, vũ trụ của chúng ta lại va chạm với một vũ trụ khác. Vụ nổ này khiến nó bị hủy diệt hoàn toàn và tái sinh lại từ đầu.

Đây là hệ quả mới nhất của thuyết Brane - một thuyết về nguồn gốc vũ trụ, được xây dựng từ nền tảng của thuyết String. Vì những vấn đề toán học, thuyết String không thể áp dụng cho hệ tọa độ 3 chiều, mà chỉ đúng với hệ tọa độ ít nhất là 10 chiều, hoặc 11 chiều như ý kiến mới đây của nhà vật lý người Anh Stephen Hawking.

 

Năm 1995, lần đầu tiên nhà vật lý Mỹ Ed Witten đưa ra một lý thuyết cho rằng vũ trụ của chúng nằm trong một mặt (Brane) của hai mặt cong úp vào nhau như hai bàn tay. Hai mặt này lại nằm trong một hệ tọa độ 11 chiều (1 thời gian + 10 không gian như 10 ngón tay). Tại Brane chứa vũ trụ của chúng ta, ngự trị các quy luật vật lý quen thuộc. Tuy nhiên, ở Brane kia, 6 trong số 10 chiều không gian bị quấn cong trong một bán kính nhỏ, mà với điều kiện kỹ thuật hiện nay, chúng ta chưa có khả năng khám phá.

Cách đây vài năm, hai nhà vật lý người Anh Paul Steinhardt và Neil Turok đã giải thích vụ nổ nguyên sơ theo thuyết Brane. Theo đó, vũ trụ của chúng ta trước vụ nổ nguyên sơ vốn lạnh giá, trống rỗng, và chỉ nhờ vào năng lượng va đập với Brane kia, nó mới được hâm nóng.

Từ vài năm nay, người ta biết rằng vũ trụ đang giãn nở với tốc độ  ngày càng lớn hơn. Do đó, các thiên hà ngày càng xa rời nhau. Theo thời gian, tất cả các ngôi sao đều sẽ nguội lạnh, và vũ trụ có thể sẽ trở về trạng thái như trước vụ nổ nguyên sơ theo thuyết của Steinhardt và Turok. Vấn đề là bao giờ xảy ra hiện tượng này?

Steinhardt và Turok đã phát triển tiếp thuyết Brane với sự bổ sung của một thành tố mới:  "năng lượng tối" - nguyên nhân quan trọng gây  giãn nở vũ trụ. Lực của năng lượng tối (chống lại lực hấp dẫn) trong hệ tọa độ 11 chiều có thể được hình dung như một lò xo nằm giữa hai Brane. Khi va đập, lò xo đẩy hai Brane ra khỏi nhau, nhưng khi chúng đã bị kéo ra quá xa, lực lò xo lại co chúng lại. Chu kỳ này ước tính kéo dài khoảng vài nghìn tỷ năm.

Minh Hy (theo dpa)

11- Năng lượng tối và số phận bất định của vũ trụ

17/1/2002

 
 

Năng lượng tối tác động ngược lại lực hấp dẫn, gây ra sự giãn nở vũ trụ (hình mô phỏng).

 

 

 

 

Ý tưởng cho rằng vũ trụ sinh ra từ vụ nổ Big Bang và sẽ chết đi vì một cú sụp lớn (Big Crunch) ít ra cũng làm người ta yên tâm về cái gì đó hữu hạn, như số phận con người. Nhưng gần đây, các nhà thiên văn lại có bằng chứng cho thấy, vũ trụ sẽ không sụp đổ, mà cứ lan rộng ra mãi. Thủ phạm chính của hiện tượng này là năng lượng tối.

Theo các nhà thiên văn, vũ trụ chỉ có 5% vật chất thường, tức là có thể quan sát và đo đạc được. 95% còn lại thuộc loại vật chất "tối". Trong số vật chất tối có 33% tồn tại dưới dạng không nhìn thấy được (như các lỗ đen), và 67% còn lại xuất hiện dưới dạng "năng lượng tối" (theo thuyết tương đối, vật chất và năng lượng có thể hoán chuyển cho nhau). Nguồn năng lượng tối này trải đều trong vũ trụ, tác động ngược lại lực hấp dẫn, và đẩy các thiên hà xa rời nhau, khiến vũ trụ ngày càng giãn nở.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington (Mỹ) đưa ra giả định cho rằng, cách đây khoảng 5 tỷ năm - tức là 9 tỷ năm sau Big Bang - vũ trụ đã đạt đến độ lớn mà lực của năng lượng tối vượt lên lực hấp dẫn, khiến vũ trụ chỉ có thể giãn nở ra thêm chứ không co lại được  nữa. Như vậy, một sự sụp đổ theo kiểu "Big Crunch" là điều không thể xảy ra.

Vậy thì vũ trụ sẽ giãn nở đến đâu? Câu trả lời là, nó sẽ giãn nở mãi mãi, vì chưa hề có bằng chứng nào cho thấy là quá trình đó sẽ dừng lại. Sẽ không có một ngày tận thế nào hết. Đành rằng đã có một sự mở đầu là Big Bang, nhưng mãi mãi sẽ không có sự kết thúc! Số phận của vũ trụ là như vậy, cứ loang rộng ra, cứ trải năng lượng ra... nhưng không hề có mục đích gì, và cũng chẳng bao giờ dừng lại. 

Đó có phải là bí mật tận cùng của vũ trụ? Chưa ai trả lời được câu hỏi này, cũng như chưa ai hiểu gì về bản chất của "năng lượng tối" và "vật chất tối". Các nhà vật lý ở Washington đang cố gắng đặt những nền tảng đầu tiên cho việc nghiên cứu loại vật chất và năng lượng này.

Năm 1998, lần đầu tiên các nhà vật lý thiên văn ngồi lại với nhau để đàm luận về năng lượng tối khi phát hiện ra một siêu tân tinh lạ. Ánh sáng của siêu tân tinh này yếu hơn nhiều so với những tính toán dựa trên mô hình vũ trụ chuẩn (trong đó, những yếu tố quan trọng là các lực vũ trụ, trọng lượng và tuổi đời của ngôi sao). Vị trí lạ lùng này của ngôi sao bắt buộc người ta bổ sung thêm một yếu tố mới vào mô hình vũ trụ - yếu tố đã đẩy ngôi sao ra xa hơn bình thường. Đó chính là năng lượng tối. 

