Cơ sở phân tử của tính di truyền

Gs. Bùi Tấn Anh - Phạm Thị Nga

 
I- BẢN CHẤT CỦA VẬT LIỆU DI TRUYỀN 
1- Thành phần  của nhiễm sắc thể       
2- ADN là vật liệu di truyền

 

II- CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA ADN 
1- Cấu trúc hóa học của ADN
2- Cấu trúc không gian của ADN   
 

III- CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA ARN

1- ARN thông tin
2- ARN vận chuyển 
3- ARN ribô thể
 

IV- SỰ SAO CHÉP CỦA ADN

1- Học thuyết khuôn của Watson và Crick
2- Các thí nghiệm chứng minh cho học thuyết
3- Cơ chế của sự sao chép
4- Sự sao chép trong các bào quan
 

V- SỰ SỬA CHỮA ADN  

1- Cơ chế của sự sao chép
2- Sự sửa chữa các sai sót do đột biến

 CHƯƠNG 3

CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA SỰ DI TRUYỀN

            Quá trình sống được điều khiển bằng sự truyền thông tin chi tiết và chính xác.  ADN chứa tất cả thông tin cần thiết để xây dựng và điều hành hoạt động cơ thể, làm cho từ một tế bào chưa chuyên hóa trở thành mô và cơ quan, trong đó các tế bào được chuyên hóa tùy theo chức năng.

            Sự truyền đạt thông tin di truyền diễn ra theo hai hướng.  Một là các thông tin trong ADN được dùng để xây dựng tế bào và điều khiển các phản ứng sinh hóa.  Hai là bộ thông tin nầy được nhân đôi và được chuyển vào mỗi tế bào con: hoặc tế bào dinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục (tinh trùng và trứng).  Như vậy chính thông tin nầy làm cho sự sống nối tiếp nhau trong đời sống của sinh vật và từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.

            Ngày nay chúng ta biết rằng gen là các trình tự của ADN mã hóa cho  protein.  Các gen được xếp thành hàng trên một hoặc nhiều nhiễm sắc thể, tập hợp lại gọi là bộ gen (genome).  Trong chương nầy, chúng ta sẽ bắt đầu từ cấu trúc của ADN, sau đó khảo sát quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể, gọi là sự sao chép (replication).  Quá trình nầy bao gồm cả sự tự sữa chửa những khuyết điểm sao chép, làm cho mỗi tế bào con được tạo thành trong sự phân bào nhận được một bản sao của mỗi nhiễm sắc thể (và cũng là nguyên bộ gen) từ tế bào bố mẹ.

I. BẢN CHẤT CỦA VẬT LIỆU DI TRUYỀN 

1. Thành phần của nhiễm sắc thể

Năm 1868 F.  Miescher (nhà sinh hóa học Thụy Sĩ) nhận thấy khi dùng pepsin để phân hủy các protein trong tế bào thì nhân tế bào bị co lại nhưng vẫn còn nguyên vẹn.  Tiếp tục thí nghiệm với nhân nầy (đã xử lý men tiêu hóa pepsin) bằng cách dùng nhiều loại thuốc thử khác nhau thì thấy nó phản ứng không giống như protein và phát hiện nó có chứa P ngoài các nguyên tố C, H, O, N cấu tạo protein.  Như vậy, những kết quả nầy cho thấy nhân chứa một lượng lớn vừa là protein vừa là hợp chất không phải protein.  Miescher gọi hợp chất không phải protein nầy là nuclein, về sau được đặt tên là acid nhân (nucleic acid).  Các nghiên cứu sau nầy cho thấy, acid nhân không chỉ có trong nhân tế bào mà còn có cả trong tế bào chất.  Loại acid nhân do Miescher phát hiện là ADN (Deoxyribonucleic Acid).

Năm 1914 R.  Feulgen (nhà hóa học người Ðức) tìm ra phương pháp nhuộm nuclein bằng phẩm crimson sáng (brilliant crimson).  Mười năm sau Feulgen áp dụng phương pháp nầy nhuộm cả tế bào thì thấy rằng ADN của nhân có ở nhiễm sắc thể.  Từ đó phương pháp Feulgen được dùng để xác định lượng ADN trong nhân của nhiều loại tế bào.  Nhờ đó các nghiên cứu đã chứng minh rằng tất cả các tế bào dinh dưỡng của một cá thể có cùng một lượng ADN dù đó là tế bào của những mô khác nhau như gan, thận, tim, cơ... trong khi những chất khác hơn ADN có số lượng thay đổi rất lớn.  Sau đó người ta cũng khám phá ra tế bào trứng và tinh trùng chỉ có 1/2 lượng ADN so với tế bào dinh dưỡng.  Các khám phá nầy đã đưa đến nhận định rằng ADN là chất liệu chính của gen.  Thật ra thì nhiễm sắc thể chứa cả protein và ADN và do cơ cấu hóa học của protein rất phức tạp nên nhiều người nghĩ rằng chỉ có protein mới đủ sức mã hóa cho mọi thông tin di truyền ở sinh vật. 

2. ADN là vật liệu di truyền

a. Thí nghiệm của Griffith

Năm 1928 F.  Griffith (nhà vi sinh vật y học người Anh) tiến hành các thí nghiệm với vi khuẩn Pneumococci gây bệnh sưng phổi (pneumonia).  Ông thí nghiệm trên chuột để tìm hiểu ảnh hưởng của hai chủng gây bệnh và không gây bệnh.

