ng dụng của Laser

  Nhiều tác giả                                         nguồn     vnExpress

 

 Câu 1-43   

1- Đẩy tàu vũ trụ nhẹ bằng vi sóng (phần cuối)
2- Tia laser phóng tàu vũ trụ
3- Phát hiện ung thư vú bằng tia laser
4- Công nghệ nano tạc tượng bò chỉ to bằng hồng cầu
5- Thiết bị điều khiển bằng laser giúp người tàn tật đi lại
6- Laser làm trẻ hoá khuôn mặt
7- Tăng tốc cuộc săn lùng người ngoài trái đất
8- Mỹ công bố chiếc đồng hồ chính xác nhất thế giới
9- Bệnh nhân chết "cháy" trên bàn mổ
10- Kỳ tích năng lượng: Máy laser lớn nhất thế giới
11- Ford Laser chưa thuyết phục người mua
12- Chống sâu răng bằng tia laser
13- Cầu nối laser giữa các vệ tinh
14- Artemis "tự hy sinh" để bay vào đúng quỹ đạo
15- Mỹ dội loại bom gì xuống Afghanistan?
16- Oman sẽ mua vũ khí của Mỹ trị giá 1,12 tỷ USD
17- Trị nám da bằng lazer - con dao 2 lưỡi
18- Ảnh laser về đống đổ nát của toà tháp đôi
19- Chế tạo mặt trời trong phòng thí nghiệm
20- Nam châm hoạt động bằng ánh sáng
21- Tia chớp kéo dài một phần nghìn tỷ tỷ giây
22- Một phần tỷ của một phần tỷ giây!
23- Động cơ lượng tử biến khí thải thành laser
24- Tạo ra từ trường mạnh nhất thế giới
25- Trạng thái thứ tư của vật chất
26- Đo khoảng cách trái đất - mặt trăng chính xác tới milimét!
27- Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
28- Khắc dấu bằng công nghệ laser
29- Làm tia laser đứng im trong tinh thể
30- Giấc mơ "đi ngược thời gian" có thể thành hiện thực
31- Máy phát laser mạnh nhất thế giới sắp ra mắt
32- Lần đầu tiên mổ thành công u não bằng tia laser
33- Điều trị chứng viễn thị bằng sóng radio
34- Phẫu thuật lão thị bằng laser Erbium
35- Sensor laser cho ngành công nghiệp luyện thép
36- Dùng laser di chuyển xung sáng trong khí lạnh 
37- Tạo được laser dải sóng rộng từ vật liệu bán dẫn
38- Dùng laser đưa các gene lạ vào tế bào
39- Laser dò mìn
40- Máy bay giấy đẩy bằng tia laser
41- Hướng dẫn mới về mổ mắt bằng laser
42- Ca mổ chữa động kinh bằng laser đầu tiên của Việt Nam 
43- Cai nghiện ma túy bằng laser theo phương pháp châm cứu

1-   Đẩy tàu vũ trụ nhẹ bằng vi sóng (phần cuối)

Thứ tư, 29/8/2001, 08:44 (GMT+7)

 

Tàu sử dụng năng lượng vi ba sẽ phụ thuộc và trạm năng lượng trên quỹ đạo.

Ngoài hệ thống đẩy bằng tia laser, người ta cũng đang xem xét một hệ thống đẩy khác, sử dụng vi sóng (vi ba). Năng lượng vi sóng rẻ hơn laser và dễ dàng đạt tới công suất cao hơn, nhưng đòi hỏi tàu có đường kính lớn hơn và thường được thiết kế giống với đĩa bay.

Công nghệ này phải mất nhiều năm hơn để phát triển so với các tàu nhẹ đẩy bằng laser, nhưng có thể đưa chúng ta đến những hành tinh khác.

Với hệ thống đẩy được cung cấp năng lượng bằng laser, nguồn điện sẽ là từ mặt đất. Trong khi đó, tàu vũ trụ được đẩy bằng vi sóng sẽ dựa vào năng lượng chiếu rọi xuống từ các nhà máy điện mặt trời ở trên quỹ đạo. Thay vì bị đẩy ra khỏi nguồn năng lượng của nó, các tàu nhẹ sẽ được nguồn năng lượng hút, kéo lên.

Trước khi con tàu nhẹ vi sóng có thể bay lên được, các nhà khoa học phải đưa vào trong qũy đạo một nhà máy điện năng lượng mặt trời có đường kính 1 km. Leik Myrabo, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tàu vũ trụ nhẹ, tin tưởng rằng một nhà máy như thế có thể phát ra tới 20 gigawatt điện. Ở quỹ đạo bên trên trái đất 500 km, nhà máy điện sẽ chiếu rọi năng lượng xuống một tàu vũ trụ nhẹ hình đĩa, rộng 20 m, có khả năng chở 12 người. Hàng triệu ăng ten nhỏ li ti bao phủ mặt trên của con tàu này sẽ biến đổi các vi ba thành điện. Chỉ trong hai lần bay quanh quỹ đạo, nhà máy điện sẽ có thể thu thập được 1.800 gigajoule năng lượng và chiếu rọi 4,3 gigawatt điện xuống con tàu nhẹ, giúp đưa nó lên quỹ đạo.

Tàu vũ trụ nhẹ vi ba này sẽ được trang bị hai nam châm rất mạnh và ba loại động cơ đẩy. Các pin mặt trời bao phủ mặt trên của tàu được sử dụng để sản xuất ra điện. Nguồn điện sau đó sẽ ion hoá không khí và đẩy con tàu chở khách này xuất phát. Một khi được phóng lên, tàu sử dụng bộ phận phản xạ ánh sáng ở bên trong nó để đốt nóng không khí xung quanh con tàu và vượt qua hàng rào âm thanh.

Khi đã ở trên không trung, nó sẽ nghiêng sang một bên để đạt được vận tốc siêu thanh. Một nửa năng lượng viba lúc này có thể được phản hồi ở đằng trước con tàu để đốt nóng không khí và tạo ra một cụm khí, cho phép con tàu xuyên qua bầu khí quyển với vận tốc gấp 25 lần vận tốc âm thanh và bay vào quỹ đạo. Vận tốc cao nhất của con tàu khi lên đến đỉnh điểm gấp khoảng 50 lần vận tốc âm thanh.

Nửa năng lượng viba còn lại được ăng ten thu của con tàu biến đổi thành điện và được dùng để cung cấp năng lượng cho hai động cơ điện từ của con tàu. Sau đó, những động cơ này sẽ gia tốc luồng khí phụt ra đằng sau con tàu, hoặc không khí phun ra xung quanh con tàu. Điều này sẽ làm cho con tàu có thể khử bất kỳ tiếng nổ âm thanh nào, giúp cho nó bay với vận tốc nhanh hơn tiếng động trong sự tĩnh lặng hoàn toàn.

Thế Giới Mới (Theo USA Today)

2-   Tia laser phóng tàu vũ trụ

Thứ ba, 28/8/2001, 08:39 (GMT+7)

 

Khi rung động, tia laser đốt nóng không khí cho đến khi cháy. Mỗi lần không khí cháy lại tạo ra một tia sáng loé lên.

 

Để thoát khỏi sức hút trái đất, lâu nay, loài người vẫn sử dụng tàu con thoi, loại tàu phải mang theo hàng tấn nhiên liệu và hai tên lửa đẩy lớn. Nhưng không lâu nữa, các con tàu vũ trụ sẽ lướt vào không gian trên một chùm tia laser, cần rất ít hoặc không cần chất nổ đẩy và không hề gây ô nhiễm.

Ý tưởng cơ bản đằng sau kỹ thuật đẩy bằng ánh sáng là sử dụng các tia laser từ mặt đất để đốt nóng không khí đến mức làm không khí nổ tung, đẩy con tàu tiến lên phía trước. Nếu thành công, kỹ thuật đẩy bằng ánh sáng sẽ làm con tàu nhẹ hơn hàng nghìn lần, hiệu quả hơn so với các động cơ tên lửa sử dụng chất hoá học và không gây ô nhiễm.

Chúng ta sẽ xem xét hai kiểu hệ thống đẩy tiên tiến: một kiểu có thể đưa chúng ta từ trái đất lên mặt trăng chỉ trong vòng 5 giờ rưỡi và kiểu kia có thể đưa chúng ta du lịch hệ mặt trời trên các “xa lộ ánh sáng”.

Tàu vũ trụ nhẹ được đẩy bằng laser

Ánh sáng rực rỡ là không khí đang cháy dưới vành tàu.

Ý tưởng được bắt đầu tại Học viện tổng hợp Resselaer ở Troy, bang New York, Mỹ. Tiếp đó, Công ty Lightcraft Technologies đã có vài thử nghiệm thành công với loại tàu nhẹ này. Nguyên lý rất đơn giản: con tàu sử dụng các tấm gương để thu nhận và hội tụ chùm laser chiếu vào, rồi đốt nóng không khí đến độ không khí nổ tung, đẩy con tàu đi.

Dưới đây là các thành phần của hệ thống đẩy mang tính cách mạng này.

Tia laser carbon dioxit: Tia laser xung 10 kW đang được sử dụng để thử nghiệm con tàu nhẹ này là một trong số những tia mạnh nhất thế giới.

Gương parabole: Phần đáy của tàu vũ trụ là một gương để hội tụ chùm laser vào khoang chứa không khí hay chất nổ đẩy trên tàu. Vật truyền thứ hai, nằm trên mặt đất, là một gương giống như kính viễn vọng được dùng để hướng chùm tia laser lên con tàu.

Khoang hút thu: Không khí được hướng vào trong khoang này; tại đây không khí bị đốt nóng lên bởi chùm laser, giãn nở ra và đẩy con tàu đi.

Hydro trên tàu: Một lượng nhỏ chất nổ đẩy hydro được sử dụng để đẩy tên lửa khi khí quyển quá loãng không thể cung cấp đủ không khí.

Trước khi bay lên khỏi mặt đất, một luồng không khí nén sẽ đẩy nhẹ con tàulên đến vận tốc khoảng 10.000 vòng/phút. Khi nó đang lượn xoáy với một tốc độ tối ưu, tia laser sẽ được bật lên, thổi con tàu lên không trung. Tia laser 10 kW này rung động ở mức từ 25-28 lần/giây. Bằng cách rung động, nó liên tục đẩy con tàu lên phía trên. Chùm tia sáng được hội tụ bởi gương parabole ở đáy của con tàu đốt nóng không khí lên tới khoảng từ 10.000-30.000 độ C, nóng hơn bề mặt của mặt trời vài lần. Khi không khí bị đốt nóng đến nhiệt độ cao như vậy, nó sẽ biến đổi sang thể plasma (loại khí có số lượng các hạt mang điện âm, dương, tương đương nhau trên mặt trời và phần lớn các vì sao) - thể plasma này sau đó nổ tung để đẩy con tàu lên phía trên.

Công ty Lightcraft Technologies đã vài lần thử nghiệm một tàu nhẹ nguyên mẫu nhỏ tại bãi tên lửa White Sands ở bang New Mexico. Vào tháng 10/2000, con tàu nhẹ thu nhỏ, có đường kính 12,2 cm và chỉ nặng 50 g đã đạt được độ cao 71 m. Trong năm 2001, Lightcraft Technologies hy vọng sẽ đưa được nguyên mẫu con tàu nhẹ lên tới độ cao khoảng 152 m. Sẽ cần tới tia laser 1 MW để đưa một vệ tinh nặng 1 kg vào một quỹ đạo thấp. Tuy mô hình này được làm bằng loại nhôm dành để sản xuất máy bay, nhưng con tàu nhẹ khi được sản xuất thực sự có thể được làm carbua silic.

Ngoài ra, người ta cũng sẽ đặt các gương bên trong con tàu để chiếu một số chùm năng lượng về phía trước. Sức nóng từ chùm laser sẽ tạo ra một cụm khí làm chệch hướng đi của một phần luồng không khí đi qua con tàu, từ đó giúp giảm bớt ma sát và giảm lượng khí nóng mà con tàu hấp thụ.

Phần II - Tàu vũ trụ nhẹ được đẩy bằng vi sóng

(Theo USA Today)

3-  Phát hiện ung thư vú bằng tia laser

Thứ bảy, 25/8/2001, 08:10 (GMT+7)

 

Việc chẩn đoán sớm ung thư vú là rất quan trọng.

Viện Lawrence Liverinore Laboratory (Mỹ) đã chế tạo thành công một mũi kim laser để "truy lùng" các tế bào ung thư vú. Chỉ cần đâm nhẹ vào vú, kim laser sẽ lập tức phân tích các tế bào và chuyển tín hiệu đến hệ thống máy điện toán nối liền với nó.