Minh Hy (theo dpa)

12- Thống nhất lý thuyết về vật chất tối

4/10/2001

Mô hình vũ trụ bùng nổ và giãn nở từ một điểm Big Bang (màu vàng nhạt).

 

 

 

 

 

Vũ trụ chỉ có 5% vật chất thường, tức là có thể quan sát và đo đạc được. 95% kia thuộc loại "bất bình thường", hay còn gọi là vật chất "tối". Hiện có tới 40 lý thuyết nói về loại vật chất này, nhưng mâu thuẫn nhau ở nhiều điểm, gây trở ngại cho việc nghiên cứu. Khắc phục điều đó, các nhà khoa học Mỹ mới đưa ra một giải pháp thống nhất.

Theo tính toán, trong số vật chất tối, có 33% tồn tại dưới dạng vật chất không nhìn thấy được (như các lỗ đen), và 67% còn lại xuất hiện dưới dạng "năng lượng tối" (theo thuyết tương đối, vật chất và năng lượng có thể hoán chuyển cho nhau).

Nguồn năng lượng tối này trải đều trong vũ trụ, tác động ngược lại lực hấp dẫn, đẩy các thiên hà xa rời nhau, khiến vũ trụ ngày càng giãn nở. Vì vậy, việc nghiên cứu năng lượng tối là phần quan trọng nhất trong việc nghiên cứu vật chất tối nói chung.

Theo đề nghị của nhà vật lý nổi tiếng Neal Dalal, Đại học California ở San Diego (Mỹ), người ta sẽ thống nhất tất cả 40 lý thuyết về năng lượng tối thành một lý thuyết duy nhất. Để làm được điều đó, Dalal đưa ra ba thông số:

  • Thông số thứ nhất cho biết trọng lượng trung bình của năng lượng tối.

  • Thông số thứ hai miêu tả lực tương tác giữa năng lượng tối với lực hấp dẫn.

  • Thông số thứ ba biểu đạt lực hút giữa năng lượng tối và vật chất bình thường.

Những thí nghiệm tương lai về trạng thái của năng lượng tối sẽ cho phép các nhà khoa học xác định được giá trị của các thông số nêu trên. Tiếp theo, họ sẽ so sánh những con số này với các lý thuyết hiện nay để loại bỏ các luận điểm bất hợp lý. Cuối cùng, họ sẽ kết hợp các thông số để tổng hợp thành những công thức biểu đạt trạng thái lý thuyết của vật chất tối.

Minh Hy (theo dpa)

13- Vũ trụ đang mở rộng

5/4/2001

Siêu lân tinh cực xa được tìm thấy trong hệ ngân hà này

 

 

 

 

Luồng sáng chói mắt bùng lên từ một siêu lân tinh cực xa. Xuyên qua thứ ánh sáng rực rỡ đó, kính thiên văn Hubble đã “nhìn” ra một lực huyền bí nào đó đang tác dụng ngược lại với lực hấp dẫn và đẩy các hệ ngân hà ra xa nhau. Phát hiện này đánh dấu một trong những khám phá có ý nghĩa nhất trong lịch sử về trạng thái tự nhiên của vũ trụ: Nó đang nở rộng.

 

Siêu lân tinh, một ngôi sao đang bùng nổ, nằm cách cách trái đất khoảng 10 tỷ năm ánh sáng, vật thể xa nhất mà con người từng phát hiện được. Nó phát quang dường như mạnh hơn nhiều so với bình thường và lý giải duy nhất cho hiện tượng này là sự tồn tại của một dạng “năng lượng tối” bí hiểm lan toả trong vũ trụ.

Khái niệm “năng lượng tối”, lực đẩy đã mang các hệ thiên hà ra xa nhau với tốc độ tăng lên không ngừng, lần đầu tiên được Albert Einstein đưa ra và thảo luận vào thế kỷ trước.

Củng cố giả thuyết

Cách đây 3 năm, khi nghiên cứu thứ ánh sáng mờ nhạt không bình thường của một số siêu lân tinh ở xa, các nhà thiên văn đã nhận thấy vũ trụ đang mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong quá khứ và họ cho rằng sự nở ra đó chỉ bắt đầu gần đây. Người ta đã cố gắng giải thích hiệu ứng tăng tốc này bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả ý tưởng “năng lượng tối”.

Nay, những quan sát mới nhất do Hubble chụp được đã củng cố thêm ý tưởng này. Các nhà khoa học đã có những bằng chứng đầu tiên cho thấy, sau vụ nổ Big Bang, lực hấp dẫn (trọng lực) đã làm chậm lại tốc độ mở rộng của vũ trụ. Và chỉ đến gần đây, năng lượng tối mới chiến thắng sức hút của trọng lực và bắt đầu đẩy các hệ thiên hà ra xa nhau.

“Dường như vũ trụ thể hiện thái độ của một người lái xe vậy. Anh ta giảm tốc độ trước đèn đỏ và sau đó tăng vọt ga khi đèn xanh bật lên”, Adam Riess, Viện Khoa học Thiên văn Không gian Mỹ ví von.

B.H. (theo BBC, 5/4)

 

15- Bản đồ lớn nhất về vũ trụ xác nhận năng lượng tối

29/10/2003

 

Các thiên hà được xác định trong không gian hai chiều (phải) sau đó được đo khoảng cách và đặt vào bản đồ ba chiều (trái).

 

 

 

 

Các nhà thiên văn vừa biên soạn xong một bản đồ lớn và chi tiết nhất về vũ trụ từ trước đến nay. Họ tin rằng bản đồ này cũng loại bỏ những nghi ngờ cuối cùng về sự tồn tại của một loại “năng lượng tối” lan tỏa khắp các thiên hà.

