Qua Pháp học

 Nhã Chân                          ngày 08 tháng  04 năm 2004                     
 
   

Các  bạn  trẻ thân mến,

Chắc  hẳn các  bạn  đều hiểu tại sao chúng  tôi cố ý để  những  thông  báo nguyên văn  mà  không dịch ra tiếng  Việt. Bởi vì  khi một sinh viên  muốn có  học  bỗng  đến  một nước nào đó trên thế giới, người đó  ít nhất phải hiểu tiếng  nói mà  trường  đại học đó dùng. Cho nên điều tiên quyết là  các  bạn  phải thông thạo ngôn ngữ  mà  bạn  phải dùng đến. Cách đây chưa tới hai tháng có hai cô gái từ  Việt Nam qua Paris bằng đường du lịch 3 tháng.   Ðầu tiên  họ được  giới thiệu chỗ ở  với giá  cắt cổ là  600 euros  một phòng trong  căn  nhà  tư nhân thuê với giá 450 euros  1 tháng (người giới thiệu nhận huê hồng  của  người cho thuê  phòng). Mỗi cô gái Việt phải trả  450 euros tiền  học  tiếng Pháp cho 2 tháng. Ngoài những chi phí  kể trên  hai cô còn  phải lo tiền  ăn  và  những chi phí  khác. Hai cô được giới thiệu đến  Mission locale, để  nhờ  giúp đỡ  (xin  chèques mobilité để  mua  vé xe  công cộng, hỏi tin tức việc  làm phụ để  có thêm tiền túi và mọi  chỉ dẫn khác... ) thì  may gặp được  một người Việt làm trong đó tận tình giúp đỡ. Nhưng  hai tuần sau cô gái có bằng du lịch ở  Việt Nam đổi vé  máy bay trở về nước. Lý do: cô đi học  mà  chẳng  hiểu thầy giáo nói gì. Tiền  nhà  đắt hơn  bình thường  vì những  người dám cho  các cô thuê  họ đòi tiền thuê nhà rất cao. Bên  Pháp muốn  thuê nhà  phải có việc  làm và  phải có CDI (Contrat de travail à Durée  Indéterminée). Tiền thuê  nhà  không được quá  30% số lương  NET (tức  là  lương  BRUT trừ khoảng 20% charges). Thí dụ  lương SMIC (Salaire Minimun Inter professionnel de Croissance) là  lương thấp nhất , lương  brut là  1090,51 euros/tháng. Nghĩa  là những  nguời có  lương SMIC chỉ  được thuê  appartement  nào với giá   ít hơn  300 euros / tháng. Nhưng  giá này rất khó  kiếm, chỉ  mướn được một phòng nhỏ ở  Paris. Còn  những  ai không  có thẻ  lương CDI thì  không  ai cho thuê cả.  Ðó là trường hợp những  sinh viên  ngoại quốc  mới qua. Tôi biết trường  hợp một người Việt có  học  lớp kỹ sư Robotique giành cho người đi làm (formation, chứ không  phải là sinh viên thuần túy). Lúc  trước  ngành này rất nhiều hãng  mướn.  Và  lương  rất cao. Người  này mua  nhà và  sống  rất sung túc  với vợ và hai con. Sau đó thất nghiệp nên  bị vợ  li dị.  Không có  tiền để  trả  nhà  băng  nên  bị  nhà  băng niêm phong  nhà và bán đấu giá. Ông  trở thành SDF (Sans  Domicile Fixe) xin  ở  nhờ  nhà  bạn  mỗi người vài ngày. Thật buồn. Ở đây muốn có việc  làm  phải có địa chỉ.  Muốn có  địa chỉ phải thuê nhà. Muốn thuê nhà phải có  thẻ  lương. và... muốn có thẻ  lương  phải ... đi làm. Ðó là cái vòng lẩn quẩn không  lối thoát. Do đó các  bạn  nào muốn đi du học thì  phải chịu khó học trước sinh ngữ  ở  nhà, tập nghe, đọc  và  nói. Ðừng  nên qua  mà  không có chữ  nào trong bụng rất dễ chán  nản. Nếu có ý định qua  Pháp dưới statut  du lịch để  học thì  không  nên, vì  sẽ không  được chính phủ giúp đỡ. Hãy học  sao cho thật xuất sắc để  được  học bỗng. Vì  các  bạn sẽ  được  nhiều lợi thế hơn. Hay ít ra  xin chính phủ  pháp cho đi du học tự túc. Dưới dạng này, sinh viên  hưởng  nhiều quyền  lợi vì được chính phủ  trợ cấp một phần tiền  nhà  và  học  phí.

