Trái với niềm tin truyền thống rằng
giống cái của động vật có vú chỉ có một kho trứng bẩm sinh duy nhất,
và cạn dần khi đến tuổi mãn kinh, một nghiên cứu trên chuột vừa cho
thấy chúng vẫn có thể sản xuất thêm trứng mới sau khi sinh nở.
Điều chắc chắn là ở động vật có
vú, giống đực vẫn tiếp tục sản sinh tinh trùng từ một kho tế bào
gốc. Nhưng từ thập kỷ 1950, các nhà sinh học đã khẳng định mạnh mẽ
rằng con cái trưởng thành (bao gồm cả phụ nữ) không có nguồn tế bào
gốc dự trữ đó, đồng nghĩa với việc họ chỉ "xài" hết số trứng sẵn có
từ khi được sinh ra, chứ không thể sản xuất thêm trứng mới. Số lượng
trứng này sẽ giảm dần cho đến tuổi mãn kinh, khi nguồn cung cấp cạn
Các nghiên cứu trong nhiều năm sau
đó cũng ủng hộ niềm tin này. Chẳng hạn, khi các nhà sinh học mở tử
cung chuột và đếm số nang trứng khỏe mạnh - các túi nhỏ mà ở đó
trứng mọc ra - họ thấy số lượng này giảm dần theo tuổi tác.
Jonathan Tilly cho biết nhóm
nghiên cứu của ông tại Bệnh viện tổng hợp Massachusetts ở Boston
(Mỹ) đã tiến hành một cách tiếp cận khác, nghiên cứu quá trình bít
nang trứng - quá trình suy thoái và chết của nang.
Họ phát hiện thấy các nang chết đi
rất nhanh trong tử cung chuột, đến mức lẽ ra nguồn trứng phải cạn
kiệt chỉ trong vài tuần, trong khi thực tế chuột cái còn có thể sinh
sản trong hơn một năm nữa. Điều này chứng tỏ các nang mới vẫn được
tạo ra ngay trong cơ thể trưởng thành từ các tế bào gốc.
Để chứng minh trực tiếp rằng các
trứng mới đang được tạo ra, nhóm nghiên cứu đã cấy một phần tử cung
của chuột thường vào trong những con chuột đã biến đổi gene (để có
thể tạo ra một protein phát sáng trong tất cả các tế bào của nó).
Sau vài tuần, tử cung cấy ghép đã mọc lên các nang mới, chứa các
protein phát sáng. Rõ ràng, tế bào gốc từ chuột biến đổi gene đã
thâm nhập vào vùng cấy ghép và hình thành tế bào trứng mới.
Nếu những tế bào gốc như vậy cũng
tồn tại ở phụ nữ, chúng có thể mở ra một hướng hoàn toàn mới trong
điều trị vô sinh.
|