Du hành không gian

                                                                         vnExpress

 

   

Nga sẽ đưa khách du lịch vào vũ trụ

 

Hôm qua, cơ quan vũ trụ Nga cho biết, nhà tỷ phủ người Mỹ Dennis Tito, người mang hy vọng trở thành “khách du lịch không gian” đầu tiên trên thế giới sẽ bay tới trạm không gian quốc tế ISS vào cuối tháng tư tới. Tito sẽ khởi hành vào ngày 30/4 từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakstan, cùng đi có hai phi hành gia người Nga.

Trạm ISS, tour du lịch không gian đầu tiên.    

Theo Konstantin Kreidenko, phát ngôn viên của Cơ quan không gian vũ trụ Nga, cùng với Trung tâm huấn luyện phi hành gia và Công ty kỹ thuật không gian Energiya, Cơ quan vũ trụ Nga đă kư một hợp đồng mới với Tito để nhà kinh doanh California này thực hiện một chuyến bay tới trạm ISS trên tên lửa Soyuz của Nga. Chuyến bay của ông dự kiến kéo dài khoảng 10 ngày.

Ông Tito, 60 tuổi, trước đây đă kư kết một thoả thuận nhiều triệu đôla với các quan chức vũ trụ Nga để tới thăm trạm Mir (trạm Hoà B́nh). Ồng đă tham gia luyện tập trong nhiều tháng cùng với các nhà du hành vũ trụ tương lai khác tại thành phố Ngôi sao, bên ngoài Matxcơva. Tuy nhiên, hy vọng của ông đă bị lung lay khi Chính phủ Nga quyết định thả rơi trạm Mir 15 tuổi này vào đầu tháng ba.

 

Bích Hạnh 31/1/2001(theo AP, 30/1).

 

 

 

NASA ngăn cản chuyến bay của Dennis Tito

Trước quyết định của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) không cho phép ông Dennis Tito tham gia chuyến bay lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) vào tháng tới, hai nhà du hành người Nga cùng đi đă tẩy chay khoá đào tạo tại Mỹ nhằm chuẩn bị cho chuyến bay.

Tại Trung tâm Vũ trụ Johnson (Mỹ), nhà kinh doanh người California Dennis Tito có mặt cùng với nhóm du hành Nga Talgat Musabayev và Yuri Baturin, tuy nhiên, ông đă không có tên trong danh sách khoá đào tạo trước chuyến bay lên ISS vào 30/4 tới. Để phản đối quyết định này, hôm thứ hai, các nhà du hành Nga đă từ chối tham gia luyện tập.

Trước đây Tito đă đồng ư trả 20 triệu USD để có được một tấm vé lên Mir. Các quan chức Nga rất vui ḷng thực hiện chuyến du lịch này. Một chương tŕnh luyện tập toàn diện cho Tito đă được thực hiện tại Trung tâm Vũ trụ Nga ở ngoại vi Matxcơva. Nhưng trục trặc xảy ra. Chính phủ Nga đột ngột tuyên bố Mir sẽ bị phá huỷ. Chuyến du lịch vũ trụ đầu tiên đă không có địa điểm đến.

Phản đối của NASA

Bất đồng nảy sinh khi Cơ quan Vũ trụ Nga thay đổi đích của chuyến du lịch không gian đầu tiên: ISS sẽ thế chỗ cho Mir. Tuy nhiên, người Mỹ không muốn vị khách này có mặt trên trên trạm. Họ cho biết có quá nhiều việc phải làm để đáp ứng được tiến độ công việc trên trạm mới.

“Trong giai đoạn này, chúng tôi lo ngại rằng sự có mặt của một người không có chuyên môn sẽ làm ảnh hưởng đến việc vận hành phức tạp trên tàu”, Michael Hawes, một quan chức của NASA cho biết. Ông cũng nói thêm rằng thời gian từ nay đến chuyến bay c̣n quá ít, trong khi Tito cần được huấn luyện thêm từ 6-8 tuần tại Mỹ. V́ vậy Tito có thể lùi thời gian đi du lịch vũ trụ đến tháng 10 tới, cũng trên một con tàu Soyuz.