Bản đồ 3 chiều chứa 20.000 thiên hà và bao phủ khoảng 6% không gian vũ trụ. Những thiên hà xa nhất mà nó ghi nhận nằm cách chúng ta 2 tỷ năm ánh sáng.

Bản đồ được xây dựng từ Hệ thống Khảo sát Bầu trời Số Sloan - một chương trình quốc tế với sự tham gia của hơn 200 nhà thiên văn từ 13 viện nghiên cứu trên khắp thế giới.

Để xây dựng công trình này, các nhà thiên văn trước tiên xác định những thiên hà đơn lẻ trên những bức ảnh chụp ở góc độ lớn, được thu thập bởi kính thiên văn đặt tại đài quan sát Apache Point, New Mexico. Tiếp đó, họ sử dụng hệ thống sợi quang đặc biệt của kính thiên văn để ghi lại quang phổ của 608 thiên hà cùng lúc, cho phép tính toán khoảng cách mỗi thiên hà và đặt nó vào vị trí chính xác trong bản đồ 3 chiều.

Cho đến giữa thập kỷ 1990, hầu hết các nhà vũ trụ học tin rằng lực hấp dẫn được tạo bởi vật chất thông thường và những vật chất tối không nhìn thấy. Tuy nhiên, các vụ nổ sao trong những khoảng không gian xa xôi được phát hiện sau đó đã gợi ý rằng, một lực vũ trụ nào đó đang đẩy vũ trụ giãn ra. Các nhà thiên văn gọi lực này là năng lượng tối.

Tháng 2/2003, các nhà nghiên cứu đã hợp nhất số liệu từ một bản đồ thiên hà quy mô lớn (cuộc khảo sát 2dF của Anh- Ausatralia về dịch chuyển đỏ của thiên hà) với dữ liệu hồi cứ về vụ nổ Big Bang (do tàu thăm dò WMAP của NASA thực hiện). Kết quả tổng hợp đã cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ về năng lượng tối.

Công trình mới này cung cấp kết quả tương tự nhưng có độ chính xác cao hơn, và đẩy lùi những nghi ngờ về sự tồn tại của loại năng lượng này. Nó cũng xác nhận rằng 70% của vũ trụ là năng lượng tối, 25% là vật chất tối và chỉ có 5% là vật chất thông thường - những thứ tạo nên trái đất và các ngôi sao. Với việc năng lượng tối được xác nhận về mặt quan sát, các nhà lý thuyết nay sẽ phải đưa ra lời giải thích chính xác về thành phần, cấu tạo của nó.

B.H. (theo NewScientist)

 

16- Năng lượng tối cũng ảnh hưởng tới sự sống 

5/11/2002

Năng lượng tối làm vũ trụ giãn nở ngày càng nhanh.

 

 

 

 

Các nhà vật lý thiên văn Mỹ mới đưa ra lý thuyết cho rằng, sự sống chỉ có thể xuất hiện ở những hệ mặt trời cùng độ tuổi với thái dương hệ của chúng ta. Lý do là sự gia tăng của năng lượng tối làm các hệ sao xuất hiện sau này ngày càng có kích cỡ nhỏ hơn, nên không đủ khả năng tạo ra những hành tinh như trái đất.

Nhóm nghiên cứu của Jaume Garriga, Đại học Barcelona (Tây Ban Nha), và Alexander Vilenkin, Đại học Tufts ở Medford, bang Massachusetts (Mỹ), cho rằng, các hệ sao mới quá nhỏ bé để có thể tạo ra các hành tinh chứa silic và sắt - hai nguyên tố quan trọng của sự sống.

Lý do là trong một hệ mặt trời nhỏ, nếu một hành tinh xuất hiện và chứa các nguyên tố như sắt và silic, thì nó sẽ quá nặng, và sẽ bị hút ngay vào sao mẹ (nói chung, xác suất để một hành tinh bị hút vào sao mẹ ở hệ mặt trời bé thường lớn gấp nhiều lần ở hệ mặt trời lớn).

Vì sao các hệ mặt trời sinh ra sau này (sau hệ mặt trời của chúng ta) ngày càng nhỏ đi? Câu trả lời nằm ở hoạt động của năng lượng tối. Theo các nhà vật lý, lần đầu tiên khái niệm năng lượng tối được đưa ra là ở phương trình vũ trụ của Einstein. Năng lượng tối tạo ra một phản lực, hướng ngược lại lực hấp dẫn, khiến vũ trụ ngày càng giãn nở. Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn chưa hề biết gì về nó.

Những quan sát gần đây cho thấy, vũ trụ của chúng ta ngày càng giãn nở, chứng tỏ năng lượng tối đã vượt lên lực hấp dẫn. Nhiều nhà khoa học cho rằng vũ trụ không thể co lại được nữa. Số phận của nó là bất định và buồn thảm. Nó sẽ giãn nở ra mãi mãi, cho đến lúc các vì sao tách ra xa hẳn nhau và tàn lụi. Vũ trụ khi đó sẽ rất rộng, loãng, lạnh và tối, nhưng không thể co lại để tái sinh.

Hệ mặt trời được sinh ra vào một thời điểm may mắn hiếm thấy (cách đây 4,5 tỷ năm), khi mà vũ trụ còn đủ đậm đặc để cho ra đời và nuôi dưỡng một hệ thống các hành tinh như chúng ta thấy ngày nay. Theo các nhà khoa học, các hệ sao được tạo ra sau thời gian đó sẽ không thể hội tụ đủ điều kiện để nuôi dưỡng một hành tinh như trái đất nữa. Nói cách khác, không thể có sự sống ở các hệ sao sau đó.

Minh Hy (theo dpa)

17- Hạt vũ trụ gây ra những vụ động đất lớn

16/5/2002

Quark lạ sinh ra từ vụ nổ sao.

 

 

 

 

 

4 vụ chấn động lớn được các sensor ghi nhận năm 1993 không phải là động đất bình thường, mà có nguyên nhân từ năng lượng tối. Đó là các hạt quark lạ, di chuyển với tốc độ sát gần ánh sáng, đi xuyên qua trái đất.