Nào! Chúng  ta hãy gắng  học!

 

==========================================

Tài liệu sưu tầm các báo
 

VISA - nỗi băn khoăn của nhiều bạn trẻ muốn đi du học Pháp

Như thường lệ, một năm một lần, tổ chức EduFrance kết hợp với Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm du học Pháp tại 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một triển lãm có quy mô lớn, với sự có mặt của rất nhiều truờng Đại Học của Pháp, sang Việt Nam với mục đích chính là quảng bá nền giáo dục Pháp, thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Pháp...


I- PHÁP - NỀN GIÁO DỤC MỞ RỘNG CHO SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI

Hiện nay các cơ sở Đào Tạo của Pháp đang đón tiếp gần 220 000 sinh viên quốc tế và kết quả đó đã đưa Pháp lên hàng thứ 3 trên thế giới trong lĩnh vực này, trong vài năm gần đây số lượng sinh viên Việt nam học tại Pháp tăng mạnh mẽ từ 1200 sinh viên năm học 1999- 2000 đến 2500 sinh viên năm học 2002-2003, mức tăng gần 40 % trong năm qua, nhưng vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với lượng sinh viên đến từ các nước Châu Á khác.

Đại sứ Đặc Mệnh Pháp phát biểu tại triển lãm


Trong bài diễn văn khai mac triển lãm, ông Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền Pháp tại Việt Nam Antoine Pouillieute đã khẳng định rõ thiện chí trong việc nước Pháp sẵn sàng tiếp đón các bạn trẻ Việt Nam sang du học.

Du Học Pháp, tại sao?

Tại triển lãm, ông Laurent Gillard, phụ trách Châu Á của tổ chức EduFrance, đã nêu lên những thuận lợi khi đi du học tại Pháp. Và thực tế đã chứng minh rằng Giáo dục Pháp là một trong những nền giáo dục tốt và đa dạng nhất thế giới với hệ thống các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín trên thế giới.

· Tất cả học sinh có bằng tú tài đều có quyền đăng kí vào các cơ sở đào tạo tại Pháp.

· Pháp là một trong những quốc gia có mức chi phí cho cuộc sống rẻ nhất Châu Âu. Sinh viên có thể hưởng những điều kiện sống thuận lợi: nhà ăn sinh viên và những ưu đãi khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và giải trí.

· Việc đưa vào hệ thống bằng cấp mới được chia theo khoảng thời gian đào tạo 3-5-8 tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên trong việc chuyển tiếp giữa các trường, các thành phố hoặc các nước trong khu vực Châu Âu. Các bằng cấp này được công nhận tai các nước trong cộng đồng Châu Âu.



II - ĐẠI SỨ QUÁN PHÁP HẠN CHẾ VISA DU HỌC PHÁP?

Rất nhiều bậc phụ huynh, các bạn học sinh, sinh viên thắc mắc: “Tại sao mở triển lãm du học, nói là mở cửa, quảng cáo rầm rộ thế mà lại không cấp VISA cho chúng tôi đi học?”

Với con số 2500 sinh viên được cấp visa du học Pháp năm 2002-2003 chỉ chiếm 1% con số sinh viên quốc tế tại Pháp.Vì vậy chính phủ Pháp rất ủng hộ và khuyến khích việc đi du học của học sinh, sinh viên Việt nam. Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trong một vài tháng trở lại đây số lượng HS, SV nhận được VISA giảm đi rất nhiều so với thời gian trước đây.