Đối lập với quan điểm này, Trưởng Trung tâm Đào tạo Phi hành gia Nga, Pyotr Klimuk, cho biết Tito đă được huấn luyện đầy đủ: “Vị khách vũ trụ này đă trải qua khoá huấn luyện 9 tháng. Vấn đề chính là an toàn đă được đảm bảo”.

Một quan chức tại Tổ hợp Không gian Energiya, cơ quan đă kư hợp đồng với Tito, cho biết sự phản đối của NASA không phải ở chỗ Tito có là phi hành gia chuyên nghiệp hay không: “Tôi cho rằng sự phản đối của NASA là do vấn đề chính trị. Họ không muốn một công dân Mỹ đi trên một con tàu Nga, đến thăm khu vực của Nga tại ISS".

Phát ngôn viên của NASA cho hay các cuộc thương lượng Nga - Mỹ đang được tiến hành nhằm giải quyết vấn đề này.

B.H. (theo BBC, Reuters, 21/3)

 

 

Tito: "Tôi có thể vận hành các hệ thống của ISS"

Trước những lo ngại của NASA rằng một người dân thường sẽ làm rối các phi hành gia trên Trạm ISS, hôm thứ năm, Tito cho biết ông đă luyện tập 8 tháng như một nhà du hành, sức khoẻ đang trong t́nh trạng tuyệt vời và được chuẩn bị tốt để làm việc với các phi hành gia chuyên nghiệp.

Nhà triệu phú Mỹ Dennis Tito khẳng định ông đă trải qua khoá huấn luyện hoàn hảo và sẵn sàng chochuyến bay trị giá 20 triệu US dollars  lên Trạm Không gian Quốc tế vào ngày 30/4 tới.

Ông nói: “Tôi biết chính xác phải làm ǵ trong các t́nh huống khẩn cấp, chẳng hạn cháy. Tôi không chỉ là một khách du lịch trên trạm. Khi người chỉ huy cần, tôi sẽ hỗ trợ ông ấy. Tôi đă tập luyện trên rất nhiều hệ thống, trong t́nh trạng không trọng lượng và hoàn toàn có thể tự ḿnh vận hành các hệ thống trên Trạm Không gian Quốc tế”. Ông có thể mặc bộ đồ phi hành gia trong 25 giây.

Từng làm việc cho NASA trước đây, Tito không hiểu tại sao Cơ quan Vũ trụ Mỹ lại lo ngại về việc có một thường dân trên Trạm Quốc tế. Ông cho rằng chuyến đi này sẽ là một cơ hội tốt để người dân Mỹ thêm hứng thú với trạm.

Một quan chức của NASA cho hay đây không phải là thời điểm phù hợp để Tito lên thăm ISS, bởi lịch tŕnh làm việc trên trạm khá căng thẳng. Một vấn đề khác là phải đảm bảo an toàn cho Tito trong các trường hợp khẩn cấp. Ông nói: "Trong những t́nh huống bất thường hoặc khẩn cấp, các phi hành gia trên trạm không thể giúp đỡ cho một người không chuyên”. Trong khi đó, Nga vẫn tuyên bố sẽ ủng hộ ông Tito đến cùng.

B.H. (theo Reuters, 23/3)

 

 

Tàu sắp phóng, Tito vẫn "bơi" giữa hai ḍng

NASA thường than phiền là cộng đồng không mấy quan tâm đến Trạm Không gian Quốc tế 2 tuổi Alpha. Nhưng điều này sắp thay đổi khi người ta bắt đầu chú ư đến thái độ của NASA tới chuyến bay của nhà triệu phú Mỹ, ông Dennis Tito

Trong hai tuần, Nga lập kế hoạch đưa ông trùm người California này, người đă trả tới 20 triệu USD cho một "chiếc vé" bay lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Nếu thành công, ông sẽ là khách du lịch vũ trụ có trả tiền đầu tiên trên thế giới.

Phản đối từ phía Mỹ

NASA đă thể hiện thái độ bất b́nh, cho rằng Nga sắp xếp việc này sau lưng các thành viên khác của ISS và đang dùng áp lực với Matxcơva nhằm lùi chuyến đi của Tito đến tháng 10, để ông có thể tập luyện chu đáo hơn. Các quan chức từ Mỹ, Nga, Canada, Nhật và Châu Âu sẽ có một cuộc hội đàm từ xa trong tuần này với hy vọng chấm dứt sự bất đồng.

