CHƯƠNG
II
NẤM
MỐC, NẤM NHÀY VÀ ĐỊA Y
Nấm mốc là giới của những
sinh vật dị dưỡng từng được
xem là thực vật v́ chúng có vách tế bào và
bào tử, nhưng hiện nay đă được
tách khỏi thực vật v́ đặc tính
dinh dưỡng của chúng.
Là sinh vật phân hủy, chúng cùng vi
khuẩn tham gia trong sự tuần hoàn vật
chất hữu cơ và vô cơ trong môi trường;
v́ vậy về mặt sinh thái học chúng có
vai tṛ quan trọng. Là
sinh vật kư sinh, chúng gây bệnh cho động
vật, kể cả con người và nhiều
bệnh cho thực vật; hàng năm gây
thiệt hại hàng tỉ đồng cho mùa màng.
Tuy nhiên, có một số Nấm mốc là
nguồn thực phẩm và dược phẩm.
Trong chương này, ngoài Nấm mốc
sẽ giới thiệu Nấm nhày, là một nhóm
phân biệt với Nấm bởi h́nh
dạng và Địa y là một dạng cộng
sinh giữa Nấm và Tảo.
I.
NẤM MỐC
a.
Cơ thể của Nấm Mốc
Cơ
thể của Nấm Mốc là khuẩn ty
thể (mycelium) là một khối gồm
những sợi đan xen với nhau được
gọi là sợi nấm hay khuẩn ty (hypha).
Khuẩn ty có vách bằng chitin,
một đường đa được t́m
thấy trong vỏ ngoài của giáp xác và
một số động vật khác. Chitin khác
celluloz, là chất trùng hợp của glucoz nó là
một đường có chứa nitơ,
acetylglucosamin, chất này là thành phần của
vách tế bào sơ hạch; điều này nói
lên quan hệ của Nấm mốc với Vi
khuẩn. Ở
một số khác có vách bằng celluloz, nói lên
quan hệ của Nấm với thực vật.
Ở một số Nấm mốc thuộc
Nấm bậc thấp, chất nguyên sinh thông thương
trong khuẩn ty không có vách ngăn, cấu
tạo đa nhân, được gọi là cộng
bào (coenocyte). Ở
Nấm bậc cao, có vách ngăn ngang, nhưng
vẫn có những lỗ cho phép tế bào
chất chảy qua và ngay cả nhân cũng có
thể xuyên qua lỗ từ tế bào này sang
tế bào khác.
Bào
tử nẩy mầm cho ra khuẩn ty, đầu
sợi tăng trưởng, phân nhánh nối
kết lại
tạo ra khuẩn ty thể (H́nh 1).
Sau giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng,
khuẩn ty mọc xuyên qua giá thể là giai đoạn
sinh sản. Trong
giai đoạn này, ở những Nấm bậc
cao khuẩn ty tạo ra thể quả (fruiting
body) như thể quả (tai) Nấm rơm.
Nấm mốc không có thể quả thường
được gọi
là mốc (mold) thường gặp trên bánh
ḿ cũ hay trái cây thối.
Nấm men (Yeast) và một số Nấm
mốc thủy sinh thường không có khuẩn
ty, nhưng trong một số điều kiện
môi trường chúng có dạng sợi nên cũng
được xếp vào Nấm mốc.
b.
Sự dinh dưỡng của Nấm mốc
Nấm
mốc sống dị dưỡng và hấp thu,
hay hoại sinh, cùng với vi khuẩn và
những nguyên sinh vật khác giữ vai tṛ
của sinh vật phân hủy.
Sinh vật hoại sinh tiết ra enzim tiêu hóa
vào trong mô thực vật và động vật
chết hay những sản phẩm hữu cơ
và sau đó hấp thu và sử dụng những
sản phẩm tiêu hóa như chất dinh dưỡng.
Cùng lúc đó, nhiều chất của mô
chết được giải phóng vào môi trường
dưới dạng khoáng là nguồn dinh dưỡng
cho những sinh vật khác.
Nấm mốc kư sinh sống trong cơ
thể sinh vật sống, sử dụng nội
dung của tế bào hay mô của kư chủ.