-          Chủng gây bệnh: có vỏ bao bằng đường đa, tạo khuẩn lạc láng (smooth) nên được ký hiệu là chủng S.

-          Chủng không gây bệnh: không có vỏ bao, tạo khuẩn lạc sần (rough) nên được ký hiệu là chủng R.

Griffith nghiên cứu ảnh hưởng của hai chủng nầy khi tiêm chúng vào chuột..  Kết quả là:

-          Chuột được tiêm chủng R sống ( chuột còn sống.

-          Chuột được tiêm chủng S sống ( chuột bị chết.

-          Chuột được tiêm chủng S chết (do xử lý nhiêtû) ( chuột còn sống.

-          Chuột được tiêm chủng S chết + chủng R sống ( chuột bị chết.

            Kết quả thật khó hiểu! Làm thế nào một hỗn hợp của một chủng không gây bệnh với một chủng gây bệnh đã chết lại làm chết chuột ? Griffith khảo sát các cơ thể chuột chết và phát hiện thấy chúng chứa đầy chủng S còn sống! Chủng nầy đến từ đâu ? Griffith cẩn thận lặp lại nhiều thí nghiệm và đi đến kết luận là bằng cách nào đó chủng R sống đã biến đổi thành chủng S sống với nguyên liệu của tế bào chủng S chết.  Ðem cấy chủng S nầy (đã biến đổi) chúng phát triển thành chủng S mới.  Như vậy, có thể giả định rằng vật liệu di truyền từ chủng S chết đã thâm nhập vào chủng R sống (không gây bệnh) và biến đổi chúng thành chủng S gây bệnh.  Hiện tượng nầy về sau được gọi là sự biến nạp (transformation).

            Năm 1931 một số tác giả khác đã cho thấy rằng sự biến nạp vi khuẩn không chỉ xảy ra trong cơ thể chuột mà còn thực hiện được trong ống nghiệm.  Hai năm sau J.  L.  Alloway (viện Rockefeller) đã chứng minh rằng trong ống nghiệm, tế bào của chủng R sống có thể bị biến nạp thành chủng S bởi một chất trích từ chủng S.  Như vậy, rõ ràng  các đặc tính di truyền của chủng gây bệnh đã được chuyển sang chủng không gây bệnh bằng một số chất không bị ảnh hưởng bởi xử lý nhiệt và sự ly trích tế bào (hóa học, cơ học...).

            Ðến năm 1944 O.T.  Avery, C.  MacLeod và M.  McCarty (viện Rockefeller) bằng kỹ thuật tinh khiết hóa ADN đã chứng minh rằng tác nhân gây ra sự biến nạp là ADN.

            Kết quả nầy là một bằng chứng rạch ròi rằng không phải protein hay một phức hệ nucleo-protein mà chính ADN mới là vật liệu di truyền.  Tuy nhiên ở thời điểm đó điều nầy vẫn chưa thuyết phục được nhiều nhà sinh học.  Họ cho rằng ADN của chủng gây bệnh có lẽ hoạt hóa gen tổng hợp protein của chủng không gây bệnh.

b. Thí nghiệm của Hershey và Chase

Trong suốt 10 năm kế tiếp có ít nhất 30 thí nghiệm khác nhau về sự biến nạp vi khuẩn bằng ADN tinh khiết đã được mô tả.  Nhưng bằng chứng vững vàng lại đến từ phòng thí nghiệm di truyền  Carnegie với những nghiên cứu của A.D.  Hershey và M.  Chase (1952) trên một loại siêu khuẩn tấn công vi khuẩn Escherichia coli (E.coli).  Loại siêu khuẩn nầy được gọi là thực khuẩn (bacteriophage), gọi tắt là phage (có nghĩa là ăn).

Thực khuẩn là những ký sinh cực nhỏ nhưng chúng bắt buộc bộ máy tế bào của ký chủ sản sinh ra gen của chúng.  Chúng có cấu tạo đơn giản gồm một lớp vỏ protein và một lõi acid nhân.  Lớp vỏ protein của chúng được chia thành vùng đầu (chứa vật liệu di truyền) và vùng đuôi dài bao gồm 1 lõi rỗng, 1 bao và 6 sợi tận cùng (Hình 1).

Hình 1.  Cơ cấu của một thực khuẩn 

 

Khi 1 phage tấn công một tế bào vi khuẩn, nó bám vào vách tế bào vi khuẩn bằng đầu mút của các sợi và đế.  Sợi đuôi và đế chứa một protein gắn vào một thành phần đặc biệt của vách.  Sau 1 giờ các phage mới xuất hiện bên trong vi khuẩn.  Ở một thời điểm thích hợp, phage hoạt hóa gen mã hóa enzim tiêu hóa gọi là lysozim và các enzim khác.  Kết quả là tế bào vi khuẩn vở ra, giải phóng hàng chục đến hàng trăm phage mới vào môi trường chung quanh.  Các phage mới nầy đều có cấu trúc di truyền giống như phage  ban đầu.  Như vậy vật liệu  di truyền   phải được tiêm vào tế bào vi khuẩn khi

 

Phage bám vào vách tế bào và chính vật liệu nầy điều khiển bộ máy biến dưỡng của vi khuẩn sản xuất các gen cho phage mới cũng như protein cần thiết cho vỏ phage và các enzim ngăn cản sự tổng hợp protein cho vật chủ và khi đúng lúc tiêu hủy tế bào vi khuẩn.  Hershey và Chase bố trí một thí nghiệm để xác định xem phage chỉ tiêm vào vi khuẩn ADN hay protein hoặc cả hai.  Chúng ta biết rằng ADN có chứa P mà không có S còn protein thì ngược lại nên có thể phân biệt ADN và protein khi dùng chất đồng vị phóng xạ của P và S. 