Tuần trước, Giám đốc chương tŕnh trạm quốc tế Tommy Holloway tỏ ư mong muốn công chúng quan tâm hơn nữa đến trạm Alpha: “Thành thực mà nói, tôi rất thất vọng… Điều đó giống như chúng tôi đang xây dựng các kim tự tháp Ai Cập trên quỹ đạo vậy và không ai thèm nh́n ngó đến nó”. Tuy nhiên khi một phóng viên gợi ư rằng chuyến bay của Tito có thể sẽ thu hút sự chú ư của công chúng, Holloway đă từ chối b́nh luận. Ông cũng không nói liệu NASA sẽ làm ǵ khi Tito xuất hiện trên trạm.

T́nh huống khó xử

Trong khi đó, NASA đang chuẩn bị phóng tàu con thoi Endeavour vào thứ năm tới (19/4), tiếp tục chương tŕnh xây dựng Trạm Không gian Quốc tế. Một tên lửa Soyuz của Nga, có lẽ mang theo Tito, theo kế hoạch sẽ cất cánh lên trạm vào 28/4, cùng ngày với tàu Endeavour rời ISS về trái đất (v́ lư do kỹ thuật, Endeavour và Soyuz không thể cùng lúc gắn vào trạm).

Nếu lần phóng Endeavour bị tŕ hoăn, chuyến bay của Nga có thể cũng sẽ phải đ́nh lại. Nhưng nếu tŕ hoăn quá lâu, Soyuz cần đi trước Endeavour để có thể thay thế một đầu mang khí cụ khoa học trên trạm - thiết bị gần như đă hết hạn sử dụng. Tàu con thoi do vậy sẽ lui lại đến tháng 5. T́nh h́nh trở nên khó xử với Tito, tâm điểm của sự bất đồng:

Một mặt, NASA nói Tito cần thêm từ 6-8 tuần luyện tập trong hệ thống trạm không gian của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà du hành Nga, những người sẽ thực hiện chuyến bay trên Soyuz sắp tới, lại chỉ luyện tập chưa đầy một tuần tại trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston. Phi hành gia Nga Yuri Lonchakov, thành viên của tàu con thoi Endeavour, cho biết, cần phải lưu ư rằng Tito đă bắt đầu sự nghiệp là một kỹ sư vũ trụ, vẽ bản đồ hành tŕnh tới sao Hoả cho NASA vào thập kỷ 60. Và nhiều tháng huấn luyện đă rèn cho ông thành thục không kém nhiều phi hành gia của Nga.

 

 

Mặt khác, NASA tranh luận rằng Tito nên được luyện tập trước chuyến bay cùng với các phi hành gia trên trạm ông sẽ tới thăm. Nhưng thực tế là những vị khách khác không bị đ̣i hỏi điều này.

Nữ du hành Mỹ Susan Helms ho biết cô và người đồng nghiệp Mỹ Jim Voss chưa hề làm việc với hai phi hành gia người Nga sắp tới trên tên lửa Soyuz. Susan Helms, Jim Voss và người chỉ huy Nga của họ, Yuri Usachev, cho biết họ sẽ rất vui ḷng chào đón bất cứ ai tới thăm.

Susan Helms    

NASA cho rằng Tito nên chờ đến tháng 10 tới, khi một tên lửa Soyuz khác cất cánh. Nhưng Tito lại từ chối phải đợi lâu hơn nữa. Hợp đồng gốc của ông là bay tới Mir vào tháng 1, nhưng ông đă đổi vé sang ISS khi Mir bị Nga phá huỷ hồi tháng ba vừa qua. Ông nói việc tŕ hoăn thêm nữa sẽ ảnh hưởng đến gia đ́nh và công việc của ông trong vai tṛ là chủ tịch cơ quan hành pháp tại hiệp hội Wilshire ở Santa Monica, California.