Thường chúng gây bệnh cho thực
vật và đôi khi cho cả động
vật.
Một
số Nấm mốc làm hư thực phẩm,
một số khác cung cấp thực phẩm như
Nấm rơm và Nấm cúc và các loài Nấm
tạo hương vị cho pho ma.
Nấm c̣n cho những sản phẩm
biến dưỡng, một số Nấm
được biết như Nấm men
được sử dụng làm bánh ḿ và
sản xuất các thức uống có rượu.
c. Sự
sinh sản của Nấm mốc
Hầu hết Nấm mốc sinh sản
rất nhanh bằng sự sinh sản vô tính
tạo ra các cá thể mới với số lượng
rất lớn. Thí
dụ, tế bào Nấm men tron g bột bánh ḿ
ấm, nhân đôi số lượng chỉ
trong vài phút bởi sự nẫy chồi, là quá
tŕnh tạo ra tế bào mới từ một
phần của cơ thể mẹ (H́nh 2).
Các Mốc nước phát triển từ
những động bào tử sinh sản vô tính
với số lượng rất lớn; Nấm
mốc mọc trên đất sinh sản vô tính
tạo ra vô số bào tử trong không khí;
những đính bào tử (conidia) được
tách ra từng cái một ở đầu các
sợi đặc biệt (H́nh 3) hoặc nội
bào tử (endospore) được sinh ra với
số lượng lớn trong bào
tử pḥng (sporangium).
Ở
các Nấm bậc cao, bào tử chủ yếu
được sinh ra bằng h́nh thức sinh
sản hữu tính
kèm theo sự giảm nhiễm, các bào tử sinh
ra theo kiểu này có kiểu gen khác nhau làm tăng
tính đa dạng của Nấm mốc khi phát tán.
Sự thụ tinh trong sự sinh sản
hữu tính ở Nấm là quá tŕnh không b́nh thường,
sau giai đoạn phối hợp tế bào
chất (plasmogamy) nhân phân chia nhiều lần.
Sự phối hợp nhân (karyogamy) xảy ra vào
một thời điểm khác và chỉ xảy
ra ở ngọn của khuẩn ty.
Ở Nấm túi, khuẩn ty có tính chuyên hóa
đực cái riêng thể hiện ra các cấu
trúc tinh pḥng và noăn pḥng, nhưng ở Nấm
đảm th́ khuẩn ty không chuyên hóa thành
sợi đực cái.
Các tế bào từ các khuẩn ty khác nhau
phối hợp tế bào chất tạo nên
tế bào có hai nhân (dikaryotic).
Ở Nấm túi, tế bào hai nhân
được thành lập sau khi thể quả
được tạo ra, nhưng ở Nấm
đảm tế
bào hai nhân được thành lập khi bắt
đầu thành lập thể quả, do đó
thể quả gồm toàn tế bào hai nhân.
Khi thể quả được thành
lập xong, sự phối hợp nhân xảy ra
ở đầu khuẩn ty để trở thành
túi (ascus) hay đảm (basidium).
Sau sự phối hợp nhân, sự
giảm nhiễm xảy ra.
Đảm chứa bốn nhân, các nhân này di
chuyển đến ngọn của đảm và
trở thành bào tử đảm (basidiospore)
để được phóng thích ra ngoài;
Bốn nhân trong túi nguyên phân và ngăn biệt
thành tám bào tử túi (ascospore) thường
xếp thành một hàng (H́nh 4 và 5).
d.
Chất độc của Nấm
Nhiều
Nấm tạo ra alkaloid, trong đó chất
hallucinogen gây ảo giác, một số khác gây
độc chết người.
Có lẻ Nấm nguy hiểm nhất là
Amanita phalloides, khi ăn phải dù rất ít th́
hầu như không thể sống được.
Triệu chứng ngộ độc không
biểu hiện liền mà sau 24 giờ và khi
đó th́ quá trể để có thể cứu
chửa được nữa.
Hai nhóm chất độc có tên là phalloidin
và (-amanitin, đă được ly trích từ Amanita
phalloides. Cả
hai đều tấn công vào gan nhưng với cơ
chế khác nhau. Phalloidin
dính vào các vi sợi, vào màng tế bào, màng các
bào quan làm cho các nội dung bên trong màng bị
rỉ ra. Amanitin
độc hơn chúng tác động vào nhân làm
nhân ngưng hoạt động.