Ðó là P32 và S35 (Dùng chất đồng vị phóng xạ để theo dõi một chất nào đó trong quá trình sinh học, gọi là sự đánh dấu)

Thí nghiệm như sau: 

Cho nhiễm phage vào vi khuẩn nuôi trên môi trường có P32 và S35 . Phage mới (trong vi khuẩn) có S35  ở protein và  P32  ở ADN

 

Hình 2.   Thí nghiệm của Hershey và Chase

   

A.  Cho phage không đánh dấu vào môi trường nuôi vi khuẩn có P32 và S35.

  

 B.  Phage mới phát triển kết hợp P32 trong ADN và S35 trong protein.

 

 

   C.  Cho phage đã được đánh dấu vào môi trường nuôi vi khuẩn không có đồng vị phóng xạ.

 

   D.  Vi khuẩn bị nhiễm phage được làm lạnh trước khi phage mới có thể phát triển.

 

    E.  Lắc để tách vỏ phage ra khỏi vi khuẩn.

 

 

   F-G.  Hỗn hợp được ly tâm để tách vỏ phage ra khỏi vi khuẩn.

 

 

 

 

 

H.  Phần lỏng gồm vỏ phage có S35.  Phần cặn gồm vi khuẩn với ADN của phage có P32.

               

 

 

- Cho nhiễm phage có phóng xạ vào vi khuẩn không có phóng xạ.  Ðể đủ thời gian cho phage bám vào vách tế bào vi khuẩn và tiêm chất liệu di truyền vào.

            - Lắc và sau đó ly tâm để tách rời vỏ của phage và vi khuẩn bị nhiễm.

Kết quả cho thấy phần lỏng sau ly tâm chứa một lượng lớn và một ít .  Ðó là vỏ protein của siêu khuẩn bỏ lại ngoài  vách tế bào vi khuẩn, còn phần cặn có chứa một lượng lớn và một ít .  Ðiều nầy chứng tỏ chỉ có ADN của phage được đưa vào trong tế bào vi khuẩn.  Phage mới được sản xuất trong vi khuẩn nên chỉ ADN của phage đã đủ sức truyền mọi thông tin cần thiết để vi khuẩn tạo ra phage mới (Hình 2).

            Tóm lại thí nghiệm nầy là một bằng chứng mạnh mẽ hổ trợ cho các kết luận trước đó về sự biến nạp: chính acid nhân (chứ không phải protein) là vật liệu di truyền.      

                             

II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA ADN

1. Cấu trúc hóa học của ADN

Phân tử ADN gồm những đơn vị gọi là nucleotid.  Mỗi nucleotid gồm 1 phân tử đường 5C, 1 nhóm phosphat và 1 baz có N.  Theo qui ước, 5 carbon của đường được đánh số từ 1 đến 5.  (Hình 3).

Hình 3.  Sơ đồ cấu trúc của một nucleotid

            Có 4 loại nucleotid khác nhau bởi các baz N.  Hai baz Adenin và Guanin là các purin, có cấu trúc vòng đôi, còn Timin và Cytosin là các pyrimidin có cấu trúc vòng đơn (Hình 4).

PURIN                                   PYRIMIDIN

Hình 4.  Công thức cấu tạo của 4 loại  nucleotid

            Trong phân tử ADN các nucleotid được sắp xếp theo một trình tự đặc biệt: các phân tử đường nối với nhau bởi các nhóm phosphat liên kết với C3 của đường nầy và với C5 của đường kế tiếp thành chuỗi, các baz N được sắp xếp phía ngoài chuỗi.

            Phân tử ADN thường gồm 2 sợi được nối với nhau bằng liên kết hydro giữa các baz (cơ cấu bậc thang).  Những liên kết nầy chỉ xảy ra giữa cytosin và guanin hoặc giữa timin và adenin.  Do vậy, trình tự của các baz trên sợi nầy xác định trình tự bổ sung trên sợi còn lại (Hình 5).  Cần lưu ý rằng sự phân cực của hai sợi là ngược chiều nhau: 1 sợi từ 5 đến 3, 1 sợi từ 3 đến 5.  Phân tử sợi đôi xoắn lại làm thành cấu trúc xoắn kép nhờ các liên kết hydro (Hình 6).