Các bác sĩ sẽ theo dõi kết quả chẩn đoán trên màn ảnh. Bang California là nơi đầu tiên tiến hành xét nghiệm bằng kim laser. Phương pháp này cho kết quả chính xác không thua kém kỹ thuật sinh thiết vẫn được áp dụng từ trước đến nay. Đặc biệt, nó tiện lợi hơn cho bệnh nhân vì không phải cắt vài tế bào vú để mổ xẻ trong phòng thí nghiệm như kỹ thuật sinh thiết.

Sài Gòn Giải Phóng


4-  Công nghệ nano tạc tượng bò chỉ to bằng hồng cầu

Thứ sáu, 17/8/2001, 09:42 (GMT+7)

 

Con bò tí hon cũng có đủ hai tai, đuôi và các bắp thịt.

Các nhà khoa học Đại học Osaka, Nhật, mới đây đã thực hiện được một tác phẩm điêu khắc độc đáo và là một kỳ công: dùng tia laser tạc tượng một con bò bằng nhựa trong, có kích thước chỉ to bằng một hồng cầu trong máu.

Thành công này mở đường cho việc chế tạo các thiết bị nhỏ xíu phục vụ các cuộc vi phẫu trong cơ thể người.

Bức tượng con bò này dài 10 micromet (1micromet bằng 1/1.000 milimet) nên chỉ có thể chiêm ngưỡng được qua kính hiển vi điện tử mà thôi. Nó cũng có đủ các chi tiết như hai cái sừng, đuôi và các bắp thịt, được tạc bằng kỹ thuật bắn tia laser dưới sự kiểm soát của một chương trình điện toán. Theo kỹ thuật này, nhựa sẽ đông đặc lại tại những nơi hai tia laser gặp nhau.

Trước đây, những bức tượng có kích thước nhỏ như vậy mới chỉ được giới hạn bằng những bề mặt hai chiều rồi dán keo lại với nhau để tạo thành hình ảnh ba chiều nên tác phẩm trông rất thô sơ.

Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn tạc được một lò xo nhỏ xíu cũng bằng chất nhựa đó, có thể co giãn như một lò xo thông thường.

Tuổi Trẻ (theo BBC)

 

5- Thiết bị điều khiển bằng laser giúp người tàn tật đi lại

Thứ bảy, 11/8/2001, 09:03 (GMT+7)

 

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Virginia (Mỹ) đang thử nghiệm một mẫu thiết bị dành cho những người lớn tuổi không có khả năng đi lại. Thiết bị này có hình dáng tương tự như xe đẩy tay của trẻ con, có cần lái và phanh xe bằng điện được điều khiển bằng tia laze.

Thông qua động cơ gắn kèm, các tia laze giúp nhận biết quang cảnh xung quanh người điều khiển, dự đoán hướng di chuyển của họ để kịp thời bẻ lái bánh xe trước đồng thời kẹp chặt bánh xe sau. Nếu phát hiện có vật cản, xe sẽ tự động bẻ lái tránh sang một bên. Người điều khiển xe sẽ không sợ ngã vì đã có phanh xe tự động. Các nhà nghiên cứu hy vọng sắp tới họ sẽ thiết kế thêm cho xe chức năng nhận biết giọng nói con người.

Người Lao Động (theo Now)

6-  Laser làm trẻ hoá khuôn mặt

Thứ hai, 30/7/2001, 11:31 (GMT+7)

 

Một phụ nữ trước và sau khi điều trị bằng tia laser.

Một trong những ứng dụng kỳ diệu của chùm ánh sáng này là có độ tập trung rất cao làm trẻ hoá bộ mặt thông qua việc xóa nhoà các vết nhăn trên má và các vết chân chim ở hai bên khoé mắt, làm nhạt đi các vết tàn nhang...

Hai loại tia laser thường được sử dụng vì mục đích này là chùm tia CO2 và chùm tia UltraPuls. Những tia này dội một thứ ánh sáng màu vàng cam lên trên bề mặt da, nơi có nhiều vết nhăn và thấm vào vùng tế bào dưới da. Chúng làm tiêu biến đi một lượng nước nhất định ứ đọng ở các mô dưới da, là nguyên nhân làm cho da trở nên không bằng phẳng, tạo nên nếp nhăn. Ngoài ra, các tia này còn kích thích sự liên kết của các của sợi collagen, làm tăng độ đàn hồi của da.

Sau nhiều liệu trình chữa trị bằng tia laser, các nếp nhăn trên da sẽ bị mờ dần, độ chun dãn được khôi phục, khiến cho khuôn mặt trở nên trẻ trung hẳn. Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp chiếu tia laser và sử dụng các loại sữa dưỡng da, một số vitamin và chế độ ăn nhiều rau quả tươi, uống đủ nước đã tỏ ra rất thành công.

(Theo Sức Khỏe&Đời Sống)

7-  Tăng tốc cuộc săn lùng người ngoài trái đất

Thứ tư, 25/7/2001, 14:19 (GMT+7)

 

Hệ thống dò laser mới.

Các nhà thiên văn học Mỹ đang mở rộng cuộc tìm kiếm tín hiệu phát đi từ những nền văn minh ngoài trái đất (SETI) bằng một hệ thống dò ánh sáng mới nhất, có thể nhận biết những xung laser cực ngắn và cực mạnh.

Theo ông Frank Drake, Chủ tịch Học viện SETI (Mỹ), đây có thể là "cuộc săn lùng nền văn minh ngoài trái đất quy mô nhất từ trước đến nay".

Năm 1960, Drake là người đầu tiên chủ trương tìm kiếm SETI bằng cách kết nối các ăng ten thành một hệ thống đa kênh có thể tiếp nhận các tín hiệu radio. Tuy nhiên, lần này thì khác. Drake và đồng nghiệp "sẽ tìm kiếm những xung laser cực ngắn và cực mạnh từ các hành tinh khác chứ không phải các tín hiệu radio".

Hệ thống dò ánh sáng mới được thiết kế và lắp ráp bởi các nhà nghiên cứu California, gồm 3 máy dò laser ghép lại. Các nhà khoa học hy vọng nó chỉ thông báo sai nhiều nhất một lần trong năm.

Hiện nay, nhóm khoa học này đã dò khoảng 300 hệ thống sao rời rạc và một số ít nhóm sao. Trong những năm tới, họ dự định sẽ quan sát ít nhất một hệ sao mỗi tuần.

Minh Hy (theo BBC)

8-  Mỹ công bố chiếc đồng hồ chính xác nhất thế giới

Thứ sáu, 13/7/2001, 10:22 (GMT+7)

 

Đồng hồ nguyên tử quang học, liệu đã tới hạn của độ chính xác.

Sử dụng công nghệ laser phức tạp và một đơn nguyên tử thuỷ ngân, các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra chiếc máy đo thời gian chính xác gần như tuyệt đối, với sai số 1 giây trong cả cuộc đời của vũ trụ - khoảng 15 tỷ năm.

Các nhà khoa học tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia ở Boulder, Colorado, đã phát triển một loại đồng hồ nguyên tử mới có thể "tíc tắc" một triệu tỷ lần trong mỗi giây, chính xác gấp 100-1.000 lần so với các đồng hồ vi sóng - xezi hiện nay.

Chiếc đồng hồ này được gọi là đồng hồ nguyên tử quang học, vì nó áp dụng công nghệ laser, đo những khoảng thời gian ngắn nhất từng được ghi nhận tới nay. Nguyên lý làm việc tương tự như các loại đồng hồ nguyên tử ra đời từ thập kỷ 50, nhưng thay vì vi sóng, nó sử dụng ánh sáng quang học có tần số cao hơn, cung cấp thời gian chính xác hơn.

Tương lai, loại đồng hồ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực cần độ chính xác cao như các thiết bị vệ tinh, Internet, phân phối điện, nhà băng...

Đâu là tới hạn của đồng hồ?

Từ nguyên mẫu đầu tiên tới nay, đồng hồ đã trải qua lịch sử hàng thiên niên kỷ. Vào năm 1088, người Trung Quốc tạo ra chiếc đồng hồ nước đầu tiên với sai số 100 giây/ngày. Thế kỷ 17 là đồng hồ quả lắc với sai số 10 giây/ngày. Đến thập kỷ 30 của thế kỷ 20, đồng hồ chính xác nhất báo giờ với sai số 1 giây/3 ngày.

Tiếp đó là các thế hệ đồng hồ nguyên tử, hoạt động dựa trên nguyên tắc đo đạc chính xác vi sóng phát ra từ các nguyên tử nào đó. Công nghệ này cho phép các nhà khoa học có được định nghĩa rõ ràng về giây: Giây là khoảng thời gian tương đương với 9.192.631.770 chu kỳ bức xạ của xezi (một chu kỳ bức xạ là khoảng thời gian một nguyên tử xezi -113 chuyển từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác).

Năm 1995, đồng hồ nguyên tử tốt nhất được tạo ra theo cách này có sai số 1 giây/15 triệu năm.

Nguyên lý trên cũng được áp dụng cho loại đồng hồ nguyên tử mới. Tuy nhiên, thay vì đo thời gian chuyển đổi giữa các mức năng lượng trong nguyên tử xezi, người ta sử dụng khoảng thời gian chuyển đổi quang học, với tần số cao hơn, từ đó tạo ra những chiếc đồng hồ chính xác hơn.

Đăng trên tạp chí Science, Diddams và đồng nghiệp cho biết loại đồng hồ này dựa trên tần số quang học của một ion thuỷ ngân làm lạnh, nối với một máy tạo dao động laser, hoạt động giống như đồng hồ quả lắc tạo ra tiếng tíc tắc.

Không nghi ngờ gì nữa, chiếc đồng hồ này sẽ là công cụ đắc lực cho các ngành công nghệ cao trong tương lai.

B.H. (theo BBC, 13/7)

9- Bệnh nhân chết "cháy" trên bàn mổ

 

Thứ ba, 19/6/2001, 08:28 (GMT+7)

Ông Armando Borracino, 56 tuổi, phải phẫu thuật cắt bỏ khối u ở họng tại một bệnh viện phía nam thành phố Salerno (Italia). Cuối tuần trước, trong khi đang phẫu thuật bằng tia laser, các bác sĩ tại bệnh viện này đã "sơ ý" chiếu tia laser làm cháy khí quản của bệnh nhân, khiến ông này tử vong. Giám đốc bệnh viện đã phải từ chức và 3 bác sĩ bị đình chỉ.

Lao Động (theo Reuters)

10 - Kỳ tích năng lượng: Máy laser lớn nhất thế giới

Thứ ba, 12/6/2001, 10:05 (GMT+7)

 

Trong khoảng thời gian bằng 1/10 tỷ giây, máy siêu laser Jena sẽ phóng ra một nguồn năng lượng bằng tổng năng lượng của tất cả các nhà máy điện trên thế giới cộng lại. Đây sẽ là một bước tiến lớn nhất trong lịch sử ứng dụng laser.

Hôm qua (11/6), nhóm Roland Sauerbrey, Học viện Quang học và Lượng tử điện, Đại học Jena (Đức) kết hợp với 10 viện nghiên cứu nổi tiếng khác (trong đó có Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, Mỹ) đã công bố dự án xây dựng chiếc máy laser lớn nhất thế giới. Máy được xây dựng theo mô hình hiện đại, gồm 4.500 điôt laser mắc song song với nhau. Trong đó mỗi điôt sẽ có công suất tương đương với 100.000 lần công suất của máy quét laser dùng trong ổ đĩa CD hiện nay.

Người phụ trách dự án, ông Sauerbrey, cho biết toàn bộ số điôt laser này sẽ do Công ty Jenoptik AG, Đức sản xuất. Tổng dự án kéo dài 4 năm. Khi ra mắt máy laser Jena sẽ có công suất 1.000 tỷ Watt!

Khi nghiên cứu sản xuất máy laser Jena, Sauerbrey còn đạt được một “kỳ tích không gian” khác. Trong khi các máy phóng laser có công suất lớn hiện nay phải cần một diện tích tương đương với cả một sân vận động, thì máy siêu laser Jena của ông được đặt trong một phòng thí nghiệm vỏn vẹn có 200 m2!

Máy siêu laser Jena sẽ đóng góp lớn cho việc sản xuất đồng vị phóng xạ dùng cho chẩn đoán y học và trị liệu bằng tia X. Mặt khác, với cường độ siêu mạnh, máy có thể giúp khử xạ chất thải nguy hiểm. Hiện nay, chất thải loại này được xử lý bằng cách bọc trong vỏ chì, sau đó chôn sâu xuống lòng đất hoặc thả xuống đáy biển.

Minh Hi (theo SPIEGEL, 12/6)

11-  Ford Laser chưa thuyết phục người mua

Thứ hai, 31/12/2001, 08:27 (GMT+7)

 

ùng
Ford Laser giống Mazda 323.