So sánh khập khễnh

Một cựu phi hành gia, Robert Crippen, thành viên trong chuyến bay của tàu con thoi đầu tiên 20 năm trước đây, cho rằng Tito có thể là một tiền lệ xấu. ISS là một pḥng thí nghiệm theo nghĩa gần đúng, chứ không phải là một khách sạn hoặc nhà trọ cho khách du lịch. Cùng thời điểm này, Crippen biết rằng NASA đă đưa một số người không chuyên trước đây lên vũ trụ mà luyện tập rất ít: một hoàng tử người Ảrập Xê-út và hai chính trị gia người Mỹ vào giữa thập kỷ 80.

Để tránh bất cứ mâu thuẫn nào nảy sinh hơn nữa, các quan chức từ tất cả các quốc gia có tham gia xây dựng trạm ISS đang lập quy chế cho các vị khách du lịch trong tương lai.

B.H. (theo AP, 14/4)

 

 

NASA định ngày phóng tàu con thoi Endeavour lên ISS

Phi hành đoàn của tàu con thoi Endeavour.

Ngày 19/4 tới, Endeavour sẽ thực hiện chuyến bay tới Trạm Không gian Quốc tế (ISS), mang theo cánh tay robot do Canada xây dựng để lắp đặt vào Trạm.

Tàu con thoi sẽ phải rời ISS trước khi tàu không gian Soyuz của Nga tới nơi. V́ nhiều lư do kỹ thuật, Endeavour và Soyuz không thể cập Trạm cùng một lúc.

Theo dự kiến, Soyuz, hoạt động như một tàu cứu hộ, sẽ được phóng lên ngày 28/4 từ sân bay vũ trụ của Kazakstan. Tàu sẽ đưa theo cả nhà triệu phú Mỹ Dennis Tito người đă mua một chiếc vé từ các quan chức vũ trụ Nga và muốn trở thành khách du lịch đầu tiên trong vũ trụ. Nasa phản đối sự có mặt của Tito trên Trạm Quốc tế, lấy lư do ISS đang ở trong giai đoạn xây dựng bận rộn nhất. Tuy nhiên, các quan chức Nga cho biết họ sẽ đưa Tito đi, dù thế nào chăng nữa. Hai bên chưa đạt được thoản thuận nào về vấn đề này.

B.H. (theo CNN, 6/4)

 

 

Canada đưa robot lên Trạm Không gian Quốc tế

Bản vẽ cánh tay robot.

Một cánh tay robot thế hệ mới, dài 17 m, do Canada sản xuất, là đóng góp đầu tiên của nước này vào Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Nó có khả năng làm thay các phi hành gia rất nhiều việc và sẽ hỗ trợ đắc lực cho họ trong các hoạt động trên vũ trụ.

Tàu con thoi sẽ đưa cánh tay robot này lên ISS vào ngày 19/4. Tương tự như “người anh họ” - robot của hạm đội tàu con thoi Mỹ, nó có nhiệm vụ sắp xếp các môđun của trạm vũ trụ và đón nhận vệ tinh từ quỹ đạo. Nhưng hiện đại hơn “ông anh”, nó c̣n làm được nhiều việc khác. Ông Benoit Marcotte, giám đốc một bộ phận thuộc Cơ quan Vũ trụ Canada, cho biết: “Robot đi lại rất êm, có khả năng xây dựng, kiểm tra, bảo tŕ, giảm thiểu số lần các nhà du hành phải ra khỏi trạm”.

Sau khi việc xây dựng trạm vũ trụ hoàn tất (dự kiến vào năm 2006), cánh tay robot này sẽ đóng vai tṛ tối quan trọng trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc. Ví dụ như khi ăng ten găy, van bị kẹt hay hệ thống ṛ rỉ, nó có nhiệm vụ thay các nhà du hành vũ trụ ra ngoài không gian để kiểm tra sự cố.

Canada đă chi gần 1 tỷ USD cho ba bộ phận của robot. Tuy nhiên, con số này không thấm ǵ so với tổng chi phí cho ISS, một dự án vũ trụ trị giá 95 tỷ USD, là sự hợp tác của 16 nước gồm Mỹ, Canada, Nga, Nhật Bản và châu Âu.