Theo một thông báo của các nhà khoa học quốc tế đăng trên London Telegraph mới đây, thì đó là các chùm hạt "tối" rất khó phát hiện. Tuy nhiên, sự tồn tại của chúng đã được khẳng định từ 20 năm nay. Trong thông báo lần này, các nhà khoa học đã phân tích 2 sự kiện động đất năm 1993 để chỉ ra ảnh hưởng của các chùm hạt tối với trái đất.

Sự kiện thứ nhất xảy ra ngày 22/10/1993, khi một số máy đo địa chấn đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bolivia phát hiện các chấn động lớn ở Nam Cực, tương đương với sức công phá của hàng nghìn tấn TNT. Chấn động này xuyên qua trái đất và thoát ra ở Ấn Độ Dương, gần Sri Lanka, 26 giây sau đó. Tốc độ di chuyển của chấn động là 1.380.000 km/h.

Sự kiện thứ hai xảy ra ngày 24/11/1993. Các sensor ghi nhận chấn rung lớn ở Thái Bình Dương, gần quần đảo Pitcairn. Sau đó 19 giây, chấn động đi qua trái đất và thoát ra khỏi Nam Cực. Tốc độ di chuyển lần này của chấn động cũng là 1.380.000 km/h.

Các nhà vật lý và địa chất học tổng kết: "Câu giải thích duy nhất cho các chấn động loại này là sự tấn công của các hạt quark lạ nặng nhiều tấn".

Mới đây, người ta đã quan sát được hai sao quark, là nơi tập trung các hạt quark lạ. Đó là các hạt hạ nguyên tử, có khối lượng lớn khủng khiếp, mật độ vật chất cao gấp 10 nghìn tỷ các nguyên tử bình thường. Một đám quark nhỏ như hạt bụi cũng có khối lượng vài tấn.

Quark lạ được xem là các hạt rất bền vững, di chuyển với tốc độ gần bằng ánh sáng. Mọi cố gắng bắt giữ hạt này đến nay đều thất bại. Các nhà khoa học cho rằng, phát hiện các hạt quark lạ là bước ngoặt lớn trong việc giải đáp nhiều điều bí ẩn về bản chất của vật chất tối - loại vật chất chiếm tới 90% khối lượng vũ trụ.

Minh Hy (theo Cosmiverse)

18- Sao quark - một dạng vật chất mới

12/4/2002

Một trong hai sao quark mới quan sát được bằng kính thiên văn Chandra.

 

 

 

 

Kính thiên văn vệ tinh Chandra mới quan sát được hai ngôi sao lạ đường kính vài kilomét, có khối lượng lớn gấp nhiều lần các ngôi sao khác. Theo phỏng đoán của các nhà khoa học Mỹ, chúng có thể được cấu thành từ các hạt quark - một dạng tồn tại hoàn toàn mới của vật chất trong thiên nhiên.

Trái đất và mặt trời được cấu thành từ các nguyên tử. Cấu trúc của nguyên tử gồm proton mang điện dương, neutron trung tính và electron mang điện âm. Electron chạy trên các quỹ đạo xung quanh hạt nhân (gồm proton và neutron). Giữa chúng là các khoảng trống rất lớn. Như vậy, cấu trúc nguyên tử thực ra là một cấu trúc "xốp", và vật chất của trái đất là mặt trời thuộc loại "nhẹ". 

Tuy nhiên trong các vụ nổ sao, cấu trúc nguyên tử có thể bị phá vỡ, tạo thành các khối "vật chất nặng" từ các hạt nhỏ hơn nguyên tử. Một trong những dạng tồn tại phổ biến của vật chất nặng là sao neutron. Đến nay, những sao này (gồm các hạt neutron xếp sát nhau) là các cấu trúc vật chất dày đặc nhất trong vũ trụ. Một thìa nhỏ neutron có khối lượng khoảng 1 tỷ tấn.

Trên thực tế, proton và neutron còn có thể phân chia thành các hạt hạ nguyên tử (subatomic), hay còn gọi là các hạt quark. Ở sao neutron, giữa các quark còn có khoảng trống do tương tác điện từ giữa chúng.

Tuy nhiên, theo phỏng đoán của các khoa học, tại hai ngôi sao mới quan sát được thì các quark này thuộc loại quark "lạ", và chúng có thể xếp sát với nhau. Nếu đúng vậy thì đây là dạng vật chất nặng nhất mà người ta từng quan sát được.

Minh Hy (theo dpa)

19- Phát hiện một thiên hà tí hon ở rất xa

6/10/2001

Ảnh bên trái là toàn cảnh của Abell 2218 chụp năm 1999. Ảnh nhỏ góc trên, bên phải chứa hai điểm đỏ là ảnh của thiên hà mới chụp qua thấu kính Abell 2218.

Thiên hà xa xôi nhìn từ trái đất.

 

 

 

 

Đây có thể là thiên hà xa nhất mà con người từng biết tới, nằm cách trái đất khoảng 13,4 tỷ năm ánh sáng. Để nhìn thấy nó, người ta phải nhờ đến thấu kính hấp dẫn - chùm thiên hà Abell 2218 (tương tự như một loại kính lúp trong tự nhiên), phóng đại ánh sáng của thiên hà này lên 30 lần.

Thấu kính hấp dẫn là một dạng hiệu ứng quang học trong vũ trụ. Nó bao gồm một chùm vật thể mà khi nhìn qua đó, người ta thấy được các thiên hà, vật thể khác ở phía xa hơn.

Một nhóm các nhà thiên văn quốc tế đã khám phá ra hiện tượng "thấu kính hấp dẫn" khi quan sát thấy 6 ảnh của cùng một thiên hà. Hiện tượng này sinh ra do tác động của lực hấp dẫn từ cụm ba thiên hà khác nằm giữa giữa thiên hà xa lắc kia và trái đất.

Thấu kính hấp dẫn (gravitational lens), được dự đoán lần đầu tiên bởi Albert Einstein, là một hiện tượng đặc biệt cho phép các nhà khoa học thăm dò các vùng xa xôi trong vũ trụ chi tiết hơn theo cách thông thường.