        

 

Hình 5.  Những cầu nối các baz giữa các nucleotid 

2.  Cấu trúc không gian của ADN: Mô hình của Watson & Crick

Việc xác định cấu trúc của một phân tử phức tạp và quan trọng như ADN đã trở thành một thách thức lớn đối với nhiều nhà khoa học.  Trong năm 1950 hầu như người ta chưa biết    về  sự  sắp xếp trong không  gian  của  các nguyên tử trong phân tử ADN  cũng  như    không  biết làm thế nào phân tử nầy có thể chứa đựng thông tin cần thiết để tự nhân đôi và điều khiển các chức năng của tế bào.  Vào khoảng thời gian nầy nhiều nhà khoa học bắt đầu ứng dụng kỹ thuật phân tích sự nhiễu xạ tia X để nghiên cứu ADN.  Nổi bật trong số đó là R.  Franklin và M. H. F.  Wilkins (Ðại học King, Anh quốc).  Họ đã thành công trong việc tạo ra những mẫu nhiễu xạ tia X sắc nét hơn những mẫu đã có từ trước.  F.  H.  C.  Crick (Ðại học Cambridge) dùng phương pháp toán học để phân tích các ảnh nhiễu xạ ADN (của Franklin và Wilkins) đã cho thấy tinh thể ADN phải là một xoắn với 3 chu kỳ chính có lặp lại là 0,34 nm ; 2,0 nm và 3,4 nm.

            Từ những gì đã biết về thành phần hóa học của ADN, những thông tin về nghiên cứu sự nhiễu xạ tia X của ADN, về khoảng cách chính xác giữa các nguyên tử liên kết nhau trong phân tử, các góc giữa các liên kết và kích thước của các nguyên tử,  J. D.  Watson và F. H. C.  Crick (Ðại học Cambridge) quyết tâm xây dựng một mô hình cấu trúc của phân tử ADN.  Họ xây dựng mô hình theo tỉ lệ của các thành phần cấu tạo ADN rồi tìm cách lắp đặt chúng với nhau sao cho phù hợp với các kết quả thu được từ tất cả các nghiên cứu trên.

            Họ xác định được chu kỳ 0,34 nm tương ứng với khoảng cách giữa 2 nucleotid kế tiếp nhau trong sợi ADN, chu kỳ 2,0 nm là chiều rộng của xoắn và chu kỳ 3,4 nm là khoảng cách giữa các xoắn trong sợi.  Vì 3,4 nm bằng 10 lần khoảng cách giữa 2 nucleotid kế tiếp nhau nên mỗi xoắn có 10 cặp nucleotid.

            Trên những dữ liệu về nhiễu xạ tia X, Watson và Crick tính toán thấy rằng một sợi nucleotid quấn xoắn, chiều rộng của xoắn là 2,0 nm và mỗi xoắn dài 3,4 nm thì sợi có tỉ trọng bằng 1/2 tỉ trọng của ADN.  Do vậy ADN phải gồm 2 sợi nucleotid hơn là một sợi.  Họ sắp xếp lại  mô hình tỉ lệ và sau cùng mô hình phù hợp với tất cả những dữ liệu được tìm ra là: phân tử ADN gồm 2 sợi nucleotid quấn theo 2 hướng ngược nhau quanh một trục giả định có đường kính chính xác, các baz purin và pyrimidin hướng về phía trong của trục.  Theo cách nầy các liên kết hydro giữa các baz trên hai sợi quấn ngược chiều nhau mới đủ sức giữ 2 sợi ở trạng thái xoắn.  Nói cách khác, khi phân tử ADN mở xoắn thì giống như một cái thang, 2 trụ thang tương đương với 2 sợi gồm đường và nhóm phosphat xen kẻ nhau còn các thanh ngang là các cặp baz liên kết nhau bằng cầu nối hydro (Hình 7).

             

 

      Hình 6.  Một phần của phân tử ADN            Hình 7.  Mô hình cấu trúc của ADN

III. CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA ARN

Về mặt cấu trúc, ARN cũng được cấu tạo từ các nucleotid, giống như trong sợi đơn của phân tử ADN.  Mặc dù ARN và ADN là những hợp chất rất giống nhau, nhưng chúng vẫn khác nhau ở 3 điểm quan trọng :

Hình 8.  So sánh Uracil trong ARN với Timin trong ADN

            (1) Ðường của ARN là riboz trong khi đường của ADN là deoxyriboz.

            (2) ARN có Uracil trong khi ADN có Timin (Hình 8)

            (3) ARN thường là sợi đơn trong khi ADN thường là sợi đôi.

Ngày nay chúng ta biết rằng có 3 loại ARN chính : ARN thông tin (mARN) mang thông tin cần thiết mã hóa cho trình tự các acid amin đến ribô thể là nơi protein được tổng hợp; ARN vận chuyển (tARN) mang các acid amin đến ribô thể trong quá trình tổng hợp protein và ARN ribô thể (rARN) là thành phần cấu tạo nên ribô thể.

1. ARN thông tin (mARN)

TOP

ARN thông tin được tổng hợp trong nhân tế bào từ khuôn mẫu của ADN, làm nhiệm vụ trung gian truyền thông tin di truyền từ ADN trong nhân sang protein được tổng hợp tại ribô thể trong tế bào chất.  Thành phần nucleotid trong mARN rất biến đổi, từ 150 đến hàng ngàn nucleotid, thời gian tồn tại trong tế bào rất ngắn.

2. ARN vận chuyển (tARN)

TOP

     Năm 1957 M.  Hoagland & CSV (ở Harvard) đã chứng minh rằng mỗi acid amin gắn vào một dạng ARN nào đó trước khi đến ribô thể, từ đó gắn thêm các acid amin khác để tạo chuỗi polypeptid.  Họ gọi loại ARN có nhiệm vụ chuyển các acid amin đến ribô thể là ARN vận chuyển (tARN).  Hoagland & CSV cũng đã kết luận rằng mỗi phân tử tARN chỉ mang một phân tử acid amin, hoạt hóa nó với năng lượng ATP và chuyên chở nó đến ribô thể.