Đoan Trang (theo Reuters, 24/3)

 

 

Chuyến bay của Tito sẽ được quyết định trong tuần này

Không c̣n là chuyện riêng giữa Nga và nhà triệu phú Mỹ Dennis Tito, các cơ quan vũ trụ trên khắp thế giới đều quan tâm đến vấn đề này. Hôm nay, các quan chức vũ trụ Mỹ, Nga, Canada, Nhật Bản và châu Âu sẽ hội thảo từ xa với hy vọng chấm dứt bất đồng giữa hai cường quốc vũ trụ.

Họ sẽ thảo luận việc Tito có được phép lên trạm Không gian Quốc tế hay không. Ông Tito, 60 tuổi, đang chuẩn bị cùng hai nhà du hành Nga lên trạm vào ngày 28/4 tới, trên tên lửa Soyuz. Dư luận quốc tế dường như đồng t́nh với việc cơ quan vũ trụ Nga đưa ông lên không gian. Nhưng Mỹ, thành viên chủ lực trong số 16 quốc gia tham gia xây dựng Alpha, đă bác bỏ điều này.

B.H. (theo CNN, 17/4)

 

 

Châu Âu và Canada phản đối chuyến bay của Tito

Điều mà NASA mong muốn rất có khả năng sẽ thành hiện thực khi hôm qua, các quan chức châu Âu và Canada đă kịch liệt phản đối chuyến bay của Dennis Tito. Chuyến bay sắp tới gần mà trước mắt, dường như chưa có hồi kết cho mối bất hoà Nga - Mỹ.

Trong khi đó, cuộc thảo luận nhằm quyết định xem Tito có trở thành khách du lịch vũ trụ đầu tiên hay không sẽ bị lùi lại cho đến cuối tuần này. Đúng ra, theo dự kiến, “vấn đề Tito” đă được các quan chức vũ trụ Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản và châu Âu bàn bạc vào hôm qua (17/4).

Ernst Messerschmid, Giám đốc Trung tâm Phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu nói: "Chẳng có ai buộc tội Nga trong việc bán một chỗ trống trên tên lửa Soyuz của họ, nhưng chỗ ngồi đó nên thuộc về một phi hành gia".

NASA, Cơ quan Vũ trụ của châu Âu, Canada và Nhật đều muốn Tito hoăn chuyến đi đến tháng 10 để có thêm thời gian luyện tập và cũng là thời gian phù hợp trên tổ hợp không gian này. “Chúng tôi không phản đối khách thăm quan tới Trạm Quốc tế. Vấn đề ở đây là thời gian”, Alain Dubeau, Cơ quan Vũ trụ Canada, cho biết.

Nga dự định đưa Tito cùng hai nhà du hành Nga lên tên lửa Soyuz vào 28/4. Tên lửa này sẽ đến Trạm Không gian Quốc tế Alpha hai ngày sau đó và Tito sẽ có một tuần trên quỹ đạo.

B.H. (theo CNN, AP, 18/4)

 

NASA đồng ư cho Dennis Tito bay

Sau cuộc thương thuyết kéo dài hàng tuần qua với Nga tại Matxcơva, Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) cuối cùng đă nhượng bộ "vấn đề Tito", cho phép nhà triệu phú Mỹ người Califronia này lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) vào tuần tới.

Ông Tito, 60 tuổi, một người giàu có và say mê vũ trụ, đă trả 20 triệu USD cho chuyến bay này. Trước bất đồng giữa Mỹ và Nga về chuyến bay của Tito, các quốc gia thành viên của trạm ISS gồm Mỹ, Nga, châu Âu, Canada và Nhật Bản đă dự thảo một đề nghị cho phép Tito được bay vào cuối tháng này, nhưng coi đó là một trường hợp ngoại lệ. Trước thái độ cương quyết của Nga, NASA đă đồng ư phê chuẩn dự thảo này và thứ hai tới sẽ chính thức kư kết.

Nếu mọi việc trôi chảy, Tito sẽ trở thành khách du lịch vũ trụ đầu tiên trên thế giới, cất cánh từ sân bay vũ trụ ở Kazakstan, trên tên lửa Soyuz. Ngày khởi hành trùng với ngày tàu con thoi Endeavour rời trạm (28/4) và lên tới ISS hai ngày sau đó (30/4). Tito sẽ có 10 ngày trên vũ trụ, trong đó khoảng 6 ngày tại Trạm Không gian Quốc tế và trở về trái đất cũng vẫn trên Soyuz vào tháng 5.