Với mức giá của chiếc LS là 23.000 và Deluxe là 25.900 USD, Ford Laser chưa thực sự hấp dẫn. Bề ngoài xe không bắt mắt. Động cơ xăng 1.6 DOHC làm xe không vọt lên nhanh chóng khi xuất phát.

Kiểu dáng

Việc Mazda và Ford Motor sáp nhập làm cho nhiều mẫu xe của họ có phong cách pha trộn. Chỉ nhìn thoáng qua cũng nhận ra chiếc Ford Laser có những nét phảng phất của chiếc Mazda 323. Có những đánh giá trái ngược nhau, một số cho rằng có giống nhau một chút cũng không sao. Ngược lại, nhiều người không muốn xe của mình giống mẫu xe khác.

Nội thất

Nội thất không sang nhưng rộng.

Gam màu nội thất xám - xanh không sang trọng, song tạo cảm giác rộng hơn cho không gian bên trong. Ghế lái thiết kế hợp lý, trên chiếc Laser Deluxe có nấc chỉnh độ cao. Bảng đồng hồ không có gì mới về thiết kế, đơn giản và dễ nhìn. Có vẻ như hàng ghế sau của Ford Laser chỉ dành cho 2 người, vì nếu là 3, thì người ngồi giữa rất gò bó, không có chỗ để chân bởi sàn xe gồ hẳn lên. Thành để tay hẹp, không thoải mái, cửa xe đóng mở không êm.

Vận hành

Động cơ 1.6 lít của Ford Laser khá khỏe và đầm, hệ thống treo độc lập kiểu Mac Pherson tạo hiệu quả tốt khi xe chạy trên đường xấu. Đáng tiếc là cách âm của Ford Laser hơi kém, cửa kính đóng kín nhưng tiếng ồn bên ngoài vẫn lọt vào khá rõ, mỗi lần nhấn ga tiếng máy gầm lên trong xe. Một số chủ xe Ford Laser thực sự thất vọng bởi nhược điểm này.

Không phải ngẫu nhiên, số lượng Ford Laser bán ra tăng giảm thất thường. Chỉ thêm khoảng 2.000 USD, khách hàng có thể mua được những mẫu xe khác tiện nghi hơn với động cơ 1.8 lít mạnh mẽ.

(Theo Ôtô Xe Máy)

12-  Chống sâu răng bằng tia laser

Thứ ba, 18/12/2001, 09:07 (GMT+7)

 

Đây là một phương pháp đem lại hiệu quả đến 98%, vừa được nhà nghiên cứu Stephen Hsu (Đại học Quốc gia Singapore) tìm ra. Trong đó, tia laser được sử dụng để tạo một lớp bảo vệ, giúp răng chống lại các axit do những vi sinh vật gây bệnh sâu răng sản sinh ra. 

Men răng được tạo bởi khoảng 97% tinh thể và chỉ 1% hợp chất hữu cơ. Hợp chất này có tác dụng như một giàn khung căn bản để dựng các tinh thể. Giữa hợp chất hữu cơ và tinh thể có những khe hở nhỏ, rất dễ bị vi khuẩn và các loại axit tấn công, gây bệnh sâu răng. Hsu đã dùng tia laser ở nhiệt độ thấp để nấu chảy hợp chất hữu cơ, tạo ra một "tấm áo giáp" che các khe hở đó.

Việc dùng tia laser bảo vệ răng đã được tiến hành trong 3 thập niên qua. Tuy nhiên, trước Hsu, để tạo được màng bảo vệ, người ta phải dùng tia laser nóng 1.000 độ C hoặc cao hơn để nấu chảy các tinh thể. Tấm chắn được tạo ra sẽ yếu hơn và răng sẽ bị nguy hiểm hơn so với phương pháp mới.

Phương pháp mới chống sâu răng bằng laser đang ở trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Nếu thành công, đây sẽ là một biện pháp hữu hiệu giúp con người duy trì được sự chắc khỏe của hàm răng.

Tuổi Trẻ (theo Mignews)

13-  Cầu nối laser giữa các vệ tinh

Thứ bảy, 24/11/2001, 14:16 (GMT+7)

 

Vệ tinh SPOT 4 ở quỹ đạo cách trái đất 832 km.

Lần đầu tiên, hai vệ tinh ở khoảng cách trên 30.000 km đã trao đổi thông tin được với nhau thông qua một chùm laser. Kỹ thuật này cho phép các vệ tinh ở quỹ đạo thấp gửi thông tin nhanh chóng và ổn định xuống trạm xử lý dưới mặt đất thông qua một vệ tinh địa tĩnh ở quỹ đạo cao hơn.

Trong thử nghiệm lần này, cầu nối laser (laser link, là một chùm laser có đường kính vài mét) đã có thể truyền các dữ liệu và hình ảnh với tốc độ 5 megabits trong một giây. Hiện các nhà khoa học đang phát triển một đường truyền mới có dung lượng lớn hơn nhiều, cho phép truyền cả âm thanh và hình ảnh. Ông Gotthard Oppenhaeuser, người điều hành dự án vệ tinh Artemis của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), nói: "Chúng tôi hướng tới thế hệ cầu laser mới, kích cỡ chỉ bằng một phần tư hiện nay, nhưng có thể truyền dữ liệu với tốc độ 5 gigabits trong một giây".

Các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống laser có tên là SILEX (do Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA và Cơ quan Vũ trụ Pháp CNES triển khai) để nối vệ tinh Artemis với vệ tinh thiên văn SPOT 4. Chùm laser này được điều chỉnh tinh vi, cho phép SPOT 4 chuyển lượng dữ liệu lớn với tốc độ nhanh tới Artemis.

Artemis bay ở quỹ đạo địa tĩnh, cách trái đất 31.000 km, trong khi SPOT 4 di chuyển với tốc độ 7.000 m/s ở độ cao 832 km. Bởi vậy, cầu nối laser phải được "thiết lập" rất chính xác. Theo ông Oppenhaeuser, đường truyền laser gọn hơn, chắc chắn hơn và cần ít năng lượng hơn hệ thống thu - phát sóng vô tuyến.

Việc gửi thông tin từ các vệ tinh quan trắc như SPOT 4 về trái đất hiện kéo dài cả tiếng đồng hồ, bởi vì thông tin phải đi qua nhiều trạm: Trước hết, vệ tinh cần lưu giữ thông tin khi nó chuyển động trên quỹ đạo. Sau đó, nó gửi dữ liệu xuống một trạm trên mặt đất. Ở trạm này, thông tin lại được sắp xếp lại một lần nữa trước khi được gửi qua sóng radio tới trung tâm xử lý.

Nay, sử dụng cầu nối laser, các nhà khoa học đã có thể rút ngắn thời gian truyền tin từ các vệ tinh ở quỹ đạo thấp xuống mặt đất. Đồng thời, đường truyền bằng laser cũng tỏ ra ổn định hơn rất nhiều.

Kế hoạch kết nối các vệ tinh bằng cầu laser đã được các nhà quân sự Mỹ vạch ra từ những năm 1990, nhưng đến nay họ vẫn chưa đạt được thành tựu nào đáng kể. Thực ra, họ chỉ có tham vọng thử nghiệm cầu nối 2.500 km - một khoảng cách quá ngắn so với đoạn đường 30.000 km giữa Artemis và SPOT 4. Vì vậy ngay cả khi thành công, kế hoạch của các nhà khoa học Mỹ cũng ít có giá trị sử dụng.

Minh Hy (theo NewScientist)

14-  Artemis "tự hy sinh" để bay vào đúng quỹ đạo

Thứ ba, 24/7/2001, 09:42 (GMT+7)

 

Mô hình vệ tinh Artemis.

Trong nỗ lực cuối cùng để tự cứu mình, vệ tinh viễn thông hiện đại nhất của châu Âu, Artemis, trị giá 821 triệu euro, sẽ phải "ăn" đến nguồn nhiên liệu hoá học và ion dự trữ. Nhờ vậy, nó có thể bay vào đúng quỹ đạo, chấp nhận giảm đi đáng kể tuổi thọ.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết, hệ thống đẩy trên Artemis chỉ có thể giúp vệ tinh điều chỉnh hoặc đổi vị trí nhỏ, chứ không thể tự đưa nó ra khỏi quỹ đạo được. Muốn bay lên quỹ đạo dự tính (cách trái đất 36.000 km), Artemis cần phải khởi động hệ thống nhiên liệu hoá học và ion dự trữ, điều này sẽ khiến cho tuổi thọ 10 năm của nó bị rút ngắn. Tuy nhiên, đây là giải pháp duy nhất.

Artemis là vệ tinh viễn thông lớn nhất và hiện đại nhất của châu Âu, dự định sẽ sử dụng để trao đổi dữ liệu và liên lạc bằng giọng nói giữa các trạm di động trên mặt đất như trên ôtô, tàu hoả... Đây cũng là vệ tinh đầu tiên giúp các nhà nghiên cứu quản lý các vệ tinh trên quỹ đạo thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho Trạm Không gian Quốc tế liên lạc với các vệ tinh khác.

Artemis được tên lửa Ariane-5 của Pháp phóng đi ngày 12/7 tại Guiana. Sau đó, một sự cố ở khoang nhiên liệu tên lửa đã khiến Artemis bay vào quỹ đạo thấp hơn 18.000 km so với tính toán. Cùng chung số phận với Artemis ngày 12/7 còn có chiếc Bsat-2b, vệ tinh truyền hình trực tiếp của Nhật Bản. Nó cũng bị phóng vào quỹ đạo thấp hơn so với dự tính. Các quan chức của nước này cho biết, "Bsat-2b coi như đã mất".

Minh Hy (theo CNN)

15-  Mỹ dội loại bom gì xuống Afghanistan?

Thứ năm, 11/10/2001, 10:00 (GMT+7)

 

Nhân viên bảo dưỡng máy bay ra dấu đã kiểm tra xong JDAM, sẵn sàng cho chiếc F/A 18C lên đường không kích.

Phi công Mỹ rất khoái loại bom đang được sử dụng trong chiến dịch quân sự chống lại Taliban. Với JDAM - tên tắt của vũ khí mới, họ không phải hạ thấp độ cao tìm mục tiêu như khi dùng bom định vị bằng laser. Họ chỉ cần nhấn nút và ung dung trở về căn cứ, chắc chắn rằng nhiệm vụ đã hoàn thành.

Trái bom sau đó sẽ phối hợp với hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) tìm diệt mục tiêu. Bộ não của bom chính là một thiết bị nhận tín hiệu GPS, được lập trình trước. Thiết bị nhỏ này điều chỉnh hướng bay nhờ các "vây" trên đuôi quả bom, theo các dữ liệu về toạ độ mà hệ thống vệ tinh cung cấp.

Được dẫn đường nhờ các tín hiệu GPS, JDAM hoạt động hiệu quả cả trong thời tiết xấu. Trong khi đó, bom định vị bằng laser, rất dễ đi lạc nếu gần mặt đất có khói hay sương mù.

An toàn hơn, chính xác hơn

Dùng bom định vị bằng laser, phi công phải hạ thấp độ cao để xác định mục tiêu, sau đó chiếu luồng laser để hướng dẫn trái bom áp sát mục tiêu. Độ thấp đồng nghĩa với nguy hiểm lớn. Hơn nữa, tia laser có thể bị lệch đi do ảnh hưởng của các tác nhân thời tiết hay khói dày đặc thường có ở các trận địa. Do vậy, trái bom có thể bị chệch hướng vào những phút cuối cùng.

JDAM không đòi hỏi phi công phải xác định mục tiêu tấn công cụ thể. Do vậy, máy bay được phép thả bom từ độ cao an toàn. Theo thiết kế, bom có thể tới gần mục tiêu định sẵn trong khoảng bán kính 1m. Chính vì thế, JDAM còn được gọi là "bom chính xác".

Tuy nhiên, "bom chính xác" đôi khi vẫn để tuột mất con mồi, chủ yếu do phân tích toạ độ mục tiêu sai ngay từ ban đầu.

Gót chân Asin

Khâu xác định mục tiêu được tiến hành khá công phu. Các vệ tinh và máy bay do thám thu thập rất nhiều thông số về hình ảnh, tia xạ, sự thay đổi về nhiệt để tìm hang động, các đường hầm và binh lính. Những dữ liệu này, cùng với các tin tức tình báo, được tổng hợp lại. Một sai sót nhỏ trong quá trình thu thập và xử lý thông tin có thể khiến toạ độ mục tiêu không chính xác.

Hơn nữa, do dựa vào tín hiệu từ vệ tinh, JDAM có thể bị đánh lừa nếu như đối phương xây dựng một đài phát làm nhiễu các tín hiệu GPS. Dĩ nhiên, điều này đòi hỏi trình độ công nghệ cao với các điều kiện nghiên cứu tốt. Theo các quan chức Lầu Năm Góc, đây là điều mà Taliban chưa làm được.