Triển lãm du học được tổ chức với mục đích thu hút nhân tài, những người có năng lực, có động cơ nghiêm túc có mục đích, kế hoạch rõ ràng. Đối với những bạn trẻ không sẵn sàng thích nghi với một phong cách sống và học tập mới, cường độ học tập cao đòi hỏi tính tự lực, năng động, sáng tạo thì rất khó theo đuổi việc học tập ở Pháp. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, thậm chí chỉ một vài tháng trước thôi, cùng với việc mở cửa cho sinh viên quốc tế là việc cấp Visa một cách dễ dàng đã khiến cho nhiều bạn trẻ nghĩ rằng sang Pháp học là điều đơn giản mà không luờng hết được những khó khăn.

Thứ nhất, nếu bạn không phải là người nhanh nhẹn, bạo dạn, ham học hỏi hoặc chưa thạo về tiếng thì trong thời gian đầu ở Pháp bạn sẽ gặp rất nhiều trở ngại do sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ.

Thứ hai, mọi chi tiêu ở Pháp đều đắt hơn so với Việt Nam, nếu bạn và gia đình không có kế hoạch tài chính thì dẫn đến việc thiếu tiền buộc bạn phải tự xoay sở. Đi làm thêm trong thời gian đầu ở Pháp hoặc làm cả vào ngày học khiến nhiều bạn chểnh mảng học tập, hoặc kéo dài thời gian học tiếng thành 2,3 năm gây tâm lý chán nản dễ phát sinh tiêu cực. Cũng có những bạn do lực học quá yếu không thể theo được, bỏ học đi làm và không ít bạn đã phải quay về nước.



III – LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐUỢC VISA?

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xác định được những bạn thực sự có đủ năng lực, ý chí và nghị lực đề theo học? Vấn đề không hề đơn giản đối với Đại Sứ Quán Pháp khi xem xét cấp Visa cho sinh viên. Và điều này cũng làm cho nhiều bạn có mục đích học tập thực sự lại không được cấp visa.

Cũng tại triển lãm Du học lần này, bà Dominique EVANNO, phó Tổng Lãnh Sự quán Pháp tại Việt Nam, phụ trách về việc cấp Visa cho biết rằng: Họ chỉ cấp visa cho những bạn có động cơ học tập nghiêm túc, và khát khao được học hỏi trao đổi văn hóa thực sự, điều này được thể hiện qua:

Trình độ tiếng pháp - yếu tố quyết định sự thành công của bạn
Khả năng tài chính - yếu tố đảm bảo cho việc học tập của bạn
Kế hoạch học tập rõ ràng chi tiết - thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo và ý thức học tập thực sự của bạn.
Tuy nhiên cũng còn nhiều yếu tố khác nữa. Do vậy, không thể coi đi du học là một việc đơn giản, nó đòi hỏi phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, công phu, phải dành nhiều thời gian. Kế hoạch du học của bạn sẽ thành công hơn nếu đươc chuẩn bị kỹ càng. Nếu bạn chưa đủ trình độ tiếng Pháp để liên hệ với các trường, bạn nên chọn cho mình một trung tâm tư vấn nhiệt tình, uy tín, chuyên nghiệp và am hiểu nền giáo dục Pháp. Luôn tâm huyết định hướng con đường học tập đúng đắn cho học sinh, cùng bạn xây dựng một kế hoạch hợp lý và hiệu quả.

Atlantic luôn tự hào vì cho đến nay chưa có học sinh nào sang Pháp ngoài mục đich học tập, và tỷ lệ vào đại học, cao học là 90%.