Amanitin dính vào ARN polymeraz và làm cho sự
tổng hợp ARN thông tin bị dừng lại.
Hơn nữa, (-amanitin làm thận bị hư
hại và tấn công cả bao tử và
ruột. Những
năm gần đây, một số trường
hợp điều trị thành công chứng
ngộ độc do Nấm bằng cách sử
dụng acid thioctic, là một loại vitamin có
ở một số động vật như là
một chất giải độc.
Nấm
mốc được chia ra làm năm lớp
(một số hệ thống phân làm 5 ngành),
dựa vào h́nh thức sinh sản hữu tính và
một số đặc điểm khác.
Ba lớp đầu đơn giản
nhất là các cộng bào, tế bào đa nhân
không có vách ngăn; những nhóm này gồm hai
loại Mốc nước (Water Molds:
Chytridiomycetes và Oomycetes) và Mốc bánh ḿ (Bread
Molds: Zygomycetes). Tất
cả Nấm bậc cao khuẩn ty có vách ngăn,
phần lớn có thể quả đặc trưng
như Nấm rơm và Nấm mèo phát triển
từ khuẩn ty dinh dưỡng.
Hai lớp nấm bậc cao gồm Nấm túi
và Nấm đảm.
Loại thứ sáu là Nấm bất toàn chưa
được biết sự sinh sản hữu
tính và như thế không thể phân loại vào
bất cứ lớp Nấm nào.
a.
Mốc nước
Hai
lớp Mốc Chytridiomycetes và Oomycetes được
t́m thấy nhiều trong nước và thường
được gọi là Mốc
nước. Chúng
kư sinh trên cá và những động vật
thủy sinh hay hoại sinh trên xác của chúng.
Một số sống trong Nấm mốc khác
hay sống trong tế bào của những nguyên
sinh động vật, Tảo và những
thực vật trầm sinh.
Bào tử của những mốc nước
này là những động bào tử với
một chiên mao phía sau.
Vách tế bào được cấu
tạo bằng celluloz giống vách của tế
bào thực vật bậc cao chứ không
giống những Nấm mốc khác.
Một số mốc nước đơn
bào như Chytrids, nhưng hầu hết là
khuẩn ty thể như Allomyces.
Rhizophydium globosum là mốc nước
đơn bào kư sinh trong lá của những
thực vật thủy sinh; bào tử do chúng phóng
thích có thể nhiễm vào cây khác (H́nh 6).
Ngoài ra nhiều loài mốc nước kư
sinh trên thực vật đất liền và gây
một số bệnh nghiêm trọng cho cây.
Sự
sinh sản hữu tính ở Chytridiomycetes bằng
h́nh thức dị giao.
Giao tử cái của Allomyces giải phóng ra
một pheromon có tên là sirenin để quyến
rũ giao tử đực.
Ở Oomycetes, sinh sản bằng h́nh
thức noăn giao. Giao
tử đực được sinh ra trong các tinh
pḥng (antherium) ở đầu các khuẩn ty
đặc biệt. Khuẩn
ty đực mọc hướng về
khuẩn ty cái và tiếp xúc với noăn pḥng
(oogonium) có chứa trứng.
Tế bào chất và nhân đực
được chuyển vào giao tử cái qua
ống thụ tinh.
Ở
mốc nước Achlya có hai loại kích thích
tố đă được phân lập, xác
định được đặc tính hóa
học và tổng hợp được trong pḥng
thí nghiệm: loại A được tạo ra
do khuẩn ty cái và cảm ứng sự thành
lập tinh pḥng trên khuẩn ty đực (H́nh
7A và B), loại B được tạo ra do
khuẩn ty đực và cảm ứng sự thành
lập noăn pḥng (H́nh 7C).
C̣n hai loại hormon C và D cũng tham gia vào
sự sinh sản của Nấm này, nhưng chưa
phân lập được.
Hormon C từ noăn pḥng hấp dẫn nhánh
đực, nhánh đực tạo ra hormon D
cảm ứng sự thành lập trứng trong noăn
pḥng (H́nh 7D và E).
b.