H.F. (theo ABC)

16-  Oman sẽ mua vũ khí của Mỹ trị giá 1,12 tỷ USD

Thứ sáu, 5/10/2001, 11:20 (GMT+7)

 

Thiết bị quân sự mà Mỹ dự định sẽ trao cho Oman nay mai gồm có, 12 máy bay chiến đấu F-16, bom định hướng bằng laser, 50 tên lửa cùng một loạt vũ khí tinh vi khác. Oman hiện là một đồng minh quan trọng ở vùng Vịnh, ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.

Lầu Năm Góc đưa ra tuyên bố trên hôm qua (4/10), vài giờ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld đến thăm Oman và có các cuộc hội đàm an ninh với quan chức nước này. Quốc vương Oman cam kết sẽ giúp đỡ Washington hết mình nhằm truy tìm và trả đũa những ai đứng đằng sau vụ tấn công vào New York và Washington.

“Việc cung cấp vũ khí cho Oman của Mỹ sẽ củng cố mối quan hệ quân sự giữa hai nước”, Lầu Năm Góc khẳng định trước Quốc hội Mỹ. Cơ quan quyền lực cao nhất này có thể không thông qua kế hoạch trên, tuy nhiên, quan chức quốc phòng cho rằng, khả năng được chấp thuận sẽ nhiều hơn.

Oman “là bạn thân” của Mỹ hơn 30 năm qua. Nước này nằm ở vị trí chiến lược, cửa ngõ tiến vào vùng Vịnh.

Bá Thuỳ (theo Reuters)

17-  Trị nám da bằng lazer - con dao 2 lưỡi

Thứ năm, 4/10/2001, 07:50 (GMT+7)

 

Nếu chỉ bị nám da nhẹ, việc dùng lazer dễ làm tổn thương và gây bỏng da. Vết nám có thể hết, nhưng tại vùng da được điều trị bằng laser sẽ xuất hiện vết thâm mới, lớn và đậm màu hơn vết cũ. Ngoài ra, không phải kỹ thuật lazer nào cũng có thể áp dụng để trị nám da.

Theo Tiến sĩ Trần Công Duyệt, Giám đốc Trung tâm Vật lý y sinh học TP HCM, kỹ thuật lazer trong điều trị nám da chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp đã được xem xét và chẩn đoán rất kỹ lưỡng.

Kỹ thuật lazer được lựa chọn trong điều trị bệnh này phải là loại phân hủy nhiệt chọn lọc, với bước sóng phù hợp khiến sóng lazer chỉ đập trực tiếp vào hắc tố melanine mà không làm tổn thương các vùng da khác. Thời gian điều trị khoảng 10-15 lần, mỗi lần cách nhau 2 tháng. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng chỉ có kết quả với những vết nám bẩm sinh nằm sâu dưới chân bì của da.

Các thẩm mỹ viện thường dùng kỹ thuật laser đơn giản CO2, chỉ thích hợp để đốt mụn cóc, mụn thịt, khó mà trị được nám da như lời quảng cáo của họ. Điều này giải thích vì sao có nhiều trường hợp da mặt bệnh nhân trở nên xấu xí hơn sau khi được điều trị tại những cơ sở này.

Sài Gòn Tiếp Thị

18-  Ảnh laser về đống đổ nát của toà tháp đôi

Thứ ba, 25/9/2001, 08:59 (GMT+7)

 

1: Toà phía nam, 2: Toà phía bắc. Vùng đỏ là chỗ trũng.

Đây là bức ảnh địa hình đầu tiên về “vùng đất trắng”, nơi trước kia sừng sững hai toà nhà chọc trời của Trung tâm Thương mại Thế giới. Tác giả của bức ảnh này là một tàu không gian, được đặc cách cho bay qua ở độ cao gần 1,5 km, với thiết bị cảm biến laser (lidar) để đo địa hình.

Lidar có cơ chế hoạt động tương tự như radar, nhưng thay vì dùng sóng radio, nó sử dụng sóng ánh sáng. Thiết bị này truyền một xung laser tới mặt đất và đo thời gian phản xạ trở lại. Sự thay đổi trong thời gian phản xạ chính là chênh lệnh về độ cao giữa các điểm trong khu vực.

Các nhà nghiên cứu cho hay bản đồ laser có độ chính xác tới 15 cm (theo chiều đứng). Nó sẽ hỗ trợ các đội cứu trợ khi họ mở đường xuyên qua các bãi đất đá của hai khu nhà, chỉ ra chỗ nào có nguy cơ trượt đổ, mất ổn định và chỗ nào mà các đám cháy vẫn còn âm ỉ dưới lòng đất.

B.H. (theo BBC)

19-  Chế tạo mặt trời trong phòng thí nghiệm

Thứ hai, 24/9/2001, 09:24 (GMT+7)

 

Rất khó tạo ra phản ứng nhiệt hạch giống như trong nhân mặt trời.

Bằng phương pháp bắn tia laser cực mạnh vào một quả cầu khí, các nhà khoa học Mỹ hy vọng sẽ làm không khí nén đặc nóng chảy, tạo ra một chuỗi phản ứng hạt nhân. Quá trình này sẽ giải phóng nhiệt lượng vô cùng lớn, khiến quả cầu nhỏ bé cháy sáng, phát nhiệt tương tự mặt trời.

Đó là dự án trị giá 3,5 tỷ USD của Trung tâm Năng lượng Quốc gia Mỹ ở San Francisco (NIF), nhằm tạo ra nguồn năng lượng vô tận, có lợi cho môi trường.

Nơi thử nghiệm mặt trời nhân tạo là một "phòng thí nghiệm" bằng vỏ cầu thép, đường kính 9 mét, nặng 500 tấn. Giữa tâm vỏ cầu thép, người ta đặt một quả cầu khí (đường kính 0,1 m) và bắn phá nó bằng 192 tia laser cực mạnh từ các hướng khác nhau. Năng lượng từ các tia laser này gộp lại - trong vòng một phần tỷ giây - lớn gấp đôi tổng năng lượng thế giới tiêu thụ trong cùng thời gian. Dưới sức ép của các tia laser, quả cầu khí nóng chảy, dẫn tới các phản ứng nhiệt hạch, tương tự như trong nhân của mặt trời.

Mặc dù ý tưởng về một nguồn năng lượng bất tận như mặt trời đã có từ lâu, nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thành công trong việc tạo ra các phản ứng nhiệt hạch trong nhân của một quả cầu khí. Lần này, với 3,5 tỷ USD và sự tham gia của gần 300 nhà khoa học, NIF hy vọng có thể cho ra mặt trời nhân tạo đầu tiên vào năm 2002.

Minh Hy (theo dpa)

20-  Nam châm hoạt động bằng ánh sáng

Thứ ba, 19/2/2002, 07:54 (GMT+7)

 

Nam châm chạy ánh sáng hiện nay chỉ có thể làm việc ở điều kiện cực lạnh.

Chiếc nam châm dẻo (plastic magnet) nhạy cảm với ánh sáng này có thể sẽ mở ra hướng ứng dụng mới cho việc lưu giữ và đọc thông tin: Bộ chứa quang trường (magneto - optic) dùng tia laser sẽ có những ưu điểm như dung dượng lớn, rẻ và nhanh.

Chiếc nam châm dẻo, chạy bằng ánh sáng (laser) là loại đầu tiên được làm từ các phân tử hữu cơ (carbon). Tác giả, ông Arthur Epstein, Đại học Quốc gia Ohio ở Columbus, và ông Joel Miller thuộc ĐH Utah ở Salt Lake (Mỹ), cho rằng, có thể sử dụng phương pháp hóa học để vi chỉnh những đặc tính của vật liệu. Việc đầu tiên là tăng nhiệt độ hoạt động của nó. Hiện nay, vật liệu này chỉ hoạt động ở nhiệt độ cực lạnh (-198 độ C).

Vật liệu gồm các nguyên tử mangan, đan xen với các phân tử hữu cơ nhỏ xíu. Khi nó hấp thụ ánh sáng laser, các phân tử hữu cơ bị kích thích, tạo ra một từ trường. Qua đó, một hệ thống quang từ (magneto - optic) được xác lập, làm nền tảng cho ổ chứa từ tính.  Bình thường, trong ổ chứa điện từ, chiều của từ trường phụ thuộc vào dòng điện, nhưng ở hệ thống quang từ, chiều từ trường phụ thuộc vào ánh sáng. 

Với ổ cứng tương lai, thông tin có thể được đọc, ghi hoặc xóa nhờ các tia laser, thông qua hiệu ứng quang từ. Tuy nhiên, Epstein thừa nhận rằng việc sử dụng hiệu ứng này hiện còn rất hạn chế.

Minh Hy (theo Nature)

21-  Tia chớp kéo dài một phần nghìn tỷ tỷ giây

Thứ tư, 6/2/2002, 11:23 (GMT+7)

 

Với sự giúp đỡ của một hệ thống laser cực mạnh, người ta có thể chế tạo các xung sáng ở cấp độ zepto giây.

Nhờ một hệ thống laser siêu mạnh, các nhà vật lý Mỹ hy vọng sẽ tạo ra được tia chớp ngắn nhất thế giới. Theo dự kiến, nó chỉ loé sáng  trong vòng một phần nghìn tỷ tỷ giây (10 mũ -21 giây). Với chớp sáng loại này, người ta sẽ quan sát được những phản ứng hóa học cực nhanh trong hạt nhân.

Alexander Kaplan và Peter Shkolnilov, hai tác giả của dự án, cho biết chớp sáng được chế tạo nhờ việc dùng tia laser cực mạnh kích thích các điện tử, đẩy chúng lên cấp độ năng lượng cao hơn. Theo lý thuyết, khi các hạt này đồng thời bị hãm về trạng thái đứng im, chúng sẽ phóng ra một tia chớp cực ngắn.

Hệ thống laser cũng sản sinh ra một từ trường siêu mạnh - mạnh gấp 10 tỷ lần từ trường trái đất. Do vậy, người ta cũng có thể sử dụng nó để nghiên cứu tính chất của những thiên thể lạ trong vũ trụ, ví như sao neutron.

Trước đó, một số nhà nghiên cứu khác cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong việc chế tạo xung laser ở cấp độ vài trăm atto giây (1 atto giây = 10 mũ -18 giây). Cụ thể là tháng 6 năm ngoái, một nhóm khoa học châu Âu đã tạo ra các xung laser cỡ 250 atto giây. Và tháng 11, các nhà khoa học Áo, Đức và Canada đã tạo được những xung bức xạ trong phổ tia X kéo dài 650 atto giây.

Những chớp ngắn loại này cho phép nghiên cứu thế giới vi mô và những phản ứng trong hạt nhân. Ví dụ, sự hình thành và tan rã của một liên kết hóa học, hay sự dao động của một nguyên tử trong liên kết hóa học, thường chỉ xảy ra trong quãng thời gian femto giây (10 mũ -15 giây) hoặc pico giây (10 mũ -12 giây).

Hiện nay, việc chế tạo các xung laser cỡ femto giây đã trở thành bình thường. Chúng được sử dụng để chụp những bức ảnh sắc nét của những vật thể chuyển động nhanh.

Minh Hy (theo Nature)

22-  Một phần tỷ của một phần tỷ giây!

 

Để chụp một chiếc lá rơi, bạn chỉ cần một chiếc máy ảnh thường, vì lá rơi chậm. Nhưng để chụp một chiếc xe máy lao vụt qua, bạn cần một máy ảnh có tốc độ mở 1/1000 giây, vì chỉ như vậy bạn mới hạn chế được độ dịch chuyển của xe (còn khoảng 5 cm), để có một bức ảnh rõ nét.

Với các hiện tượng khác cũng vậy. Khi mà nhân loại đi dần tới những chân trời kiến thức: vô cùng lớn của vũ trụ, vô cùng nhỏ của thế giới vi hạt, vô cùng nhanh của các quá trình vật lý cấp độ nguyên tử, họ cần có những công cụ mới, tốt hơn, nhạy hơn, nhanh hơn, chính xác hơn...

Mới đây, một nhóm khoa học gồm các nhà vật lý Áo, Canada và Đức công bố, họ có thể tạo ra và xác nhận sự hiện diện của những xung bức xạ trong phổ tia X có độ dài cỡ 1 phần tỷ của 1 phần tỷ giây (chính xác là họ đã ghi nhận được sự tồn tại của một xung có độ dài 650 atto giây)!

Để thấy được sự tinh tế của các bức xạ cấp độ atto giây, các bạn có thể tưởng tượng, nếu bạn tạo ra một xung ánh sáng bình thường trong 1,28 giây, thì xung ánh sáng đó sẽ vươn tới mặt trăng. Trong khi đó, một xung bức xạ tia X tạo ra trong 650 atto giây chỉ bằng vài phần tỷ mét, nghĩa là chỉ dài như một con virus!