Những nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học khác đã cho biết thêm về cấu trúc và chức năng của tARN.  Cho đến nay người ta biết được rằng có ít nhất một tARN chuyên biệt cho mỗi acid amin.  Thí dụ acid amin arginin chỉ kết hợp với tARN chuyên vận chuyển arginin.   Nhưng tất cả các tARN đều có chung vài đặc điểm cấu trúc : có từ 73-93 nucleotid, có cấu trúc sợi đơn được gấp lại thành nhiều thùy, bên trong có các baz tự bắt cặp nhau, trình tự tận cùng là CCA.  Khi 1 acid amin gắn vào tARN thì nó luôn luôn gắn vào đầu nầy (Hình 9).

 

 

 

 

 

 

 

 

                     Hình 9.  Cấu trúc của một ARN vận chuyển

3. ARN ribô thể (rARN)

Như chúng ta đã biết (chương 1), mỗi ribô thể gồm hai bán đơn vị lớn và nhỏ, mỗi bán đơn vị là một phức hợp của rARN, enzim và protein cấu trúc.  Ở nhóm sơ hạch và nhóm chân hạch, rARN có cấu trúc đặc sắc: ở một đoạn dài các cặp baz bổ sung xoắn lại nhờ các liên kết hydro, tạo ra một hình dạng có nhánh và có vòng.  Mặc dù chức năng của cấu trúc nầy vẫn chưa rõ, nhưng có lẽ nó có vai trò quyết định đối với hoạt động của ribô thể (Hình10).

 

 

 

 

 IV. SỰ SAO CHÉP CỦA ADN (REPLICATION) 

1. Học thuyết khuôn của Watson và Crick

TOP

Nếu ADN là vật liệu di truyền, nó phải chứa thông tin cần thiết để sao chép và kiểm soát các cấu trúc và các hoạt động của tế bào.  Mô hình của Watson và Crick thỏa mãn ngay yêu cầu thứ nhất.

            Vì ADN của mọi sinh vật đều là chất trùng phân từ 4 loại nucleotid nên sự khác biệt chính giữa các ADN ngoài tổng số nucleotid là trình tự sắp xếp của các nucleotid.  Vấn đề cơ bản được đặt ra là nếu cung cấp đủ 4 loại nucleotid, cái gì làm cho cơ chế sinh hóa hoạt động nghĩa là kết hợp những nucleotid với nhau theo đúng trình tự và số lượng đặc trưng của ADN đã có trong tế bào ?

            Watson và Crick cho rằng nếu 2 sợi  ADN được tách ra bằng cách làm gãy các liên kết hydro giữa các cặp baz,  mỗi sợi sẽ cung cấp tất cảí thông tin cần thiết để tổng hợp một sợi mới giống hệt như sợi được tách ra.  Vì adenin luôn luôn nối với timin, guanin luôn luôn nối với cytosin nên trình tự của các nucleotid trên một sợi sẽ qui định trình tự của các nucleotid trên sợi bổ sung.  Như vậy tách rời 2 sợi của phân tử ADN và dùng mỗi sợi làm khuôn để tổng hợp ra một sợi mới sẽ dẫn đến kết quả là tạo ra 2 phân tử sợi đôi giống hệt phân tử ban đầu.     

   

2. Các thí nghiệm chứng minh cho học thuyết khuôn

Năm 1957 A.  Kornberg và CSV (Ðại học Washington, St Louis) đã tìm ra phương pháp tổng hợp ADN trong ống nghiệm.  Họ ly trích từ tế bào E. coli một phức hệ enzim có thể xúc tác sự tổng hợp ADN.  Ðó là ADN polymeraz (enzim tạo ra sự trùng phân ADN).  Nguyên liệu dùng cho thí nghiệm là 4 loại nucleotid đã được hoạt hóa bằng ATP và được đánh dấu bằng carbon phóng xạ ().  Sau khi cho vào ống nghiệm các nguyên liệu, ADN polymeraz, thêm ADN vào -vừa làm chất mồi (primer), vừa làm khuôn (template)- và để ở nhiệt độ thích hợp, họ phát hiện các ADN mới có chứa : như vậy các nucleotid đánh dấu đã tham gia tạo ADN mới.  Sự tổng hợp ADN sẽ không xảy ra nếu ADN không hiện diện ngay từ đầu phản ứng.  Kornberg cũng chứng minh rằng tỉ lệ của A và T cũng như G và C trong ADN mới hoàn toàn giống như trong ADN thêm vào.  Các thí nghiệm khác cũng cho thấy ADN mới được tổng hợp hoàn toàn giống với ADN ban đầu chứng tỏ ADN ban đầu đảm nhận chức năng làm khuôn.

            Tuy nhiên, thí nghiệm của Kornberg chưa thật sự làm sáng tỏ cơ chế sao chép theo cách của Watson và Crick đề ra.  Bằng chứng trực tiếp đến từ thí nghiệm của M.S.  Meselson và F.W.  Stahl (Viện Công nghệ California) công bố năm 1958.