Mốc bánh ḿ
Một
lớp Nấm khác, Zygomecetes, trong đó có
mốc đen (Rhizopus stolonifer) thường ở
trên bánh ḿ cũ. Các
khuẩn ty của chúng tăng trưởng nhanh
chóng trên bề mặt của bánh ḿ và các căn
trạng mọc sâu vào trong bánh ḿ.
Các enzim được tiết ra bởi căn
trạng và khuẩn ty tiêu hóa thức ăn thành
dạng mà khuẩn ty có thể hấp thu
được. Các
nhánh khuẩn ty mọc thẳng đứng
sản sinh ra bào tử pḥng ở ngọn
của nó, chứa đầy các bào tử màu
đen. Mỗi bào
tử nẩy mầm cho ra một khuẩn ty
thể mới.
Sự
sinh sản hữu tính do hai khuẩn ty khác phái tính
từ hai ḍng tương hợp mọc gần
nhau, không có giao tử chuyển động.
Thay vào đó những khuẩn ty từ
mỗi ḍng mọc hướng vào nhau và gặp
nhau. Ở đầu
của mỗi cặp khuẩn ty một giao
tử pḥng được thành lập.
Các giao tử phối hợp tế bào
chất và nhân tạo thành hợp tử.
Hợp tử
có vách dày và gồ ghề.
Những hợp tử này được
treo giữa hai nhánh của khuẩn ty, đây
là điểm đặc trưng của nhóm
Nấm này. Chúng
có thể trải qua một giai đoạn ngũ
dài trước khi trải qua sự giảm
nhiễm và tạo ra khuẩn ty mới, lại
tạo ra bào tử pḥng và bào tử đơn
tướng (H́nh 8). Các
loài của Zygomycetes có thể sống trên
những thực phẩm khác ngoài bánh ḿ, chúng c̣n
được t́m thấy trong các chất
hữu cơ trong đất và trên phân.
Một số loài kư sinh trên cây gây
bệnh, một số khác kư sinh trên những
động vật nhỏ ở đất.
c.
Nấm bậc cao
Đặc
điểm để phân biệt Nấm bậc
cao là sự tạo thể quả và sự
tạo bào tử bằng
sinh sản
hữu tính. Trong
giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng
các khuẩn ty mọc vào trong giá thể và
sau một thời gian tạo ra thể quả
từ các khuẩn ty chắc chắn để
thành mô. Thí
dụ, Nấm rơm thật ra là thể quả
có khuẩn ty sống trong đất, và bào
tử được tạo ra dọc theo bề
mặt của các phiến nằm bên dưới
của mũ Nấm.
Ở
Nấm túi (Ascomycetes), bào tử được
gọi là bào tử túi (ascospore), được
tạo ra trong một tế bào giống như túi
(ascus). Ở
Nấm đảm (Basidiomycetes), bào tử
được gọi là bào tử đảm
(basidiospore), được tạo ra từ
một tế bào h́nh chùy được gọi
là đảm (basidium).
Thể quả được gọi tên
theo tên của bào tử mà chúng tạo ra.
*
Nấm túi (Ascomycetes) được t́m thấy
trong đất và phân, trên tầng đất
mặt của rừng, trên thân, lá cây và
một số thực phẩm.
Thể quả có nhiều h́nh dạng: h́nh
chén ở Peziza, mạng lưới ở Morchella
(H́nh 9), hay như b́nh tam giác có mỏ ở Neurospora
(mốc bánh ḿ hồng) ...
Một
số loài Nấm túi gây bệnh cho cây như
cựa gà, làm cho cây mất khả năng phát
dục; làm cây bị đóng vảy, làm
thối trái... Bịnh Ergot (Nấm ở hột
ngũ cốc), đă giết chết hàng ngàn người
thời Trung cổ do ăn bột lúa mạch
bị nhiễm Nấm Claviceps
purpurea (Nấm cựa gà) gây ảo giác, hoại
tử, co giật sau cùng là chết.
Nấm này cũng có thể gây chứng
trụy thai ở gia súc ăn phải hột ngũ
cốc bị nhiễm.