"Thấu kính hẫp dẫn" lần này có tên là CLASS B1359+154. Nó bao gồm một thiên hà nằm cách chúng ta hơn 11 tỷ năm ánh sáng, trong chòm sao Bootes. Nằm giữa thiên hà này và trái đất là một chùm ba thiên hà khác, cách chúng ta hơn 7 tỷ năm ánh sáng.

Lực hấp dẫn của chùm ba thiên hà ở giữa khiến ánh sáng và sóng radio từ thiên hà đơn tới trái đất bị chệch hướng. Và thay vì một ảnh, các kính thiên văn của chúng ta lại "nhìn ra" có tới 6 thiên hà. 4 trong số đó nằm bên ngoài vùng tam giác tạo thành bởi ba thiên hà trung gian, hai ảnh còn lại nằm bên trong vùng đó.

"Hệ thấu kính này là trường hợp nghiên cứu rất thú vị vì nó phức tạp hơn các thấu kính được tạo ra bởi những thiên hà đơn, và lại đơn giản hơn các thấu kính được tạo ra bởi một nhóm lớn các thiên hà”, Chris Kochanek, của Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, Mỹ, cho biết.

B1359+154 được một nhóm thiên văn quốc tế phát hiện ra năm 1999. Các nhà nghiên cứu hy vọng thấu kính vũ trụ 6 chiều này sẽ tiết lộ những thông tin mới về sự tương tác giữa các thiên hà.

B.H. (theo BBC

20- NASA kết nối hai kính thiên văn khổng lồ

16/3/2001

"2 trong 1" sẽ giúp quan sát rõ hơn.

 

 

 

 

Mới đây, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã lắp ghép thành công 2 kính thiên văn lớn nhất thế giới thành một thiết bị duy nhất có đường kính lên tới 85 m. Thiết bị này mang tên Dụng cụ đo giao thoa Keck, được đặt tại Mauna Kea ở Hawaii.  

“Kết hợp thành công ánh sáng từ 2 kính thiên văn lớn nhất thế giới là một tiến bộ khoa học vượt bậc. Nó sẽ mở ra khả năng thu thập được các hình ảnh về vũ trụ rõ nét nhất từ trước đến nay”, nhà nghiên cứu thiên văn của NASA, Anne Kinney, cho biết.

Đêm 12/3, Kech đã tạo ra được bức ảnh tổng hợp về HD61294, một ngôi sao mờ nhạt trong chòm sao Lynx. Chùm sáng do 2 kính thu nhận về được giao thoa với nhau và chiếu vào một camera. Nhờ sự kết hợp này, các nhiễu hình ảnh do tầng khí quyển trái đất gây ra đã bị loại bỏ, ảnh thu được trở nên rõ nét hơn.

NASA sẽ tiếp tục kiểm tra cặp kính này trong vài tháng tới, trước khi sử dụng nó vào nhiều nhiệm vụ khác nhau. Một trong số đó là tiếp tục tìm kiếm các hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta.

Từ năm 1995, các nhà thiên văn đã tìm thấy hơn 50 hành tinh quay quanh các ngôi sao khác. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, họ chỉ có thể tìm được các hành tinh cực lớn cỡ sao Mộc, nằm gần với các mặt trời “phụ huynh” của chúng. Nhờ Keck, các nhà khoa học sẽ phát hiện được các hành tinh nằm xa hơn - các hành tinh có nhiều khả năng nuôi dưỡng sự sống.

Với việc kết nối thành công này, dụng cụ đo giao thoa của NASA đã đi vào hoạt động trước một dự án tương tự ở châu Âu - Dự án về Kính thiên văn cực lớn (VLT) tại Đài Quan sát của Tây Âu đặt tại Chile. VLT bao gồm 4 kính thiên văn cỡ 8,5 m. Hiện 3 trong số đó đã đi vào hoạt động.

B.H (theo BBC)

21- Discovery tránh rác vũ trụ

15/3/2001

Trạm ISS với mô đun Leonardo ở bên cạnh.

 

 

 

 

Hôm qua (14/3), James Wetherbee, chỉ huy tàu con thoi Discovery, đã phải cho phóng các tên lửa định hướng của tàu sớm hơn kế hoạch một chút để nâng tàu con thoi và Trạm Không gian Quốc tế gắn kèm với nó lên cao, vượt ra khỏi đường đi của một vật thể (rác) lơ lửng trong vũ trụ.

 

“Rác” này chính là một thiết bị giống như cái mỏ cặp, cho phép các nhà du hành gắn mình vào cánh tay robot của tàu con thoi khi đi ra ngoài không gian. Nó đã bị James Voss đánh rơi trong chuyến ra ngoài hôm 11/3.

 

“Nó đã rời xa chúng tôi ngay trong chuyến ra ngoài không gian đầu tiên”, phát ngôn viên của NASA, Eileen Hawley cho biết. Nhưng thiết bị nặng chưa đầy 5 kg này không đi xa hẳn khỏi tàu. Nếu quỹ đạo của Discovery không được nâng lên, mẩu "rác" trên sẽ đi ngang qua Trạm Không gian Quốc tế chưa đầy 60 m, khoảng cách này là quá nguy hiểm.

Hawley cho biết, theo chương trình tàu con thoi sẽ nâng quỹ đạo 3 lần để đưa trạm vào quỹ đạo phù hợp.

B.H (theo CNN, 15/3)

22- Hố đen từng thống trị vũ trụ

14/3/2001

Các hố đen trong vũ trụ "nhìn" bằng tia X.

 

 

 

 

 

 

Hàng trăm tỷ hố đen có thể đã lấp đầy vũ trụ ở buổi “bình minh” của nó. Những hố đen khổng lồ này “nuốt chửng” khí, bụi và cả các ngôi sao, đồng thời phát ra vô số chùm tia X đi chu du qua vũ trụ trong hàng tỷ năm.

Điều này được các nhà khoa học Mỹ công bố hôm qua (13/3, tại sở chỉ huy của NASA.

Bức tranh trên là một cảnh về buổi sơ khai của vũ trụ được Chandar, Đài thiên văn tia X đang quay trên quỹ đạo, chụp từ một khu vực nhỏ trên bầu trời. Trong chuyến thám hiểm dài ngày của mình, Chandra đã thu nhận được các dòng tia X yếu ớt cách xa nó hơn 12 tỷ năm ánh sáng.