Trước đó, việc hoàn thiện hóa các xung laser ở cấp độ 1 phần triệu tỷ giây (femto giây) đã giúp nhân loại tiến bộ vượt bậc trong việc hiểu biết các quá trình phản ứng hóa học (giải thưởng Nobel hóa học năm 1999 đã được trao cho một nhà hóa học Mỹ gốc Ai Cập vì những cống hiến của ông trong việc sử dụng các bức xạ ở cấp độ femto giây vào nghiên cứu các phản ứng hóa học). Nay, với kỹ thuật cao hơn, các xung bức xạ ở cấp độ atto giây sẽ giúp nhân loại có thể "chụp ảnh" chuyển động của các electron bên trong nguyên tử, hay sự bứt tách electron từ nguyên tử dưới tác dụng của một photon năng lượng cao.

Nguyễn Xuân Sơn (theo Physis News)

23-  Động cơ lượng tử biến khí thải thành laser

Thứ năm, 31/1/2002, 16:43 (GMT+7)

 

Động cơ bốn kỳ đầu tiên của Otto, 1857.

Luồng khí thải nóng hổi thoát ra từ ống xả không hẳn là đồ thừa vô dụng. Người ta có thể lợi dụng nguyên lý cơ học lượng tử để chuyển chúng thành  năng lượng có lợi dưới dạng bức xạ  laser. Nhà vật lý Marlan Scully, Đại học Texas A&M (Mỹ), thông báo.

Scully nói rằng, để sử dụng khí thải từ ống xả của động cơ bốn kỳ, người ta cần một động cơ lượng tử phụ (quantum afterburner). Động cơ phụ này hoạt động theo nguyên lý cơ học lượng tử, tái sử dụng nhiệt lượng thừa của khí thải để chuyển thành năng lượng hữu ích dưới dạng bức xạ laser, nhằm nâng cao hiệu suất của toàn bộ hệ thống.

Động cơ lượng tử phụ của Scully gồm hai thiết bị: một để tạo ra laser và một tạo ra maser (tia maser là một loại tia laser với bước sóng siêu ngắn, ngắn hơn bước sóng ánh sáng thường). Bình thường, trong khí thải nóng, số lượng hạt tỷ lệ nghịch với mức năng lượng của chúng. Nghĩa là, hạt có mức năng lượng càng cao thì mật độ của chúng càng nhỏ. Tuy nhiên, khi đi vào thiết bị laser, các hạt trong khí thải bị kích thích, làm số lượng hạt ở cấp năng lượng cao tăng vọt.

Động cơ lượng tử sử dụng các hạt khí thải ở ba trạng thái khác nhau (3 cấp năng lượng). Thiết bị maser đẩy các hạt bị kích thích ở cấp năng lượng thứ hai lên cấp cao nhất. Quá trình này làm tăng mật độ các hạt năng lượng cao giữa bậc hai và bậc một. Chính các hạt này tạo ra bức xạ laser.

Tóm lại, với việc gắn thêm một động cơ lượng tử phụ, nhiệt lượng  của khí thải được chuyển thành bức xạ laser, góp phần nâng cao hiệu suất của toàn bộ hệ thống. Ngược lại, trong một động cơ bốn kỳ bình thường, nhiệt lượng của khí thải không dùng được nữa.

Scully và cộng sự đang thử lắp đặt một động cơ lượng tử thực sự để kiểm nghiệm ý tưởng này.

Năm 1876, nhà sáng chế Nikolaus Otto đã phát minh ra động cơ bốn kỳ. Trong động cơ Otto, một pit-tông đưa nhiên liệu vào xi-lanh rồi nén. Nhiên liệu được đốt cháy và giãn nở, đẩy pit-tong về phía trước. Pit-tong đồng thời tống khí thải đã sử dụng ra khỏi ống.

Minh Hy (theo Nature)

24-  Tạo ra từ trường mạnh nhất thế giới

Thứ sáu, 18/1/2002, 14:22 (GMT+7)

 

Hệ thống laser ở Rutherford, Anh, nơi các nhà khoa học tạo ra từ trường mạnh nhất thế giới.

Bằng cách bắn những chùm laser cực mạnh vào một chất liệu đặc biệt, các nhà khoa học Anh mới đây đã tạo ra một đám mây khí sôi sục ở trạng thái plasma. Từ trung tâm đám khí xuất hiện một từ trường mạnh chưa từng thấy. Hiện tượng này có thể so sánh với những gì đang xảy ra trong nhân của những sao nơtron.

Khi các ngôi sao không còn phát sáng nữa, chúng co lại thành sao lùn trắng hay sao nơtron. Trong nhân của chúng, vật chất tồn tại ở dạng plasma, gồm các hạt tích điện sôi sục. Theo giả thuyết của các nhà vật lý, những ngôi sao này phát ra một trường điện từ cực lớn. Đến nay, người ta chưa có cách gì để kiểm chứng giả thuyết trên, bởi không có cơ hội quan sát trường điện từ ở khoảng cách xa.

Nhóm nghiên cứu của Michael Tatrakis, Đại học London, dường như đang tiến dần tới câu trả lời về bí mật của các sao nơtron, khi họ tạo ra một một môi trường gần giống nhân của chúng bằng thực nghiệm. Nhóm khoa học sử dụng hệ thống laser của Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton (Anh), bắn ra chùm laser với bức xạ cực đại 90.000 tỷ Watt/1cm2 trong thời gian một phần tỷ giây.

Dưới tác dụng của chùm laser này, vật liệu bốc hơi thành một đám khi nóng, gồm các hạt tích điện. Ở trung tâm dày đặc nhất của đám khí đã xuất hiện một trường điện từ T = 34.000 Tesla, mạnh gấp một tỷ lần từ trường của trái đất. Trước đó, chưa có nhóm khoa học nào làm được một kỳ tích như vậy.

Với kết quả này, các nhà khoa học hy vọng sắp tới có thể tạo ra  điều kiện giống hệt như ở các sao nơtron, nhằm kiểm nghiệm những lý thuyết của ngành vật lý thiên văn về dạng thiên thể này. Tuy nhiên, điều đó có vẻ không dễ dàng chút nào, bởi từ trường ở các sao nơtron được dự đoán là mạnh tới 1 tỷ Tesla.

Minh Hy (theo dpa)

 

 

25-  Trạng thái thứ tư của vật chất

Thứ ba, 27/2/2001, 16:19 (GMT+7)

 

 

Cực quang, trạng thái plasma trên Bắc Cực và Nam Cực.

Vật chất, ngoài ba trạng thái thường gặp là thể rắn, lỏng, khí, còn tồn tại ở một dạng đặc biệt khác, được gọi là "trạng thái plasma", hay là thể khí ion hoá.

Hãy lấy nước làm ví dụ: Đun nóng một cục băng đến mức độ nhất định, nó (ở thể rắn) sẽ biến thành nước (thể lỏng), nhiệt độ tăng lên nữa nước sẽ bốc hơi (thể khí). Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ nước lên cao nữa, kết quả sẽ là gì?

Khi nhiệt độ chất khí cao hơn vài ngàn độ, các electron mang điện âm bắt đầu bứt khỏi nguyên tử và chuyển động tự do, nguyên tử trở thành các ion mang điện dương. Nhiệt độ càng cao thì số electron bứt ra khỏi nguyên tử chất khí càng nhiều, hiện tượng này được gọi là sự ion hoá của chất khí. Các nhà khoa học gọi thể khí ion hóa là “trạng thái plasma”. Ngoài nhiệt độ cao, người ta có thể dùng các tia tử ngoại, tia X, tia bêta cực mạnh chiếu vào chất khí cũng làm cho nó biến thành plasma.

Không phải là xa lạ

Có thể bạn cảm thấy trạng thái plasma rất hiếm gặp. Nhưng thực ra đó là một trạng thái rất phổ biến trong vũ trụ. Trong lòng phần lớn những vì sao phát sáng đều có nhiệt độ và áp suất cực cao, vật chất ở đây đều ở trạng thái plasma. Chỉ có ở một số hành tinh tối và vật chất phân tán trong thiên hà mới có thể tìm thấy chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Ngay xung quanh chúng ta cũng thường gặp vật chất ở trạng thái plasma. Như ở trong ống đèn huỳnh quang, đèn neon hay trong hồ quang điện sáng chói. Hơn nữa, trong tầng ion xung quanh trái đất, trong hiện tượng cực quang, trong khí phóng điện sáng chói ở khí quyển và trong đuôi của các sao chổi đều có thể thấy trạng thái kỳ diệu này.

(Theo Bộ Sách 10 vạn câu hỏi vì sao)

.

26-  Đo khoảng cách trái đất - mặt trăng chính xác tới milimét!

Thứ tư, 16/1/2002, 10:50 (GMT+7)

 

Ánh sáng từ trái đất tới mặt trăng bị khí quyển làm nhiễu rất mạnh.

Các nhà khoa học Mỹ muốn thực hiện điều này bằng cách phóng những chùm laser từ trái đất lên mặt trăng, rồi để chúng phản hồi trở lại. Dựa vào thời gian đi - về của chùm laser, họ sẽ tính ra chiều dài quãng đường. Thí nghiệm này có thể kiểm chứng lý thuyết của Einstein về trường hấp dẫn.

Trung bình, mặt trăng quay quanh quỹ đạo cách trái đất 384.400 km. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, người ta đã đo được khoảng cách này chính xác tới 2 centimét. Tuy nhiên, Tom Murphy và cộng sự ở Đại học Washington (Mỹ) không muốn dừng lại ở đó, mà muốn có kết quả chính xác hơn nữa.

Nhóm khoa học tin rằng, với việc đo đạc này, họ có thể khám phá nhiều khía cạnh của lực hấp dẫn. Trong đó, điều đầu tiên có thể được kiểm nghiệm là nguyên lý đồng nhất của Einstein. Nguyên lý này nói rằng, hai vật thể có cấu tạo khác nhau, nhưng ở trong cùng một trường hấp dẫn, nó chịu tác động của một gia tốc giống nhau. Ngoài ra, các nhà khoa học còn muốn khám phá xem liệu trọng lượng của một vật có giảm đi khi vũ trụ giãn nở hay không?

Gương phản chiếu

Chiếc gương phản chiếu này được lắp đặt trên mặt trăng năm 1969, trong chuyến thám hiểm của phi đoàn Apollo.

Để đo khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng chính xác tới từng milimét, nhóm khoa học sẽ sử dụng một kỹ thuật mới. Từ một đài thiên văn ở bang New Mexico (Mỹ), người ta gắn một máy phóng laser với công suất cực lớn (1 Gigawatt). Mỗi giây nó phóng khoảng 20 chùm laser tới mặt trăng. Ở đó, ánh sáng được đẩy trở lại trái đất nhờ một gương phản chiếu (ảnh bên). Dựa vào thời gian đi - về của các hạt photon ánh sáng, các nhà khoa học tính ra khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất.

Tấm gương phản xạ được ghép từ hàng trăm tấm kính nhỏ. Người ta đã lắp đặt nó trên mặt trăng từ năm 1969 trong chuyến thám hiểm của phi đoàn Apollo. Điều đáng nói là, việc bắn chùm tia laser chính xác lên gương này không hề đơn giản. "Khí quyển của trái đất làm chùm laser bị nhiễu đáng kể. Khi gặp mặt trăng, chùm laser bị loãng ra đến nỗi đường kính của nó rộng tới 2 kilomét", Murphy nói.

Xác suất thấp

Theo tính toán, trong số 30 triệu hạt photon được bắn lên mặt trăng, chỉ có một hạt gặp được gương phản chiếu. Và xác suất để hạt này có thể quay trở lại trái đất cũng chỉ bằng một phần 30 triệu. Tuy nhiên, Murphy hy vọng, mỗi một chùm laser phóng đi sẽ có 5-10 photon quay trở lại.

Thí nghiệm sẽ được tiến hành vào năm tới, và kéo dài khoảng 5 năm. Kinh phí do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ.

Minh Hy (theo dpa)

27-  Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Thứ tư, 16/1/2002, 09:36 (GMT+7)

 

Đó là các kỹ thuật tiêm phenol và glycerine, thắt búi trĩ bằng vòng cao su và mổ trĩ bằng laser CO2. Những phương pháp này có hiệu quả cao và ít gây biến chứng, đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện ở TP HCM.

Theo giáo sư Nguyễn Xuân Huyên, Chủ tịch Hội Nội tiêu hóa Việt Nam, khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.

Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh trĩ cũng tăng cao ở những người đứng, ngồi lâu, thường xuyên cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy đường dài, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ...