Nấm gây bịnh ergot nhiễm vào cây lúa
mạch và sau đó hột chứa đầy bào
tử Nấm.
+
Nấm men (Yeast) Nấm
men được dùng với nghĩa chung cho
tất cả những Nấm mốc đơn bào
sinh sản bằng cách nẩy chồi hoặc phân
đôi, một số giống Nấm men
được phân loại trong Ascomycetes v́ chúng
có túi tạo ra bào tử túi trong sự sinh
sản hữu tính. Những
Nấm men này hữu ích cho người, bằng
sự dậy men chúng tạo ra rượu và
những dung môi có giá trị khác và giải phóng
,
mà khi được phóng thích trong bột bánh ḿ
làm bánh ḿ dậy lên.
Một số Nấm men khác không có sinh
sản hữu tính, không tạo ra bào tử túi,
được phân loại trong Nấm bất toàn.
Nhiều loài trong nhóm này gây bệnh cho người.
Sự sinh sản hữu tính của men bánh
ḿ, Saccharomyces cerevisiae, cần sự hiện
diện của hai loại tế bào giao phối
trong môi trường cấy, được
gọi là "a" và .
Trong môi trường nuôi cấy Nấm men
các tế bào to, h́nh trứng là những tế
bào lưỡng bội.
Khi điều kiện không thuận lợi
cho sự nẩy chồi cũng như khi
thức ăn bị giới hạn, tế bào lưỡng
bội trải qua sự giảm nhiễm và
trở thành túi: chúng tạo ra bốn bào tử
đơn tướng, hai cho mỗi loại
kể trên. Những
bào tử túi được phóng thích từ túi
bắt đầu sinh sản vô tính bằng
sự nẩy chồi.
*
Nấm đảm
Nấm
đảm được biết nhiều là do
thể quả của nó, các loài Nấm này có
thể được t́m thấy trên phân, trên
đất, trên lá cây mục, trên gỗ bị
ẩm mục. Chúng
cũng gồm những Nấm gây bệnh nghiêm
trọng cho cây như bệnh Nấm đen,
bệnh gỉ sắt... Khi thể quả bắt
đầu thành lập, các khuẩn ty sắp
xếp lại và phát triển thành đảm, bào
tử đảm được sinh ra từ các
đảm này.
Một
số Nấm đảm trong rừng tạo thành
kiểu hội sinh (association) với rễ cây, các
khuẩn ty xâm nhập vào lớp tế bào ngoài
của rễ và tạo thành một cái bao, bao
quanh đầu rễ.
Kiểu hội sinh này được
gọi là Nấm rễ (mycorrhizae).
Rễ có Nấm rễ th́ ngắn, mập
và không có lông hút. Khuẩn
ty làm chức năng của lông hút, lấy nước
và muối khoáng và cung cấp cho cây.
Nhiều cây rừng có Nấm rễ,
sống chung nhau như một kiểu cộng
sinh thật sự.
Một trong những bệnh nghiêm trọng
cho cây là bệnh Nấm đen (smuts) và gỉ
sắt (rust) ở ngũ cốc.
Thường gặp bệnh Nấm đen,
làm thành các đốm đen trên gié hoa Bắp
và phát triển trong hột Bắp đầy các
bào tử có màu đen.
Bệnh gỉ sắt trên thân cây Lúa ḿ gây
nhiều thiệt hại nặng nề.
Các bệnh gỉ sắt khác là tai họa
nghiêm trọng trên các cây cho gỗ.
Vài Nấm đảm thường gặp có
nón như Nấm rơm (Volvaria esculenta), Galerina
hay có h́nh lỗ tai như Nấm mèo (Auricularia
spp.), Polyporus.
* Nấm bất toàn
Có
một số lớn Nấm sự sinh sản
hữu tính chưa quan sát được,
một số có thể đă mất khả năng
này. V́ sự phân
loại Nấm dựa trên h́nh thức sinh
sản hữu tính do đó không thể phân
loại được chúng.
Tất cả các Nấm này được
xếp và Nấm bất toàn, khi nào t́m ra
được kiểu sinh sản hữu tính
của chúng th́ sẽ phân loại lại.