“Dữ liệu của Chandra cho thấy trong quá khứ, những hố đen khổng lồ đã hoạt động mạnh hơn hiện nay rất nhiều”, Riccardo Giacconi, nhà Thiên văn học tại Đại học Johns Hopkins, cho biết. Và “nếu bạn nhìn lên bầu trời bằng con mắt tia X, bạn sẽ không nhìn thấy gì ngoại trừ các hố đen”, Bruce, Giáo sư Thiên văn học tại Đại học Washington giải thích thêm.

Chụp ảnh tia X phát ra từ các hố đen

Hố đen đã được đề cập rất nhiều trong các giả thuyết. Chúng là các thiên thể khổng lồ trong vũ trụ có sức hút mãnh liệt đến nỗi không có vật nào, kể cả ánh sáng, thoát được ra ngoài. Vì hố đen không cho ánh sáng phát ra, người ta chỉ tìm thấy chúng nhờ hiệu ứng mà chúng tạo ra trên lớp khí bụi và các ngôi sao xung quanh. Trước khi bị hút vào lỗ đen, vật chất được tăng tốc đạt tới gần tốc độ ánh sáng, làm khu vực này nóng lên hàng triệu độ và giải phóng ra các chùm tia X.

Nhờ chụp được ảnh các chùm tia X mờ nhạt này, Chandra đã xác nhận giả thuyết cho rằng vũ trụ buổi ban đầu tràn ngập các hố đen hoạt động và các hố đen đó đã phát ra tia X xuyên qua vũ trụ. Một nhà thiên văn cho biết “Chúng tôi sử dụng tia X để lội ngược thời gian, trở về thời điểm cách đây vài tỷ năm. Chúng tôi thấy rằng vũ trụ đã bị thống trị bởi các hố đen khổng lồ”.

Căn cứ vào mật độ hố đen mà Chandra tìm được trong một khoảng nhỏ trên bầu trời, người ta ước tính có khoảng 300 triệu thiên thể tương tự trong phạm vi của kính thiên văn. Và trên toàn bầu trời có hàng trăm tỷ hố đen như thế.

B.H (theo AP)

 

23- Ánh sáng vĩnh hằng trên mặt trăng

21/3/2004

Những vùng trên mặt trăng không bao giờ tối.

 

Các nhà thiên văn đã tìm thấy những vùng trên xứ sở của chị Hằng mà ở đó ánh mặt trời không bao giờ tắt. Đó là 4 khu vực trên rìa miệng hố Peary rộng 73 km trên cực Bắc mặt trăng.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi tiến sĩ Ben Bussey thuộc Đại học Johns Hopkins ở Mỹ, đã xem xét các bức ảnh chụp cực mặt trăng do tàu thăm dò Clementine chụp năm 1994. Họ tạo ra một bộ phim thể hiện sự thay đổi độ chiếu sáng trên các vùng trong một tháng.

Trục tự quay của mặt trăng nghiêng khoảng 1,5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời. Kết quả là mặt trăng có mùa ngắn hơn trên trái đất, và qua mỗi mùa, điều kiện chiếu sáng lại thay đổi đáng kể tại các cực của nó. Có những đáy hố và thành miệng hố hướng về cực không bao giờ được đón ánh mặt trời.

Giới nghiên cứu từng tin rằng, không có nơi nào trên mặt trăng được chiếu sáng mãi mãi - mặc dù một số công trình đã xác định được vài điểm trên cực Bắc sáng trong 95% thời gian. Tuy nhiên, phân tích của nhóm thuộc Đại học Johns Hopkins cho thấy, kết luận này có thể là quá vội vàng.

Không giống như ở cực Nam của mặt trăng, nơi không có ngọn núi nào sáng vĩnh viễn, cực bắc có những đỉnh được mặt trời chiếu rọi triền miên - ít nhất là trong mùa hè mặt trăng.

Phát biểu tại Hội thảo khoa học Hành tinh và Mặt trăng ở Houston, Texas, Ben Bussey cảnh báo rằng, việc chiếu sáng vĩnh viễn có thể là một hiệu ứng theo mùa mà sẽ biến mất trong mùa đông (vì chúng ta chưa có dữ liệu vào mùa đó).

Phát hiện về vùng sáng thường xuyên này khiến cho cực Bắc mặt trăng trở thành một địa điểm thú vị để thám hiểm và để đặt trạm nghiên cứu đầu tiên trên vệ tinh này.

B.H. (theo BBC)

24- Lý giải từ trường bí ẩn của sao Hải Vương, Thiên Vương

11/03/2004   

 
 

Hai hành tinh áp chót trong hệ mặt trời cũng có từ trường, nhưng lại phân bố rất trái khoáy so với từ trường trên trái đất. Các nhà khoa học Mỹ nay đã có lời giải cho hiện tượng đó.

Hầu hết các hành tinh đều có từ trường lưỡng cực, với một cực nam và một cực bắc nằm cách đều qua trục ảo nối giữa hai cực địa lý của nó.

Sao Hải Vương và hàng xóm Thiên Vương của nó có từ trường khác biệt với hầu hết các hành tinh trong thái dương hệ.

 

Từ trường của trái đất nằm lệch 11 độ so với cực địa lý, trong khi của Mộc tinh chếch 10 độ. Rất nhiều hành tinh khác cũng có đặc điểm tương tự như vậy, như hành tinh khí khổng lồ Mộc tinh, Thổ tinh, mặt trăng Ganymede của Mộc tinh và có thể cả sao Thủy.

Song với sao Hải Vương và Thiên Vương, đường sức từ lại không chạy về hai cực mà xiên theo những góc lộn xộn, cách tương ứng 47 và 59 độ so với trục địa lý.

10 năm trước, các nhà khoa học từng phỏng đoán rằng hiện tượng dị thường đó là kết quả của quá trình tuần hoàn trong lớp vỏ mỏng của hành tinh (chứ không phải ở lớp thạch quyển sát gần nhân như trên trái đất). Lớp vỏ này là một tầng "băng" lỏng tích điện, tạo bởi nước, methane, ammoni và hydro sunphit.