Sau đây là 3 phương pháp điều trị trĩ được áp dụng thành công ở TP HCM:

1. Tiêm phenol và glycerine (PG-60)

Bác sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc TP HCM, cho biết, phương pháp này do lương y Lê Văn Chính truyền lại và được Viện ứng dụng từ năm 1975. PG-60 có tác dụng làm cho búi trĩ co lại một cách đơn giản, không gây tai biến (chẳng hạn như hoại tử), niêm mạc chỗ bệnh không bị xơ cứng mà vẫn mịn màng như thường.

Trĩ có quan hệ nhân quả với hệ tiêu hóa và tất cả các hệ thống trong cơ thể. Do đó, cần phối hợp điều trị toàn diện, trong đó có việc bồi dưỡng hệ thống tiêu hóa bằng bài thuốc: Hương sa lục quận - bổ trung ích khí - bột nhuận tràng, kết hợp với châm cứu. Sau điều trị, bệnh nhân cần dùng nhiều rau và chất lỏng, sinh hoạt điều độ, uống bổ sung một số dược thảo giúp thành mạch được bền chắc.

2. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Phương pháp này được Trung tâm Cấp cứu Trưng Vương TP HCM áp dụng từ năm 1999, có ưu điểm là đơn giản, không cần gây tê, thời gian điều trị ngắn, bệnh nhân không phải nằm viện.

Đối tượng điều trị là bệnh nhân trĩ nội độ 2-3, khi trĩ còn riêng lẻ từng búi. Sau khi được thắt, dưới tác dụng siết dần của vòng cao su, búi trĩ bị thiếu máu sẽ bị hoại tử và rụng sau 7-10 ngày.

Phẫu thuật bằng laser CO2

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Vinh, Bệnh viện Triều An TP HCM, đây là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao. Trong những bệnh nhân đã được điều trị tại đây, gần 88% cho kết quả tốt, hơn 12% cho kết quả trung bình.

Phương tiện mổ laser CO2 có các tính năng cắt, quang đông và bốc hơi tổ chức bệnh, có thể thực hiện cho cả thủ thuật lẫn phẫu thuật. Kỹ thuật này hạn chế mất máu, khiến vết mổ ít phù nề và nhiễm trùng, tránh được những biến chứng nặng sau mổ như chít hẹp hậu môn, hậu môn ướt, tiêu mất tự chủ, trĩ tái phát. Ngoài ra, bệnh nhân không cần nằm viện. 

Thanh Niên

28-  Khắc dấu bằng công nghệ laser

Thứ năm, 10/1/2002, 08:48 (GMT+7)

 

Tia laser giúp sản xuất ra những con dấu chính xác với năng suất cao.

Phương pháp laser trong khắc dấu là sử dụng năng lượng tia laser để làm bốc bay phần vật liệu cần thiết, tạo ra các số, chữ. Do chùm laser phá hủy tập trung vào một điểm nhỏ (khoảng 100 micromet), nên tại điểm hội tụ đó, năng lượng rất cao và phá hủy bất cứ vật liệu nào.

Kết hợp với hệ thống dịch chuyển phôi dấu tự động bằng máy tính (theo nội dung con dấu cần khắc), chùm laser sẽ phá những phần không cần thiết, để lại những phần còn nguyên vẹn, chính là đường nét, ký tự, hình… của con dấu. Nhờ vậy, có thể khắc các loại con dấu chính xác, năng suất cao, dễ dàng trong tự động hóa và đặc biệt cho phép mã hóa các điểm cần thiết trong con dấu để chống làm giả.

Do thiết kế được mẫu khắc trên máy tính nên thiết bị có những ưu điểm như: Khắc hình, chữ, số bất kỳ, kể cả logo đơn vị; năng suất cao. Sản xuất mỗi con dấu thông thường chỉ mất khoảng 5 phút (trong khi nghệ nhân phải mất tối thiểu 1 ngày). Công nghệ này cho phép lưu trữ, thiết kế để so sánh, sử dụng về sau; cho phép mã hóa các vết nét đặc trưng theo yêu cầu của cơ quan chức năng để chống làm giả. Trên cơ sở đó, có thể khắc đồ thủ công mỹ nghệ, quà tặng lưu niệm… trên các vật liệu phi kim loại.

Phương pháp này được nhóm nghiên cứu của TS Lê Đình Nguyên (thuộc Trung tâm Công nghệ Laser) phối hợp với GS Chu Đình Thúy (Viện Vật lý) tiến hành thử nghiệm và đưa vào ứng dụng trong những năm gần đây, cho thấy kết quả tốt. Ngoài phương pháp dùng laser, còn nhiều phương pháp khắc dấu khác như ăn mòn trên đế đồng, dùng đục để khắc hoặc phay trên các loại vật liệu.

(Theo KH&ĐS)

29-  Làm tia laser đứng im trong tinh thể

Thứ tư, 9/1/2002, 14:40 (GMT+7)

 

Tia laser bị hãm tốc độ khi đi vào đám mây khí ở nhiệt độ sát điểm 0 tuyệt đối.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã lợi dụng sự thay đổi chiết suất để hãm tia laser từ tốc độ 300.000 km/s ở không khí khiến nó đứng im trong tinh thể silicat ytrium. Thành công này có thể mở đường cho việc chế tạo bộ chứa cho máy tính lượng tử từ loại tinh thể nói trên. 

Bình thường, ở môi trường chân không, ánh sáng chuyển động với tốc độ khoảng 300.000 km/s. Tuy nhiên, dưới những tác động nhất định, ví dụ khi đi từ môi trường chiết suất nhỏ (như không khí) sang môi trường chiết suất lớn hơn (như thủy tinh), nó có thể bị hãm chậm lại, thậm chí dừng hẳn. Năm ngoái, lần đầu tiên, người ta đã bắt một tia laser dừng lại trong khoảng thời gian cực ngắn khi đưa nó vào một đám mây khí ở gần sát điểm 0 tuyệt đối (xem hình).

Philip Hemmer và cộng sự thuộc Phòng thí nghiệm của Không quân Mỹ ở Massachusetts mới thực hiện được điều tương tự, nhưng với một kỹ thuật khác hẳn: Làm tia laser dừng lại trong tinh thể silicat yttrium. Đây là một loại tinh thể nhân tạo (hầu như không xuất hiện trong thiên nhiên), màu hồng nhạt, trong suốt, nhưng có chiết suất lớn hơn của thủy tinh nhiều lần.

Theo Hemmer, khi tia laser bị hãm lại, thông tin về nó (như bước sóng) không bị mất đi. Nó tác động tới các nguyên tử trong tinh thể, làm thay đổi mức năng lượng của chúng. Dựa vào mức năng lượng của các nguyên tử này, người ta có thể giải ngược lại thông tin về sóng laser. Bởi thế, về nguyên tắc, có thể nghĩ tới việc sử dụng tinh thể silicat yttrium để làm bộ chứa cho máy tính lượng tử.

Minh Hy (theo dpa)

30- Giấc mơ "đi ngược thời gian" có thể thành hiện thực

Thứ năm, 24/5/2001, 10:36 (GMT+7)

 

Khi bắt thời gian quay, ta có thể trở về quá khứ.

Đây không phải là chuyện giật gân, cũng không phải là viễn tưởng, bởi vì chúng được xây dựng trên nền tảng lý thuyết sáng sủa và những kiểm nghiệm khoa học mới nhất của GS Ronald Mallet, Đại học Connecticut, Mỹ. Ông cho rằng chúng ta có khả năng đi ngược thời gian!

Mallet không đi theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu máy thời gian khác, cho rằng vũ trụ có những cấu trúc xoắn ốc, những "lỗ sâu đục" và chúng ta hầu như không có khả năng xâm nhập, vì nó đòi hỏi một “năng lượng âm” rất lớn. Ông cũng không theo quan điểm của nhà logic học Kurt Goedel, người đầu tiên khởi xướng thuyết máy thời gian, cho rằng sự hiện hữu của một “vũ trụ quay” là điều tất yếu. Hoàn toàn theo cách ngược lại, Mallet đã dựa trên những nền tảng vật lý sáng sủa nhất: Thuyết không gian cong của Einstein và thuyết lượng tử ánh sáng.

Vùng trũng thời gian

Mỗi thiên thạch, khi chuyển động đều gây ra một trường hấp dẫn ảnh hưởng tới không gian và thời gian xung quanh nó, ảnh hưởng này tỷ lệ thuận theo khối lượng của thiên thạch. Trong những tr­ường hợp nhất định, các "gợn sóng" trong không gian gây ra bởi những chuyển động trên có thể làm thời gian bị uốn cong. Tương tự như một viên sỏi đặt trên chiếc gối mềm, không-thời gian (hệ toạ độ 4 chiều, trong đó thời gian là chiều thứ 4) cũng có những vùng trũng tương tự. Cũng theo những tính toán lý thuyết thì, “bằng cách nào đó”, thời gian có thể bị làm trũng đến mức nó không còn chạy thẳng nữa mà sẽ chạy theo vòng tròn.

Trước nay, các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng trung tâm hấp dẫn chính là trung tâm của không-thời gian bị bẻ cong, và họ dồn mọi nỗ lực nghiên cứu theo hướng ấy. Mallett đi theo hướng khác. Ông nghiên cứu các thuộc tính của ánh sáng theo thuyết tương đối rộng và thuyết lượng tử. Theo đó, ánh sáng thực ra không có khối lượng, nhưng nó có thể bị bẻ cong khi đi qua một trường hấp dẫn cực lớn và khi đó không gian cũng bị bẻ cong.

 

Năm ngoái, trong một bài đăng trên tạp chí khoa học New Scientist, Mallett đã chỉ ra rằng, tia laser khi chuyển động trên đường tròn sẽ sản sinh ra một trường xoáy xung quanh nó. Mới đây, ông lại giả định rằng những trường xoáy ánh sáng loại này đang giãn nở dần trong không-thời gian. Nhưng, để xảy ra một trường hợp đó thì theo tính toán lý thuyết, cần có một laser thứ hai. Khi nó chuyển động ngược chiều với tia laser thứ nhất, cường độ của nó cũng được tăng lên tương ứng. Khi đó không gian và thời gian sẽ hoán vị vai trò cho nhau và thời gian sẽ "quay" ở phía trong của vòng laser!

Theo đó, về mặt lý thuyết, loài người có thể tìm ngược về quá khứ của mình, ít nhất cũng về đến thời điểm mà vòng tròn được khép kín.

 

Ánh sáng chậm dần...

 

Một vấn đề cơ bản nhưng rất khó giải quyết, đó là: Khi bắt thời gian chạy vào một vòng tròn, ta cần một năng lượng lớn khủng khiếp. Việc tạo ra nguồn năng lượng này nằm ngoài khả năng của chúng ta hiện nay. Mallet đề nghị giải pháp “hãm thời gian” để giảm đòi hỏi năng lượng.Theo định luật “nếu ánh sáng càng chậm dần thì mức độ nhiễu loạn trong không-thời gian càng lớn” và nhiễu loạn này sinh ra năng lượng hỗ trợ cho việc bẻ cong thời gian.

Mallet muốn dùng chiếc máy thời gian laser “hãm” ánh sáng làm cho nó chuyển động chậm đến mức có thể. Cuối cùng, ông đã làm được một điều kỳ diệu: Hãm ánh sáng từ tốc độ 300.000 km/s tới lúc nó dừng lại hoàn toàn! “Điều đó đã mở ra một vùng trời mới mà chúng ta chưa bao giờ dám mơ tưởng đến”, Mallet nói.

Tuy nhiên, việc “hãm” tốc độ ánh sáng trên chỉ có thể thực hiện ở môi trường nhiệt độ sát gần điểm không tuyệt đối (-273 độ C). Chính vì thế, nếu thử nghiệm chế tạo máy thời gian của Mallet thành công thì chúng ta vẫn phải đối đầu với một vấn đề hết sức nan giải: Làm thế nào để cơ thể con người có thể thích ứng được với nhiệt độ “băng hà” ấy để “du hành” trong thời gian?

(Hiện nay, Mallett mới chỉ tiến hành những thực nghiệm nhỏ. Bước thứ nhất là đo những tác động của vòng quay laser vào một nguyên tử đơn).

Minh Hi (theo SPIEGEL, 23/5)

 

31- Máy phát laser mạnh nhất thế giới sắp ra mắt

Thứ tư, 8/5/2002, 15:48 (GMT+7)

 

Hệ thống này có thể phát ra xung laser trong 1 phần nghìn tỷ giây.

Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton (Mỹ) thông báo, sẽ hoàn tất hệ thống phát xung laser công suất lớn nhất thế giới vào tháng 6 tới. Dự án đã kéo dài 3 năm nay, với sự tham gia của trên 50 nhà khoa học quốc tế.

Laser này có thể truyền xung sáng trong thời gian một phần nghìn tỷ giây. Công suất của hệ thống là khoảng trên một nghìn tỷ watt. Xung laser dự kiến có cường độ 1.000 tỷ watt/cm2, và có thể tập trung vào một điểm với đường kính 1 phần trăm milimét.