Một
số loài sống trong đất rất đáng
chú ư, chúng tạo ra các mạng để
bẩy tuyến trùng.
Các nhóm tuyến trùng trở thành nguồn
dinh dưỡng của Nấm.
Trong môi trường cấy Nấm này cho
thêm protein trích từ Tuyến trùng cảm
ứng sự thành lập các bẩy ở
Nấm này. Khi
cho acid amin valin vào môi trường nuôi cũng
cảm ứng sự thành lập bẩy ở
những Nấm này.
II.
NẤM NHÀY
Các
Nấm nhày được xếp vào hai nhóm:
những Nấm nhày có cấu tạo cộng bào
(Myxomycetes) và những Nấm nhày có cấu
tạo tế bào (Acrasiomycetes), trước đây
chúng được xếp vào Myxomycetes.
Trong giai đoạn dinh dưỡng, chúng không
có vách tế bào và chúng hấp thu chất dinh dưỡng
hay lấy thức ăn theo kiểu amip; tương
tự như kiểu dinh dưỡng của nguyên
sinh động vật.
Tuy nhiên, chúng thành lập vách celluloz trong
giai đoạn sinh sản, và tạo bào tử có
vách bên trong bào tử pḥng, và như thế th́
giống với Nấm.
Trong
giai đoạn dinh dưỡng, Nấm nhày có
cấu tạo cộng bào không có vách tế bào,
chỉ là một khối chất nguyên sinh
trần, chứa nhiều nhân được
gọi là plasmodium. Chúng
sống trên lá cây, gỗ mục hay những
vật chất hữu cơ khác để
lấy thức ăn.
Dưới một số điều
kiện nào đó những thể quả rất
nhỏ được thành lập.
Loài
Physarum polycephalum dễ nuôi trong pḥng thí
nghiệm khi cấy trên bột lúa kiều
mạch. Trong
giai đoạn dinh dưỡng, các plasmodium này có
các dăy chất nguyên sinh chứa rất nhiều
nhân và các nhân cùng phân chia đồng thời.
Trước đây, chúng c̣n là đối
tượng để nghiên cứu về đặc
điểm của chất nguyên sinh, hiện nay
th́ chúng là đối tượng để nghiên
cứu sự nguyên phân.
Sau khi bào tử pḥng phóng thích các bào
tử, chúng nẩy mầm tạo ra những
thể amip đơn tướng, và có thể
phát triển chiên mao.
Những thể amip này có thể hoạt
động như những giao tử, phối
hợp và bắt đầu cho ra một plasmodium
mới.
Nhóm
này khác nhóm trên là trong giai đoạn dinh dưỡng
gồm những tế bào riêng lẻ kiểu
amip, được gọi là myxamoeba.
Nuôi cấy trong pḥng thí nghiệm, các
myxamoeba này ăn các vi khuẩn bằng cách
thực bào. Trong
tự nhiên, Nấm nhày có cấu tạo tế
bào thường được t́m thấy trên
chất hữu cơ thối rửa hay phân súc
vật. Nhiều
loài giới hạn sự phân bố trên phân
của một loài động vật đặc
biệt mà thôi. Thí
dụ, một loài chỉ t́m thấy trên phân
của khỉ howler (một loại khỉ có
tiếng kêu rất lớn, sống ở Nam
mỹ), trong khi một loài khác chỉ thấy
sống trên phân của một loài đại bàng.
Chúng vừa dinh dưỡng vừa phân
cắt để gia tăng số lượng
quần thể, trước khi bước vào
giai đoạn sinh sản kế tiếp.
Có một điểm đáng chú ư là khi môi
trường thiếu thức ăn, các tế bào
kết dính lại thành
một plasmodium giả (pseudoplasmodium), và chúng
phản ứng lại với các kích thích
của môi trường như một sinh vật
duy nhất. Về
sau plasmodium giả tạo ra thể quả
mọc thẳng lên. Trong
lúc này, các myxamoeba phân hóa thành hai loại
tế bào, tế bào cuống và bào tử (H́nh
11).