Để biết thêm mọi chi tiết về Du Học Pháp, bạn có thể liên theo địa chỉ:

Công ty tư vấn du học Đại Tây Dương:

Email: duhoc@atlantic-groups.net

Web: www.atlantic-groups.net

Tại Việt Nam

9c - 61/6 Lạc trung - Hai Ba Trưng - Hà Nội

Tel: (+84) 04 636 54 87

Fax: (+84) 04 636 57 98
Tại Pháp

5 Rue de Musset 75016 Paris

Tel: (+33) 01 42 30 72 14

Mobile:(+33) 06 13 14 65 99


 

http://www.egide.asso.fr/fr/programmes/eiffel/
http://www.gevf.org/forum//index.php?showt...t=0&#entry13255

www.radio-campus.org

http://www.edufrance.fr/
http://www.edufrance.fr/vietnam/

 

Contact
Égide - Programme Eiffel
28 rue de la Grange-aux-Belles
75010 Paris
Tél. : 01 40 40 59 07
Télécopie : 01 42 41 85 90
Mél. : eiffel@egide.asso.fr

 

Alliance Française HN
42 Phố Yết Kiêu - Hà Nội
Tél : (84-4) 942 29 70 - 942 39 71
Fax : (84-4) 942 4977
e-mail : alli@hn.vnn.vn

 

IDECAF Tp HCM
31 Thái Văn Lung, Quận 1 - T.P. Hồ Chí Minh
Tél : (84-8) 829 54 51
Fax : (84-8) 829 14 24
e-mail : sio.hn@laposte.net, espace.hochiminh@edufrance.fr
Contacts : Mme Karine BUSSELIER-FLICHY au (84-8) 827 43 54
ou Mlle Thai Ha au (84-8) 827 43 55
 

Consulat général de France Ho Chi Minh Ville
27 Nguyen Thi Minh Khai
Ho Chi Minh-Ville
Tel : [84] (2) 829-72-31 ou 35
Fax : [84] (2) 829-16-75
Phụ trách HS xin :
+ Visa : TRAN Thi Minh Cam, PHAM Thi Ngoc Yen
+ Bourses : NGUYEN Thi Mai Huong (hỏi điều kiện xin học bổng, ...)
+ Traductrice / Secrétaire : HUYNH Thi Thien Luong
 

 

PHÁP VÀ HỌC BỔNG ĐẠI HỌC

 

I - VÀI CON SỐ VỀ  VIỆC TIẾP ĐÓN SINH VIÊN NƯỚC

    NGOÀI TẠI PHÁP TRONG  NIÊN HỌC 2002 – 2003

Thống kê đầu tiên của Bộ Thanh Niên, Giáo Dục và Nghiên Cứu Pháp đã xác định một cách cụ thể về sự tiến triển trong việc tiếp đón sinh viên nước ngoài đến du học từ 4 năm qua.

 

Con số sinh viên nước ngoài được tiếp đón tại Pháp ngày một gia tăng :

 

180.418 sinh viên nước ngoài ghi danh tại các Đại Học Pháp, so với năm vừa qua đã gia tăng 13 % ,  47,6% so với năm 1998, năm đầu tiên hình thành chương trình của chính phủ Pháp nhằm mục đích thu hút các sinh viên nước ngoài theo đuổi học vấn Đại Học tại Pháp.

 

·       Nhịp độ theo tỷ lệ phát triển của những năm vừa qua :

    +13% (2002) , 12,6% (2001) , 9,5%(2000), 6%(1999).

 

·       Tỷ lệ những sinh viên nước ngoài so với dân số sinh viên  gia tăng, chủ  yếu vì sự  thuyên giảm nhân khẩu tại Pháp: Sinh viên nước ngoài chiếm 12,7% dân số sinh viên so với 11,3% của năm 2002.

 

·       Căn cứ theo khu vực địa lý, người ta đã nhận định được một dữ kiện quan trọng là :

Sư tiến bộ mạnh mẽ, so với tỷ lệ trung bình, của các sinh viên Á  Châu (+21,6) và Phi Châu (+14%) .

Tại Á Châu đặc biệt là các sinh viên Trung Quốc ,Việt Nam ; Tại Phi Châu là các quốc gia vùng Bắc Phi.