Sabine Stanley và giáo sư Jeremy Bloxham từ Đại học Harvard nay đã thử nghiệm giả thuyết trên một mô hình toán học, và chỉ ra rằng sự đối lưu trong lớp vỏ băng mỏng quả thực là căn nguyên tạo nên từ trường đặc biệt của hai thiên thể. Họ nhận định từ trường này được sinh ra do các dao động lỏng phức tạp trong những vùng dẫn điện của hành tinh.

Trong khi đó trên trái đất, chuyển động của lớp nhân lỏng bên ngoài mới làm phát sinh từ trường.

B.H. ABConline

 

25- Tiểu hành tinh' thứ 10 lạnh lẽo và xa xôi nhất

16/03/2004  

 
 

Thông báo chính thức chiều qua của Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, thiên thể mới được tìm thấy là thế giới tối tăm và băng giá nhất trong thái dương hệ. Nó nhỏ hơn Diêm Vương tinh chút xíu và ở khoảng cách xa gấp đôi.

"Tiểu hành tinh" mới (được đặt tên là Sedna, theo tên nữ thần Inuit, người đã tạo ra các sinh vật trên biển Bắc cực) nằm cách mặt trời hơn 13 tỷ km và nhiệt độ của nó chưa bao giờ vượt quá âm 240 độ C.

Phác thảo về tiểu hành tinh Sedna, phía xa là mặt trời

 

 

"Mặt trời nhìn từ khoảng cách này nhỏ đến mức bạn có thể nhầm nó với đầu một cái đinh ghim", Mike Brown, một nhà thiên văn tại Viện Công nghệ California, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

 

Sedna đồng thời cũng là một trong những vật thể đỏ nhất trong thái dương hệ, chỉ thua kém Hoả tinh. Phải mất 10.500 năm trái đất nó mới chạy hết một vòng quỹ đạo hình elip xung quanh mặt trời.

Brown và các nhà thiên văn khác đã phát hiện ra Sedna hôm 14/11 năm ngoái, trong một cuộc điều tra vùng ngoài hệ mặt trời. Khi quan sát sâu vào không gian, họ nhận thấy các ngôi sao và các vật thể vũ trụ đứng yên khác, cùng với một vật thể chuyển động rất chậm mà về sau được gọi là Sedna

 

Vị trí của Sedna trong hệ mặt trời: Từ trong ra lần lượt là mặt trời và các hành tinh bên trong, sao Mộc (Jupiter), sao Thổ (Saturn), sao Thiên Vương (Uranus), sao Hải Vương (Neptune), sao Diêm Vương (Pluto) và Sedna. Con số đi kèm với mỗi hành tinh là khoảng cách từ đó đến mặt trời, tính theo đơn vị AU.

 

 

Các ngôi sao và vật thể ngoài hệ mặt trời thường ở quá xa, nên với người quan sát trên trái đất chúng gần như bất động. Vì thế, chúng được các nhà thiên văn sử dụng làm nền để quan sát chuyển động của các vật thể gần hơn trong hệ mặt trời - ND.

"Bất cứ thứ gì chuyển động rất chậm băng ngang qua bầu trời, chúng tôi biết rằng đó phải là một thành phần của hệ mặt trời: một vệ tinh, một hành tinh hay một tiểu hành tinh", Brown cho biết. "Nhưng đây là vật thể chuyển động chậm nhất từng được nhìn thấy trong không gian, và chúng tôi biết nó phải nằm ở rất xa".

Sedna tự quay quanh mình một vòng hết 40 ngày - một chuyển động chậm đến mức các nhà thiên văn dự đoán có một mặt trăng đang kìm hãm tốc độ quay của nó. Để kiểm nghiệm điều này, Brown và cộng sự đã sử dụng Đài thiên văn vũ trụ Hubble để quan sát.

26- Tiểu hành tinh, không phải là hành tinh

 
 

Brian Marsden, giám đốc trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, nhận xét Sedna là một phần của hệ mặt trời, nhưng không có nghĩa là một hành tinh.

Kích cỡ của Sedna so với trái đất, mặt trăng, sao Thuỷ và sao Diêm Vương.  

"Tôi cho rằng sẽ là sai lầm nếu gọi nó là hành tinh thứ 10. Giống như thể lầm lẫn trong việc gọi sao Diêm Vương là hành tinh thứ 9 vậy", Marsden nói.

Để được xếp vào dạng hành tinh, các vật thể vũ trụ phải đạt đến một kích cỡ nào đó, và Diêm Vương tinh ở giới hạn dưới của kích cỡ này, Marsden nhận xét. Ông cảm thấy sao Diêm Vương không đạt tiêu chuẩn - quỹ đạo của nó không tròn mà cũng chẳng thuộc cùng một mặt phẳng với quỹ đạo của các hành tinh khác trong hệ.

Vì Sedna nhỏ hơn (bằng 3/4) và lệch tâm hơn so với sao Diêm Vương, Marsden nghi ngờ về thứ hạng hành tinh của nó. Brown đồng ý với đánh giá này, và thậm chí cả với quan điểm của Marsden cho rằng Diêm Vương tinh không phải là hành tinh.

Thứ hai, 15/3/2004, 15:49 GMT+7

27- Tìm thấy hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời?

 

Nằm xa hơn bất cứ hành tinh nào khác trong thái dương hệ, thiên thể vừa phát hiện có đường kính lớn xấp xỉ sao Diêm Vương (2.500 km), và được gọi là Sedna, theo tên nữ thần biển Inuit.

Kính thiên văn vũ trụ Spitzer đã phát hiện ra vật thể này.

 

 

Phát hiện rất có thể lại làm dấy lên một cuộc tranh cãi về việc có nên xếp nó là một hành tinh thực sự hay không, bởi nếu đúng, người ta sẽ phải định nghĩa lại về hệ mặt trời

Sedna là vật thể lớn nhất được tìm thấy bay quanh mặt trời kể từ sau phát hiện ra sao Diêm Vương năm 1930. Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn không chắc lắm về kích cỡ của nó. Một nhà thiên văn cho biết nó thậm chí có thể còn "bự" hơn cả Diêm Vương tinh - vốn đã được liệt vào diện hành tinh.