Một
số thí nghiệm cho thấy có một yếu
tố cảm ứng giúp cho các myxamoeba nhận
ra các tế bào cùng loại để kết
lại hay nhận ra các tế bào lạ để
loại ra. Sự
nhận diện này có sự tham gia của các
glycoprotein hiện diện trên màng sinh chất
chỉ vào vài giai đoạn của sự phát
triển.
III.
ĐỊA Y
Địa y là
dạng cộng sinh của hai loài: một
Nấm mốc và một Tảo.
H́nh thức cộng sinh rất đặc
biệt, có h́nh dạng riêng nên Địa y có tên
giống và loài. Các
h́nh dạng của Địa y: h́nh vảy
(crustose), chặt và dán vào giá thể; h́nh lá
với nhiều thùy
(foliose) như lá cây; hay h́nh cành (fruticose ), như
bụi cây (H́nh 12).
Trong Địa y, thành phần Nấm thường
là Nấm túi, đôi khi là Nấm đảm.
Thành phần Tảo thường là Tảo
lục, đôi khi là Vi khuẩn lam.
Tế bào Tảo phân tán giữa các
khuẩn ty (H́nh 13). Một
số khuẩn ty dán chặt vào rong để
hấp thu carbohydrat và những chất hữu cơ
từ Tảo, c̣n Nấm th́ cung cấp nước
và khoáng cho Tảo. Địa
y là một dạng thích nghi đặc biệt
của vùng khô hạn cho phép chúng có thể
sống trong những điều kiện khắc
nghiệt.
Địa
y hiện diện trên thân cây, đất và
đá. Trên
đá chúng là những sinh vật tiên phong, là
những tộc đoàn đầu tiên chiếm
cứ môi trường mới v́ chúng có thể
phá hủy đá dần dần do các acid mà chúng
tiết ra, và sẽ tạo ra những hạt
đất nhỏ. Những
vật chất hữu cơ từ Địa y
thối rửa làm tăng thành phần của
đất được tạo ra.
Các acid được tiết ra thay đổi
theo loài và thường được dùng để
định danh Địa y.
Địa
y tăng trưởng với một tốc độ
rất chậm: Địa y dạng vảy tăng
trưởng từ 0, 1 mm đến 10 mm /1 năm,
Địa y dạng lá tăng trưởng từ 2
đến 4 cm hàng năm.
Địa y dễ bị tổn hại do
chất ô nhiễm không khí và có thể
được xem là sinh vật chỉ thị
về chất lượng không khí.
Thường phải đi xa vài dặm cách
xa thành phố mới có thể t́m được
Địa y.
Địa y chỉ sinh sản vô tính, mặc
dù thành phần Nấm túi có thể sinh sản
hữu tính bằng túi.
Một mảnh của Địa y được
tách ra cho ra Địa y mới.
Thêm vào đó, một số loài tạo ra
những thể sinh sản đặc biệt
được gọi là mầm phấn (soredia),
là một khối nhỏ gồm các tế bào
Tảo được bao quanh bởi các
khuẩn ty. Mầm
phấn được phát tán bởi gió và nước
mưa.
Để hiểu được bản
chất của Địa y và giải thích
nguồn gốc của chúng, các nhà thực
vật học từ lâu đă thử tổng
hợp Địa y từ tế bào Tảo và
Nấm. Mặc
dù cả hai thành phần được nuôi
cấy riêng rẻ, sự tổ hợp lại
thành Địa y thật là khó khăn.
Trong những năm gần đây, sự
cộng sinh được tạo ra, chúng có h́nh
dạng phần nào giống với Địa y nhưng
chưa phải là cấu trúc thật sự
của Địa y. Do
đó, câu hỏi được đặt ra là
trong tự nhiên những Địa y mới từ
Tảo và Nấm được h́nh thành
như thế nào?
Địa
y là thành phần quan trọng của các đài
nguyên vùng cực bắc và là thức ăn cho
caribou (một loại nai lớn ở Mỹ châu).
Địa y rất quan trọng đối
với dân Eskimo, dân Lapps,
ở phía bắc của Thụy điển,
Na uy và Phần lan, v́ caribou là nguồn thực
phẩm chính. Ngoài
ra Địa y c̣n được dùng để
sản xuất nước hoa và phẩm
nhuộm.

|