"Với máy phóng laser siêu hạng này, chúng tôi hy vọng sẽ đi đến ranh giới của những thí nghiệm vật lý phức tạp", ông Henry Hutchinson, Trưởng dự án, cho biết. Một trong những lĩnh vực ứng dụng của máy laser cực mạnh là tái tạo các phản ứng nhiệt hạch trong phòng thí nghiệm. Trong một quy trình "đốt nhanh", xung laser siêu ngắn sẽ được sử dụng để đốt các đám mây heli và hydrô.

Xung laser siêu mạnh cũng có thể được ứng dụng để nén đặc vật chất như là ở trong nhân của sao Mộc. Mặt khác, do hệ thống sản sinh ra một từ trường siêu mạnh - gấp 10 tỷ lần từ trường trái đất, nên người ta cũng có thể sử dụng nó để nghiên cứu tính chất của các thiên thể lạ trong vũ trụ, như sao neutron.

Minh Hy (theo dpa)

32- Lần đầu tiên mổ thành công u não bằng tia laser

Thứ tư, 8/5/2002, 07:48 (GMT+7)

 

Nguyễn Văn Miên, 15 tuổi (Tân Cảnh, Kon Tum), vào Bệnh viện đa khoa Bình Định ngày 27/4 trong tình trạng rối loạn tâm thần và đau đầu dữ dội. Chụp cắt lớp phát hiện một khối u kích thước 8 x 8 cm, nặng khoảng 300 g, chiếm 1/3 thể tích não. Do khối u quá lớn, lại nằm ở vị trí đặc biệt, nên việc mổ bằng phương pháp thông thường có thể dẫn tới rối loạn thị giác, gây mù. 

Tiến sĩ Phạm Tỵ và các bác sĩ tại Khoa Ngoại Thần kinh Cột sống của Bệnh viện đa khoa Bình Định đã quyết định mổ cho bệnh nhân bằng tia laser công suất cao (Laser CO2). Ca mổ kéo dài hơn 10 giờ; trong đó, thời gian đốt khối u bằng tia laser là hơn 23 phút.

Em Miên đã tỉnh táo ngay sau khi mổ nửa giờ và đang hồi phục rất nhanh. Theo tiến sĩ Phạm Tỵ, trước đó chưa bệnh viện nào ở Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật này.

Thanh Niên

33- Điều trị chứng viễn thị bằng sóng radio

Thứ năm, 18/4/2002, 08:36 (GMT+7)

 

Giác mạc là lớp màng trong suốt bọc bên ngoài tròng đen.

Một kỹ thuật mới mang tên CK (conductive keratoplasty) vừa được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ chấp thuận. Trong phương pháp này, người ta sử dụng năng lượng dạng sóng radio để làm teo một số vùng nhỏ của giác mạc. Vì không phải rạch hoặc cắt bỏ mô, CK ít gây tổn thương hơn so với các kỹ thuật laser hiện hành.

Thiết bị để thực hiện kỹ thuật CK gồm một ống nhỏ, mảnh hơn sợi tóc, có thể phát ra năng lượng dạng sóng radio. Ống này được áp vào vòng tròn ngoài của giác mạc. Năng lượng phóng ra sẽ làm teo một số mô ở đây và không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới vùng giác mạc trung tâm. Phẫu thuật kéo dài khoảng 3 phút, và chỉ cần gây tê tại chỗ bằng thuốc nước nhỏ mắt. Các triệu chứng kích thích ở mắt sẽ mất đi sau 24-48 giờ.

Kỹ thuật này đã được áp dụng trên 400 bệnh nhân ở Mỹ, với độ tuổi trung bình là 58. Kết quả theo dõi trong vòng 2 năm sau phẫu thuật cho thấy, thị lực sẽ ổn định hoàn toàn sau một năm. Hầu hết bệnh nhân đều hài lòng với kết quả thu được.

Viễn thị là bệnh trong đó người ta có thể nhìn rõ ở cự ly xa nhưng bị nhòa khi nhìn gần. Bệnh thường xuất hiện sau tuổi 40, khiến việc đọc sách báo trở nên khó khăn vì chữ bắt đầu bị nhòe. Cách điều trị thông dụng nhất là đeo kính. Gần đây đã xuất hiện liệu pháp LASIK, dùng tia laser để tạo hình lại giác mạc. Kỹ thuật này thường được dùng ở những người tuổi 40, viễn thị nhưng không bị lệch trục (bệnh lý trong đó giác mạc cong không đều).

Theo bác sĩ Peter Hersh, chuyên gia mắt tại Đại học Hackensack University (Mỹ), kỹ thuật CK có thể sẽ được những người có tuổi ưa chuộng vì tính thuận tiện, đơn giản và ít gây tổn thương. Phương pháp này sẽ rất hữu ích cho những người già không thể áp dụng LASIK, như bị chứng khô mắt hoặc có lớp biểu mô bị kích thích. CK cũng có thể an toàn hơn với bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), vì nó không đòi hỏi việc tăng tạm thời áp lực trong mắt, xuất hiện khi thực hiện kỹ thuật LASIK.

Thu Thủy (theo Reuters, HealthScout)

34- Phẫu thuật lão thị bằng laser Erbium

Thứ sáu, 29/3/2002, 12:54 (GMT+7)

 

Phẫu thuật lão thị tại Viện Mắt.

Mới được áp dụng ở Viện mắt Trung ương từ đầu năm, kỹ thuật Laser Erbium rất an toàn cho bệnh nhân vì phẫu thuật viên chỉ tác động lên củng mạc. Sau mổ, người bệnh có thể đọc sách hay nhìn gần mà không phải đeo kính. Laser Erbium chưa từng được áp dụng ở nơi nào khác tại Việt Nam và Đông Nam Á.

Chứng lão thị thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40. Tình trạng suy giảm hoạt động của cơ thể mi trong mắt và sự kém đàn hồi của thủy tinh thể dẫn đến sự suy giảm điều tiết của mắt khi nhìn gần. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng kính hội tụ khi nhìn gần (như đọc sách). Để có thể vừa nhìn xa vừa nhìn gần, người bệnh phải đeo kính hai tròng hay kính đa tiêu cự. Phương pháp phẫu thuật Lasik không điều trị được chứng bệnh này.

Thạc sĩ Cung Hồng Sơn, Trung tâm điều trị kỹ thuật cao (Viện Mắt Trung ương), cho biết, với phương pháp laser Erbium, tia laser sẽ cắt gọt một cách chính xác và an toàn tại vùng củng mạc tương ứng với thể mi, làm tăng hiệu quả hoạt động của thể mi, cải thiện độ điều tiết mắt. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần giữ vệ sinh mắt, đến khám lại theo hẹn của bác sĩ và khi có hiện tượng bất thường. Thời gian đầu sau mổ, bệnh nhân cần tập đọc sách nhìn gần.

Phẫu thuật lão thị bằng laser Erbium là phát minh mới nhất của ngành nhãn khoa thế giới hiện nay, được tiến hành lần đầu tiên được tại Mỹ và nhanh chóng phổ biến ở châu Âu, châu Mỹ. Phương pháp này có các ưu điểm:

- Kết quả phẫu thuật ổn định.

- Trong và sau mổ, bệnh nhân không cảm thấy đau.

- Có thể phẫu thuật hai mắt cùng ngày.

- Bệnh nhân có thể về nhà một giờ sau mổ. 

Thạc sĩ Sơn cũng cho biết, tất cả các bệnh nhân lão thị đã phẫu thuật bằng phương pháp trên tại Viện Mắt Trung ương đều tăng thị lực, từ 2/10 lên 7/10 hoặc 8/10.

Chỉ định

Kỹ thuật laser Erbium được áp dụng cho những bệnh nhân:

- Độ tuổi 40- 60.

- Độ lão thị lớn hơn +1,5 đi ốp; thị lực khi không đeo kính lớn hơn hoặc bằng 5/10. Nếu có cận thị hoặc viễn thị: Nhỏ hơn hoặc bằng ± 1 đi ốp.

- Ổn định số kính nhìn xa trong 1 năm trước phẫu thuật, nếu có thay đổi thì phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,75 đi ốp.

- Nhãn áp kế Goldmann: 9-22 mmHg; đo địa hình giác mạc bình thường.

Chống chỉ định

Bệnh nhân lão thị không được điều trị bằng laser Erbium nếu:

- Có một mắt duy nhất hoặc có tiền sử các bệnh về mắt như: thiên đầu thống (glaucoma), bệnh lý võng mạc, herpes, từng phẫu thuật mắt, giãn củng mạc, sẹo giác mạc...

- Mắc các bệnh toàn thân như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh hệ thống mạch máu...

- Đang mang thai.

- Đang sử dụng kính tiếp xúc. 

(Theo Lao Động)

35- Sensor laser cho ngành công nghiệp luyện thép

Thứ bảy, 23/3/2002, 15:55 (GMT+7)

 

Lò luyện thép.

Chiếc sensor hoạt động bằng laser này sẽ là giải pháp nâng cao hiệu suất của các lò sản xuất thép, đồng thời giảm đáng kể lượng khí thải thoát ra từ ống khói. Các kỹ sư Canada hy vọng, có thể nhờ đó tiết kiệm 20 triệu kWh điện/năm cho nước này.

Với sự phối hợp của tia laser, chiếc sensor quang học có thể đo năng lượng mất mát từ ống khói dưới dạng nhiệt học và hóa học, rồi đưa các số liệu vào một hệ thống kiểm tra. Bước tiếp theo, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh các thông số (ví dụ, lượng nhiên liệu và ôxy được đưa vào lò luyện), nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất.

Giáo sư Murray Thomson, ĐH Toronto (Canada) nói: "Vì sensor này có thể làm tăng hiệu suất hoạt động của ống khói, nên nó cũng giúp làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đây chắc chắn là một giải pháp cần thiết cho các lò luyện thép, nhất là từ khi Nghị định thư Kyoto về khí hậu được thông qua".

Minh Hy (theo dpa)

36- Dùng laser di chuyển xung sáng trong khí lạnh 

Thứ tư, 13/3/2002, 10:15 (GMT+7)

 

3 chùm laser giữ xung sáng ở một vị trí nhất định trong môi trường khí lạnh (hình mô phỏng).

Người ta có thể điều khiển đường đi của xung sáng cũng như tần số của nó bằng 3 chùm laser, giữa các nguyên tử khí lạnh. Kỹ thuật này sẽ được ứng dụng trong việc chế tạo các mạch quang điện, cũng như bộ nhớ của máy tính lượng tử.

Nhóm khoa học của Marlan Scully, Đại học A&M, Texas (Mỹ), đã gắn 3 thiết bị phóng laser trong môi trường khí nitơ cực lạnh. Máy laser thứ nhất (còn gọi là máy phát tín hiệu) phóng ra một xung sáng vào môi trường khí nitơ. Sau đó, một thiết bị khác, gọi là thiết bị giữ laser, phóng ra một tia, hãm xung sáng lại trong khí lạnh.

Tiếp theo, một thiết bị phóng laser thứ 3 đẩy xung sáng tới một vị trí cách vị trí ban đầu 6 milimét. Như vậy, xung sáng này đã được giữ và "vận chuyển" giữa môi trường của các nguyên tử khí lạnh. Các nhà khoa học cho biết, trong thí nghiệm này, họ đã thay đổi tần số của xung sáng bằng cách thay đổi tần số của thiết bị giữ laser.

Đây là lần đầu tiên người ta có thể giữ một xung sáng, điều chỉnh tần số và di chuyển nó giữa các nguyên tử khí lạnh. Về nguyên tắc, các nhà khoa học có thể mã hóa thông tin trong xung sáng để lưu giữ và sử dụng. Vì thế, thí nghiệm lần này là một bước tiến mới trên đường tìm kiếm bộ nhớ lý tưởng cho máy tính lượng tử.

Minh Hy (theo dpa)

37- Tạo được laser dải sóng rộng từ vật liệu bán dẫn

Thứ sáu, 22/2/2002, 15:43 (GMT+7)

 

Sơ đồ thiết bị laser bán dẫn

Thiết bị nhỏ xíu (cỡ vài micromét) gồm 36 lớp bán dẫn được ghép lại ở khoảng cách khác nhau. Khi điện tử bị kích thích nhảy từ lớp (bậc) này xuống lớp khác, chúng phóng ra tia laser với bước sóng khác nhau.

Đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Bell của Công ty CNTT Lucent (Mỹ) chế tạo thành công một thiết bị phóng tia laser dải sóng rộng từ vật liệu bán dẫn.