 

 

II - BẢNG PHÂN TÍCH SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI GHI

TÊN THEO HOC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI PHÁP

    

Zone de Texte: 1998 / 1999

 

Zone de Texte: 2002 / 2003

  

 

 

 

 

 

 

XXXX

SỐ

% SINH VIÊN

SỐ

% SINH VIÊN

% TRÊN

 

SINH VIÊN

NƯỚC NGOÀI

SINH VIÊN

NƯỚC NGOÀI

TỔNG SỐ S.V

 PHI CHÂU

59327

48,50%

93585

52%

6,50%

 ÂU CHÂU

37341

30,50%

44875

25%

3%

  Á CHÂU

16647

13,60%

29317

16,10%

2%

 MỸ CHÂU

8875

7,20%

12493

7%

0,80%

 TỔNG SỐ

122190

xxx

180270

xxx

xxx

 

Sinh viên các quốc gia ,theo học chu trình đầu tiên tại các Đại Học Pháp, gia tăng đều đặn là : Trung Quốc, Maroc, Sénégal, Việt Nam và Tunisie.

 

 

III - CHÍNH SÁCH HỢP TÁC GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT

 

Giáo dục và Huấn luyện là một trong những ưu tiên của chính phủ Pháp với 22% ngân sách quốc gia  hay là 7% sản lượng quốc gia.

 

Nước Pháp đã có những ưu điểm :

 

1-   Một kinh nghiệm đại học lâu đời luôn được bổ  xung ngày

    một phong phú hơn :  Đại Học Paris hiện diện ngay từ thế

    kỷ thứ XIII và tạo dựng những viện Đại Học mới trong

    khuôn khổ chương trình Đại Học 2000.

 

 

2- Truyền thống tiếp đón : 140.000 sinh viên nước ngoài, với  

     25.000 sinh viên mới được đón nhận mỗi năm.

 

Sự hỗ trợ trong công cuộc đào tạo nhân lực tại Việt Nam của chính phủ Pháp được thể hiện qua việc phát triển về những chương trình học bổng. Những chương trình đó đóng góp vào việc  thiết kế vế huấn luyện đặt căn bản trên sự hợp tác song phương và những phương tiện trực thuộc ngân sách :

·       140 thoả hiệp giữa các trường Đại Học Pháp và Việt Nam đã   được ký kết.

·       2.221 Sinh viên Việt Nam theo học tại các Đại Học Pháp.

·       574 Sinh viên trong số đó đã được cấp học bổng của                                                                                                           Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam.

·       35% ngân sách của cơ sở Hợp tác và Hoạt Động Văn  Hoá.

 

IV-CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG CỦA ĐẠI SỨ QUÁN   

     PHÁP TẠI VIỆT NAM        

Nhằm 2 muc đích : Đóng góp vào công cuộc huấn luyện những cán bộ Kỹ Thuật, Kinh Tế và Hành Chánh tại Việt Nam, những cộng tác viên tương lai của nước Pháp và trong hỗ trợ cho những kế hoạch hợp tác với Việt Nam về các lãnh vực Giáo Dục, Nghiên Cứu và Phát Triển.

Chương trình Học Bổng dành cho các sinh viên muốn theo đuổi học trình Cao Đẳng Đại Học (Cao Học và Tiến Sĩ) với kết quả tốt nghiệp chuyên môn hay trong lãnh vực nghiên cứu.

Sự tuyển lọc các thí sinh được thực hiện bởi một hội đồng giám khảo đặt căn bản trên những đức tính cá nhân của thí sinh và sự thích đáng của những dự án theo học.

110 hc bng mi được phân phát cho năm hc đại hc 2004/2005 hướng về những hoc trình Cao Học ( 3ème cycle ),

bằng sự phối hợp với những chương trình linh hoạt của các cơ  quan Pháp và những cấp điều hành khác như Agence Universitaire de la Francophonie, những tổ chức nghiên cứu tại Pháp, những tập đoàn lãnh thổ địa phương của Pháp, những cơ cấu ONG...

 

Mọi chi tiết xin liên lạc với :

 

Bureau des bourses et du suivi des boursiers
Service de coopération et d’action culturelle
Ambassade de France au Vietnam

57, Tran Hung Dao, Hanoi
Tél (844) 943 77 19
Fax (844) 943 96 55

Hanoi.bureau-bourses@diplomatie.fr