            Meselson và Stahl nuôi nhiều thế hệ vi khuẩn E. coli trên môi trường chỉ có nitơ chứa đồng vị phóng xạ (Nitơ nặng) vì vậy tất cả các baz trong ADN của các vi khuẩn nầy có chứa .  Sau đó thay đổi nguồn Nitơ đột ngột từ sang .   Mẫu vi            khuẩn được thu hoạch trong từng giai đoạn rồi ly trích ADN và đem ly tâm trong khuynh độ tỉ trọng muối cesium chloride (CsCl) (ở tốc độ 40.000-50.000 vòng /1 phút từ 48 đến 72 giờ) để tách các ADN có tỉ trọng khác nhau.

            Khi đem ly tâm ADN được ly trích từ các tế bào vi khuẩn phát triển qua nhiều thế hệ trong  môi trường , ADN sẽ lắng xuống và tạo thành một vạch ở đáy ống nghiệm.  Ngược lại, khi ly tâm các ADN được ly trích từ các tế bào chỉ nuôi cấy trong môi trường , ADN sẽ nổi lên và tạo thành một vạch ở phần trên ống nghiệm.  Một hỗn hợp của ADN nặng (chứa ) và ADN nhẹ (chứa ) khi ly tâm sẽ tách thành hai vạch: vạch phía dưới tương ứng với ADN nặng và vạch phía trên tương ứng với ADN nhẹ.        

          

Hình 11.  Thí nghiệm của Meselson và Stahl

            Thí nghiệm cho thấy khi các tế bào chỉ có ADN nặng (cả hai sợi của ADN chỉ có trong baz purin và pyrimidin) phân cắt 1 lần trong môi trường thì ADN của tế bào mới sẽ có tỉ trọng trung gian giữa ADN nặng (chứa ) và ADN nhẹ (chứa ) nghĩa là ADN của tế bào mới có một nửa và một nửa

            Trong thí nghiệm tiếp theo, khi để cho các tế bào chỉ có ADN nặng phân cắt hai lần trong môi trường , các ADN của tế bào mới được đem ly tâm sẽ tạo thành hai vạch: một vạch ứng với ADN có tỉ trọng trung gian và một vạch ứng với ADN nhẹ.  Ðiều nầy rõ ràng chứng minh 2 sợi ADN bố mẹ đã tách ra và mỗi sợi đều làm khuôn để tổng hợp một sợi mới bổ sung (Hình 11). 

3. Cơ chế của sự sao chép

Quá trình sao chép của ADN là một quá trình phức tạp: liên kết hydro giữa 2 sợi của ADN phải bị phá vỡ, hai sợi mở xoắn tách rời nhau, các nucleotid bổ sung bắt cặp với các nucleotid trên sợi khuôn, các nucleotid mới phải liên kết hóa trị để thành lập sợi mới.  Mỗi bước có sự tham gia của 1 loại enzim chuyên biệt, xảy ra một cách nhanh chóng và chính xác.  Sự sao chép ADN ở nhóm sơ hạch và chân hạch có những điểm giống nhau.

            Sự sao chép của một phân tử ADN bắt đầu tại một vị trí đặc biệt gọi là điểm khởi đầu sao chép (origines of replication) và đi về hai hướng từ khởi điểm.  Trên mỗi sợi sự sao chép chỉ xảy ra theo một chiều (chiều di chuyển của enzim trên sợi khuôn).  Như ta đã biết, hai sợi của ADN phân cực ngược chiều nhau (một đầu tận cùng bằng và một đầu tận cùng bởi nhóm OH vì gắn với   của đường.  Cấu trúc nầy ảnh hưởng như thế nào đến sự sao chép? Enzim ADN polymeraz chỉ có thể gắn thêm các nucleotid vào đầu tự do của sợi ADN đang phát triển.  Như vậy, một sợi ADN mới chỉ có thể được kéo dài ra theo chiều .   

Hình 12.  Ðiểm khởi đầu sao chép ở vi khuẩn 

Ở vi khuẩn diểm khởi đầu là một đoạn ADN có trình tự đặc biệt.  Các protein khởi đầu quá trình sao chép của ADN (protein ADN B) nhận ra trình tự nầy và gắn vào ADN.  Sau đó enzim topoisomeraz (còn gọi là ADN gyraz) tháo xoắn, enzim rep tách rời hai sợi, tạo ra một chạc sao chép (replication fork) hình chữ Y (Hình 12).  Ở các tế bào chân hạch có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên phân tử ADN.

Sau khi hai phân tử topoisomeraz tách nhau ra từ điểm khởi đầu, ADN bắt đầu tháo xoắn và tách rời hai sợi dưới tác dụng của enzim helicaz (một enzim hoạt động tại góc của chạc sao chép).  Sau đó protein gắn sợi đơn  sẽ gắn vào dọc theo sợi ADN chưa bắt cặp, giữ cho sợi khuôn nầy căng ra cho tới khi các sợi bổ sung mới được tổng hợp.

            Sự kéo dài của sợi ADN mới tại chạc sao chép được xúc tác bởi một phức hệ enzim gọi là ADN polymeraz III.  Từng nucleotid lần lượt được gắn vào sợi ADN mới làm cho sợi nầy dài ra.  Ở vi khuẩn tốc độ gắn các nucleotid là khoảng 500 nucleotid/s, ở người khoảng 50 nucleotid/s.