Thiết bị laser bán dẫn gồm những tấm film mỏng của hợp kim galium - arsenid (GaAs), đan xen với những tấm hợp kim nhôm - galium - arsenid (Al0,3Ga0,7As). Khi dòng điện chạy qua, những điện tử hoặc bị các tấm bán dẫn thu giữ hoặc được đẩy lên mức lượng tử cao hơn (quantum wells). Khi những điện tử này nhảy xuống các cấp năng lượng thấp hơn, chúng sẽ phóng ra tia laser.

Nhờ có thể thay đổi linh hoạt khoảng cách giữa các lớp bán dẫn, các nhà khoa học đã tạo ra dải laser rộng với bước sóng từ 5 đến 8 micromét. Sóng này thuộc vùng ánh sáng đỏ của dải quang phổ. Mục đích tiếp theo của nhóm khoa học là tạo ra dải laser rộng hơn với bước sóng từ 1,3 đến 10 micromét, nâng cao khả năng ứng dụng trong ngành công nghệ thông tin.

 Minh Hy (theo dpa)

38- Dùng laser đưa các gene lạ vào tế bào

Thứ sáu, 19/7/2002, 08:16 (GMT+7)

 

Những tế bào được cấy ADN lạ phát ánh sáng xanh.

Hai nhà nghiên cứu Đức đã thành công trong một kỹ thuật mới đưa ADN vào tế bào, bằng cách dùng tia laser khoét một lỗ hổng trên lớp màng, cho phép ADN dễ dàng lọt vào trong. Kỹ thuật này có thể sẽ thúc đẩy sự phát triển của các liệu pháp gene.

Uday Tirlapur và Karsten Konig của Đại học Friedrich Schiller ở Jena đã sử dụng một tia laser hồng ngoại để tạo ra lỗ thủng trên màng tế bào của động vật có vú, sau đó đưa ADN vào trong. ADN này mã hóa cho một protein phát ra ánh sáng xanh lục, vì thế nhóm nghiên cứu có thể xác nhận sự tồn tại của nó nhờ vào hiện tượng phát sáng của tế bào.

Các nhà khoa học cho biết, phương pháp cấy ADN này rất hiệu quả và có tính chọn lọc cao, không gây ảnh hưởng đến "thân chủ" (những tế bào được ghép ADN lạ vẫn sinh trưởng và phân chia bình thường). Đây là bước tiến đáng kể so với các kỹ thuật hiện nay. Chẳng hạn, một trong kỹ thuật thông dụng nhất hiện được sử dụng là electroporation - dùng xung điện để xé rách màng tế bào tạm thời. Phương pháp này không những "bất lực" trước các tế bào đơn lẻ, mà hiệu quả chuyển gene cũng rất thấp.

Một kỹ thuật khác là dùng virus (đã được biến đổi gene để trở nên vô hại), cho xâm nhập vào tế bào. Virus sau đó sẽ bơm vật liệu di truyền của nó cho vật chủ. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng gặp khó khăn do virus không có tính chọn lọc, và hiệu quả chưa đạt 100%.

Các nhà khoa học nhận định phương pháp mới sẽ rất hữu ích trong việc tiêm chủng ADN. Chẳng hạn, nó trang bị cho tế bào những gene sản sinh yếu tố miễn dịch, giúp tế bào chống lại vi khuẩn, virus và vật ký sinh. Nếu thành công, nó cũng giúp các bác sĩ chữa trị dễ dàng hơn những căn bệnh có liên quan đến gene.

B.H. (theo Nature)

39- Laser dò mìn

Thứ bảy, 13/7/2002, 09:30 (GMT+7)

 

Zeus có thể phá mìn từ khoảng cách an toàn.

Các nhà khoa học Mỹ đang thử nghiệm một hệ thống dò mìn mới tại căn cứ quân sự Waynesville, Missouri. Hệ thống này sử dụng kỹ thuật laser hiện đại, cho phép phát hiện và phá hủy mìn, đạn, pháo nằm rải rác trên chiến trường sau mỗi trận đánh.

Bình thường, sau mỗi trận oanh tạc trên không hoặc đánh trên bộ, tại chiến trường còn rớt lại rất nhiều mìn, đạn hoặc pháo tịt ngòi. Chúng là mối đe dọa lớn cho binh lính, vì có thể bùng nổ bất chợt mỗi khi bị dẫm vào hoặc va chạm mạnh.

Hệ thống dò mìn mới (Zeus) của các nhà khoa học Mỹ sẽ giúp khắc phục tình trạng này. Cấu tạo của Zeus rất đơn giản, chỉ gồm một máy phóng laser mạnh, đặt trên một chiếc xe bọc thép. Người lính ngồi trong khoang lái có thể dùng một cần điều khiển để chọn điểm phóng của chùm laser. Với công suất từ 500 đến 2.000 Watt, chùm laser có thể xuyên thủng vỏ thép của mìn, đạn, pháo, khiến chúng bùng nổ.

Theo các nhà khoa học, Zeus có thể phát hiện những quả đạn thối, mìn điếc với vỏ nhựa hoặc kim loại ở khoảng cách từ 25 đến 250 mét. Tuy nhiên chùm laser không thể xuyên qua đất, nên Zeus chỉ thích hợp cho việc dò mìn ở chiến trường, chứ không thể dò mìn chôn sâu dưới đất được.

Minh Hy (theo NewScientist)

 

40- Máy bay giấy đẩy bằng tia laser

Thứ hai, 10/6/2002, 10:48 (GMT+7)

 

Phi đội máy bay kiểu này sẽ rất hữu ích trong việc quan trắc thời tiết và núi lửa.

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa cho thực hiện chuyến bay đầu tiên của chiếc tàu bay giấy tí hon được sử dụng lực đẩy là tia laser. Họ hy vọng một ngày nào đó, phi đội máy bay loại này sẽ lượn ngang dọc trên bầu trời, quan trắc thời tiết và hiện tượng phun trào núi lửa.

Phát kiến của Takashi Yabe và cộng sự thuộc Viện công nghệ Tokyo khởi nguồn từ một ý tưởng đã có từ 3 thập kỷ trước. Năm 1972, kỹ sư người Mỹ Arthur Kantrowitz đã chỉ ra rằng, khi chiếu một chùm tia laser vào các vật chất (nhiên liệu) phủ trên bề mặt một máy bay có thể tạo ra một luồng khí rất mạnh đẩy nó lên phía trước, giống như với một động cơ phản lực bình thường.

Tiếp đó, năm 1997, phòng nghiên cứu không quân Mỹ ở California đã sử dụng một chùm laser hồng ngoại năng lượng cao để đẩy một phi thuyền làm bằng nhôm (kích cỡ bằng một chiếc đĩa) bay trong vài giây. Xung laser đã biến không khí trong một khoang hẹp trên máy bay thành dạng plasma áp suất lớn. Nhờ nó, máy bay được nâng lên hàng chục mét trong không khí. Dự án này của NASA nhằm tìm hiểu khả năng sử dụng lực đẩy laser như là một biện pháp chi phí thấp để phóng các vệ tinh nhỏ.

Tuy nhiên, tham vọng của Yabe và cộng sự thì khiêm tốn hơn nhiều. Chiếc tàu bay của họ chỉ rộng vài cm, và được làm từ vài gram lá nhôm. Nhiên liệu của nó là một lớp polymer hoặc một giọt nước đặt trên lá kim loại. Máy bay nhận được lực đẩy đầu tiên từ một chùm tia laser. Nhưng khi đã lên cao, nó không tiếp tục nhận được lực đẩy này nữa. Thí nghiệm cho thấy, chiếc tàu bay đã cất cánh theo một đường cong duyên dáng với tốc độ khoảng 1,4 mét/giây.

Tiếp đó, Yabe và cộng sự hy vọng sẽ sử dụng laser để điều khiển chuyển động của máy bay, bằng cách bắn đi một phần các nguyên liệu đặt trên cánh này hoặc cánh kia của nó. Một khả năng khác là những chiếc cánh sẽ được cấu tạo từ các hợp kim để có thể thay đổi hình dạng khi được chùm laser đốt nóng.

B.H. (theo Nature)

41- Hướng dẫn mới về mổ mắt bằng laser

Thứ năm, 6/6/2002, 07:00 (GMT+7)

 

Mỗi năm Mỹ thực hiện khoảng 1,5 triệu ca LASIK.

Trước khi tiến hành phẫu thuật LASIK, bệnh nhân nhất thiết phải được đo độ dày giác mạc. Ngoài ra, họ cũng phải được đo kích thước đồng tử, loại trừ các bất thường ở giác mạc và đo khả năng của cơ giữ cho 2 mắt cân nhau.

Bản hướng dẫn vừa được đưa ra của Hội Đục thủy tinh thể và Phẫu thuật khúc xạ Mỹ (ASCRS) nêu rõ, LASIK (điều chỉnh thị lực thông qua tạo hình lại giác mạc bằng tia laser) thường thành công trong điều trị bệnh cận thị, viễn thị và lệch trục. Tuy tương đối an toàn và rất ít khi gây ra các biến chứng mù lòa, LASIK không phù hợp cho tất cả mọi người. Vì vậy, trước khi mổ, bệnh nhân cần biết mình có phải là ứng cử viên tốt cho phương pháp này không. Người ta phân biệt: 

- Những người không thể là ứng cử viên: Có bệnh ở mắt như đục thủy tinh thể, thiên đầu thống (glaucome) nặng, giác mạc quá mỏng.

Những ứng cử viên không tối ưu:

 + Rối loạn hệ miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, vì điều này cản trở sự lành vết thương sau mổ.

 + Có tiền sử khô mắt vì tình trạng này có thể xấu đi sau mổ.

Bệnh nhân cũng cần được cảnh báo về các tác dụng phụ của LASIK: khô mắt, nhìn thấy các đốm sáng hình sao hoặc vầng hào quang, gặp khó khăn khi lái xe về đêm. Họ cần có đánh giá đúng mức về thị lực của mình sau mổ, và phải ý thức được rằng LASIK không tạo nên thị lực tuyệt hảo cho tất cả mọi người. Hơn nữa, việc phẫu thuật có thể phải lặp lại; và kể cả khi ấy, thị lực cũng có thể không tốt được như khi dùng kính áp tròng.

Thu Thủy (theo Reuters)

42- Ca mổ chữa động kinh bằng laser đầu tiên của Việt Nam 

Thứ ba, 4/6/2002, 08:30 (GMT+7)

 

Ca phẫu thuật này được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Bệnh nhân là Nguyễn Quyền Lực, 15 tuổi, trú tại Kon Tum. Bị xuất huyết não lúc 6 tháng tuổi và khi lên 10 Lực bắt đầu xuất hiện các cơn động kinh, trung bình 5 ngày một lần.  

Sau khi điều trị bằng thuốc nhưng không khỏi, ngày 30/5, gia đình đưa cháu tới Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Ngay sau khi xác nhận chẩn đoán, tiến sĩ Phạm Tỵ - Trưởng khoa Ngoại Thần kinh - và cộng sự đã quyết định dùng tia laser công suất cao (Laser CO2) phẫu thuật cắt bỏ sẹo động kinh. Ca mổ đã kéo dài 7 giờ. Sau mổ, Lực đã trở lại tỉnh táo và hiện đang được tiếp tục theo dõi, điều trị.

Trước đó, tiến sĩ Phạm Tỵ và các cộng sự cũng đã dùng tia laser công suất cao cắt bỏ thành công một khối u não có kích thước 8 x 8 cm và nặng 300 g (chiếm 1/3 thể tích não) cho một bệnh nhân 15 tuổi.

Thanh Niên

43- Cai nghiện ma túy bằng laser theo phương pháp châm cứu

 

Thiết bị này do Đại học Bách khoa TP HCM chế tạo, đã được thử nghiệm trên 20 người nghiện ma túy. Sau 5 ngày, con nghiện đã được cắt cơn, ăn uống trở lại bình thường, không còn sợ nước. Bệnh nhân hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau 10-20 ngày điều trị bổ sung.

Kết quả kiểm tra sau điều trị cho thấy, lượng morphine trong cơ thể con nghiện giảm rõ rệt. Phương pháp này hạn chế được nhược điểm của châm cứu theo y học cổ truyền, đó là việc gây đau đớn cho bệnh nhân khi dùng kim châm.

Hiện nay, Phòng Thí nghiệm công nghệ laser của Đại học Bách khoa TP HCM đã chế tạo và chuyển giao loại máy trên cho một số trung tâm cai nghiện như Trung tâm Y tế Lộc Ninh (Bình Phước), Bệnh viện Y học cổ truyền Trà Vinh. Phòng thí nghiệm sẽ tiếp tục nghiên cứu kết hợp máy cai nghiện với hệ thống máy tính để chẩn đoán được tình trạng của bệnh nhân, từ đó có hướng điều trị hợp lý.

Thứ hai, 3/6/2002, 11:47 (GMT+7)