Thiên thể này được tìm thấy trong một cuộc khảo sát do tiến sĩ Michael Brown, thuộc Viện công nghệ California, đứng đầu tiến hành. Những tính toán sơ bộ cho thấy nó nằm cách trái đất khoảng 10 tỷ km, trong vành đai Kuiper (vùng biên hệ mặt trời, phía ngoài sao Hải Vương, có dạng đĩa với vô số thiên thể băng).

Điều quan trọng của Sedna là ở chỗ nó là vật thể đầu tiên được tìm thấy bay trên một quỹ đạo thường gặp, trong khi các thiên thể khá lớn khác như Quaoar và Vanura cũng xuất phát từ vành đai Kuiper, nhưng lại đi lạc sang các quỹ đạo khác nhau.

Một nhóm các nhà thiên văn tin rằng sao Diêm Vương cũng không phải là một hành tinh thực sự, mà chỉ là một vật thể lớn nhất trong vô số các vật thể tí hon ở vùng ngoài của hệ mặt trời mà thôi.

Chi tiết về phát hiện này sẽ được Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA công bố chiều nay

B.H.  Reuters

28- Trái đất từng là một quả cầu tuyết khổng lồ

18/03/2004  

 

Sự tan vỡ của những mảng lục địa cổ đại đã biến trái đất thành một địa ngục băng hà kéo dài trong hàng triệu năm. Trên quả cầu tuyết này, băng bao phủ mọi lục địa và biển đóng băng cho đến tận đường xích đạo - một hiện tượng xảy ra ít nhất 2 lần trong khoảng 800-550 triệu năm trước.

Thời kỳ Băng Hà dường như vô tận này đã được mở ra như thế nào đến nay vẫn là một điều bí ẩn. Trước đó, một số nhà khoa học cho rằng mặt trời đột ngột bị lạnh đi trong một khoảng thời gian, hoặc trái đất bị nghiêng trên trục của nó làm cho sức nóng mặt trời bị suy giảm. Nhưng nghiên cứu mới nhất do các chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia của Pháp (CNRS) và Đại học Florida (Mỹ) thực hiện, đã mở ra tia sáng về một giả thuyết ít được để mắt tới: những cú lắc giật địa chất đã xé rách bề mặt trái đất và tạo nên một hiệu ứng nhà băng.

Vào thời điểm đó, các lục địa ngày nay gắn kết thành một siêu lục địa gọi là Rodinia, một thực thể rộng lớn đến nỗi mưa từ biển không thể vào sâu trong lục địa. Khi Rodinia bị xé tách thành các mảnh nhỏ, lượng mưa đã thay đổi một cách nhanh chóng. Mưa rơi xuống những hòn đá bazan mới được phun lên từ miệng núi lửa và tạo ra một phản ứng giữa nước và canxi silicat. Trong đó, CO2 được tách ra khỏi không khí và cô lập thành canxi carbonate, sau đó rửa trôi ra biển.

Mô hình máy tính ngày nay cho thấy việc hút khí nhà kính CO2 ra khỏi không khí đã gây nên đợt đông lạnh kinh hoàng. Nó ngược lại với hiệu ứng nhà kính, khi mà lượng CO2 tăng lên làm nóng trái đất.

Theo sự mô phỏng thì trước khi Rodinia tan vỡ khoảng 800 triệu năm trước, hàm lượng CO2 trong khí quyển là 1.830 phần triệu (ppm), và nhiệt độ toàn cầu trung bình là 10,8 độ C. Đến thời điểm Rodinia tan vỡ, 50 triệu năm sau, bức tranh đã hoàn toàn khác. Hàm lượng CO2 là 510 ppm và nhiệt độ trung bình là 2 độ C.

"Sự thay đổi địa chất đã tạo ra một sự chuyển dịch ghê gớm từ khí hậu nhà kính tới khí hậu nhà băng trong kỷ Đại nguyên sinh mới. Kết hợp với phản ứng giữa đá và mưa đã biến trái đất thành một quả cầu tuyết khổng lồ", các nhà khoa học kết luận.

Minh Thi ABC Online 

 

29- Phát hiện thiên hà ở xa 15,5 tỷ năm ánh sáng

Vị trí của thiên hà (mũi tên) trong bức ảnh của kính thiên văn Keck

 

 

 

 

Có sự giúp đỡ của chiếc kính thiên văn Keck ở Hawaii, người ta mới quan sát được ánh sáng rất yếu của thiên hà xa "khó tưởng tượng" này. Phát hiện có thể làm thay đổi lịch sử vũ trụ, bởi vì đến nay các nhà khoa học vẫn cho rằng, vụ nổ Big Bang chỉ xảy ra cách đây khoảng trên 13 tỷ năm.

Sự có mặt của thiên hà cách xa 15,5 tỷ năm ánh sáng cho thấy, Big Bang phải xảy ra cách đây ít nhất 16 tỷ năm

Thiên hà mới quan sát được đã xuất hiện ở thời điểm mà những ngôi sao đầu tiên ra đời. Đây là khoảng thời gian "tối tăm" trong kho kiến thức của loài người về lịch sử vũ trụ. "Đến nay, người ta hầu như chưa biết gì về vũ trụ trong khoảng 1 tỷ năm đầu tiên", bà Esther Hu, trưởng nhóm nghiên cứu, nói

 
 

Phân tích ánh sáng thu được, các nhà khoa học cho rằng, thiên hà này gồm các chuẩn tinh phát sáng mạnh xen giữa những đám mây khí sôi sục. Theo Hu, phát hiện này khiến người ta phải "đẩy lùi ngày sinh của vũ trụ thêm ít nhất là 2 tỷ năm".

Thành tựu cũng cho phép các nhà khoa học giả định rằng còn có những thiên hà xa hơn nữa có thể được phát hiện bằng kính thiên văn Keck

Ảnh chụp thiên hà phóng to.

Minh Hy (theo CNN  9/3/2002)