Trên một sợi khuôn, ADN polymeraz III gắn chặc vào chạc sao chép, di chuyển dọc theo sợi khuôn và tổng hợp một sợi bổ sung liên tục bằng cách kéo dài sợi ADN mới theo chiều .  Sợi ADN được tổng hợp theo cơ chế nầy được gọi là sợi sớm (leading strand).  Ðể kéo dài sợi mới còn lại, enzim polymeraz phải di chuyển dọc theo sợi khuôn từ phía trong chạc ra ngoài ().  Sợi ADN được tổng hợp theo hướng nầy được gọi là sợi muộn (lagging strand).  Ngược với sợi sớm (được tổng hợp liên tục), sợi  muộn lúc đầu chỉ tổng hợp các đoạn ngắn, gọi là các đoạn Okazaki (R. Okazaki, người Nhật tìm ra).  Ở nhóm chân hạch, mỗi đoạn có khoảng 1.000 đến 2.000 nucleotid.  Sau đó một enzim là ligaz sẽ nối các đoạn Okazaki lại với nhau.

            Một điều cần lưu ý là nucleotid phải được gắn vào đầu một đoạn đã có sẵn gọi là đoạn mồi (primer).  Ðoạn mồi là một đoạn ngắn ARN.  Ở các tế bào chân hạch, khoảng 10 nucleotid được kết hợp với nhau nhờ enzim primaz để tạo thành đoạn mồi.  Chỉ cần một đoạn mồi để polymeraz bắt đầu tổng hợp sợi tổng hợp sớm của ADN mới.  Ðối với sợi tổng hợp muộn, mỗi đoạn Okazaki được tổng hợp cần có một đoạn mồi.  Sau đó enzim ADN polymeraz I sẽ thay thế các nucleotid của đoạn ARN mồi bằng các nucleotid và enzim ligaz nối tất cả các đoạn ADN thành một sợi (Hình 13).

Hình 13.  Sơ đồ biểu diễn cơ chế sao chép của ADN

4.Sự sao chép trong các bào quan

Ty thể và lạp thể có nhiều tính chất giống với nhóm sơ hạch, kể cả nhiễm sắc thể vòng.  Giả thiết thú vị nhất về sự giống nhau đó là các bào quan nầy từ xa xưa là các sinh vật sơ hạch sống tự do rồi sau đó đến sống cộng sinh với các tế bào chân hạch sơ khai.

Quan sát đầu tiên khám phá ra các bào quan có gen riêng của nó đến từ 1909, khi C.  Correns thông báo ở cây bông phấn Mirabilis jalapa, nở hoa về đêm, trên lá xanh xuất hiện các đốm trắng, sự thay đổi màu đó được chuyển vào tế bào chất của giao tử cái.  Correns đoán một cách chính xác rằng lạp thể phải chứa gen và tự sao chép, và sự thay đổi màu có thể xảy ra khi một hay nhiều gen tham gia vào sự tổng hợp diệp lục tố bị hư hỏng.  Vì cây không thể sống mà không có lục lạp chức năng, sự đột biến đã xảy ra trên một số lục lạp của cây có hôût (hạt phấn không có lục lạp).  Trong khi phân bào ở các lá đang phát triển, do ngẫu nhiên một số tế bào nhận lục lạp mang gen đột biến, các tế bào con được tạo ra từ tế bào thiếu lục lạp xuất hiện như một vệt dài trên lá.

            Bằng chứng đầu tiên về gen của ty thể có được vào năm 1938 khi T.  M.  Sonneborn khám phá ra các dòng Paramecium aurelia có một gen trong nguyên sinh chất  sản xuất ra một độc chất (lúc đầu gen nầy được gọi là yếu tố Kappa) giết chết các dòng khác.  Sau đó người ta biết rõ rằng độc chất đó là do gen của ty thể.  Giống như lục lạp, ty thể tự sao chép và được di truyền từ con cái (tạo trứng) trong tất cả các loài.

            Bây giờ chúng ta biết rằng sự sao chép ADN và sự phân cắt của ty thể cũng như lục lạp độc lập với sự sao chép của nhiễm sắc thể.  ADN của ty thể và lục lạp hầu như luôn luôn hình vòng, ngoại trừ ADN ty thể của 1 số nấm mốc và nguyên sinh động vật hình sợi.  Mỗi bào quan có một số bản sao ADN, và ADN nầy giống với ADN nhóm sơ hạch hơn là ADN nhân của nhóm chân hạch.  Tuy nhiên, nó có ít cặp baz hơn ADN vi khuẩn.  Chẳng hạn nhiễm sắc thể của E. coli mã hóa khoảng 300 sản phẩm trong khi gen ty thể ở động vật mã hóa độ 40.  Với số nầy thì không đủ để tổng hợp bào quan và vận hành (ở vi khuẩn, ít nhất 90 gen cần thiết để sao chép, phiên mã và giải mã).  Do đó trong quá trình tiến hóa, những gen cần thiết để bào quan hoạt động được chuyển vào trong nhân tế bào.

V. SỰ SỬA CHỮA ADN

Sự sao chép chính xác ADN là chức năng cơ bản của tế bào.  Các đột biến (những thay đổi ngẫu nhiên trong gen) thường làm gián đoạn quá trình này bằng cách phá hủy kiến trúc tinh vi của enzim.   Thông tin di truyền để tổng hợp protein cấu trúc, enzim, protein điều hòa...  có hàng trăm hoặc hàng ngàn baz, tỉ lệ sai sót dù thấp (1 trên 1.000 baz), dường như không có ý nghĩa nhưng hậu quả lại rất lớn.  Do đó ở nhóm sơ hạch và nhóm chân hạch đều có những enzim chuyên biệt để phát hiện và sửa chữa các đột biến.  Các enzim nầy giữ cho khuyết điểm sao chép ở mức thấp nhất và những enzim khác định vị và sửa chữa những tổn thương giữa những đầu sao chép.  Những enzim sửa chữa nầy gắn vào các nơi bị tổn thương trên ADN bằng những vị trí hoạt động của nó để xúc tác tạo ra những đoạn mới.

1. Sự  sửa chữa trong khi sao chép

Tỉ lệ sai sót của 1 enzim sao chép ở nhóm sơ hạch và nhóm chân hạch khoảng 3/1İđến 3/109 cặp.  Nếu các sai sót trên không được sửa chữa, sẽ có khoảng 1.000 protein bị thay đổi trong mỗi tế bào của người sau mỗi lần sao chép.  May mắn thay, phức hệ ADN polymeraz gồm 1 hay nhiều enzim đọc kiểm chứng mỗi baz và nhặt ra những khuyết điểm.  Kế đến, các enzim khác trong phức hệ polymeraz thay thế baz bổ sung trong mã đó, phức hệ tiếp tục di chuyển mà không cần kiểm tra lại lần thứ hai. 

2.  Sự sửa chữa các sai sót do đột biến

Các thông tin di truyền cũng bị đe dọa do sự thay đổi trình tự baz bởi nhiệt, phóng xạ, các hóa chất.  Tỉ lệ đột biến thường cao.  Chẳng hạn năng lượng nhiệt làm gãy các cầu nối giữa 5.000 purine (adenin và guanin) và 2 trục deoxiriboz ở mỗi tế bào người mỗi ngày.  Cytosin bị biến đổi thành uracil (nucleotid thường chỉ gặp ở ARN, và đọc nhầm bởi enzim sao chép và phiên mã) với tỉ lệ khoảng 100 trong mỗi tế bào trong 1 ngày.  Tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời làm cho các timin trong biểu bì da dính lại với nhau ở tỉ lệ cao.  Tuy nhiên, nhờ các enzim sửa sai hoạt động liên tục nên mức đột biến trong tế bào vẫn còn thấp hơn những khuyết điểm không được sửa chữa trong sự sao chép. Cách sửa chữa các sai sót do đột biến về cơ bản cũng giống như sự sửa chữa trong sao chép: enzim định vị, gắn vào các trình tự sai và nhặt ra rồi sợi bổ sung nguyên vẹn hướng dẫn sửa chữa.  Có khoảng 50 enzim định vị và sửa những khuyết điểm nầy.

Dù hệ thống sửa chữa chặc chẽ, một số đột biến vẫn tồn tại.  Rõ ràng, không hệ thống enzim nào hoàn chỉnh: có những khuyết điểm mất đi và những khuyết điểm khác được sửa chữa không đúng.  Ngoài ra, có những đột biến xảy ra ngay trước hoặc trong khi sao chép, không còn kịp để phát hiện hoặc sửa chữa.  Lại còn có những đột biến gây ra do hệ thống sửa chữa.

Một loại đột biến được biết rất rõ do enzim sửa chữa gây ra gọi là sự xóa  không khớp (misalignment deletion) (Hình14).  Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự mất vài cặp baz không xảy ra ở những vị trí ngẫu nhiên;  một số cặp baz dễ bị mất hơn những cặp baz khác.  Ðó là do các liên kết tương đối yếu giữa các cặp adenin và  timin: chỉ có 2 nối hydro, trong khi giữa guanin và cytosin có 3 nối (Hình 14A).  Các cầu nối hydro liên tục gãy và tái tạo, nó thường xuyên xảy ra, nhất là ở những vùng có nhiều cặp adenin-timin (Hình 14B).  Do ngẫu nhiên các cầu nối đó trong một đoạn ADN nhỏ bị gãy cùng một lúc.  Các cầu nối tái tạo tự nhiên nhưng thỉnh thoảng sự tái tạo cầu nối lại không đúng. Thí dụ khi một đoạn có nhiều cặp adenin- timin đang tách nhau ra tạm thời, có thể xảy ra sự việc hai sợi không khớp khi chúng bắt cặp lại (Hình 14C).  Enzim sửa chữa dời những baz không bắt cặp tạo ra sự không khớp (Hình 14D-E).  Sự sửa chữa nầy làm thay đổi ý nghĩa của gen, tạo ra những khuyết điểm trong sự giải mã  mARN của gen.

           

 

 

 

 

 

 

 

 Hình 14.  Sự xóa không khớp

             Sau cùng, một số đột biến không thể phát hiện được bởi các enzim sửa chữa.  Thí dụ: cytosin khi nhận thêm nhóm methyl tạo ra timin.  Nhưng vì timin là một trong bốn loại baz nên không có cách nào để xác định baz không đúng là timin (Hình 15).

  

                             Cytosin                        Cytosin bị                         Timin

                                                                   methyl hóa   

 

Hình 15.  Sự khử amin của Cytosin bị methyl hóa.