Các thành viên trên Trạm Quốc tế Yuri Usachev, Jim Voss and Susan Helms đă khẳng định lại rằng họ rất vui ḷng chào đón bất cứ ai trên tên lửa Soyuz.

Nhiều tháng qua, NASA đă phản đối chuyến bay của Tito lấy lư do an toàn. Họ cho rằng vị khách người California này chưa được luyện tập đầy đủ và có thể sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của các phi hành gia trên trạm. Tuy nhiên, phía Nga cương quyết bảo vệ quan điểm của họ, rằng Tito đă thành thục không kém một nhà du hành thực thụ. Sáng qua tại Matxcơva, các quan chức vũ trụ Nga đă nhấn mạnh quyền của họ trong việc đưa Tito lên Trạm Quốc tế. “Không có điều ǵ đă hoặc sẽ thay đổi. Dennis Tito sẽ bay theo kế hoạch cùng với các thành viên khác vào 28/4”.

B.H. (theo AP, Reuters, 21/4)

 

 

NASA bật đèn xanh cho Tito du lịch vũ trụ

Ngày 21/4, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đă đồng ư về mặt nguyên tắc để nhà triệu phú Mỹ Dennis Tito bay lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), mở đường cho du lịch vũ trụ. Nhà triệu phú người Mỹ này đă trả cho Nga 20 triệu USD để được bay trên tàu "Liên hợp" của Nga vào ngày 28/4 tới.

Điều ngạc nhiên là chính NASA đă phản đối việc cho công dân của ḿnh du lịch lên vũ trụ. Tuy nhiên, họ đă nhượng bộ và cho rằng đây là trường hợp ngoại lệ.

24/4/2001(Theo BBC)

 

Tito giành phần thắng trước NASA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đă thực sự chấm dứ việc phản đối chuyến bay của triệu phú người Mỹ Dennis Tito, cho phép ông tới Trạm Không gian Quốc tế (ISS) như một khách du lịch, mặc dầu vẫn c̣n những nỗi lo an toàn. Đồng ư cuối cùng đạt được vào ngày hôm qua (24/4).

Phát ngôn viên của NASA, Kirsten Larson, cho biết các thành viên của tổ hợp ISS gồm Nga, Mỹ, Canada, châu Âu và Nhật Bản đă “công nhận một ngoại lệ” cho Tito, mặt dù trước đó đă có những ư kiến lo ngại từ phía NASA cho rằng Tito sẽ làm cản trở công việc của các phi hành gia đi cùng và của cả ISS.

Ngay sau thắng lợi này, ông Tito đă tới trung tâm phóng tàu Baikonur ở Kazakhstan và được tiếp đón rất nồng nhiệt. Theo đúng kế hoạch, ông sẽ tham gia chuyến bay tới ISS vào thứ bảy tới, trên tên lửa Soyuz. Cùng đi có trưởng phi hành đoàn Talgat Musabayev và kỹ sư chuyến bay Yuri Baturin.

Trước đó, phía Nga đă khẳng định rằng dù thế nào chăng nữa, ông Tito cũng sẽ thực hiện được chuyến du lịch tới ISS - chuyến bay trị giá tới 20 triệu USD. “Chúng tôi sẽ đảm bảo an toàn cho Tito trong suốt chuyến bay”, phát ngôn viên của cơ quan vũ trụ Nga, Sergei Gorbunov, cho biết. Nước này đă mua bảo hiểm trị giá 100.000 USD cho mỗi thành viên trên Soyuz, trong đó có cả Tito.

Về phía Tito, ông hào hứng nói: “Tôi sẽ thực hiện các thí nghiệm của riêng ḿnh, thu phát âm thanh, quay phim và chụp ảnh. Tôi rất hy vọng sẽ được ngắm những phong cảnh tuyệt vời của trái đất”.

Thận trọng từ phía NASA

Lực lượng đặc biệt của NASA yêu cầu ông Tito không được phép tới khu vực của Mỹ trên Trạm Quốc tế khi không có một phi hành gia hộ tống. Nhóm này cũng khuyến cáo rằng ông nên ngủ cùng hoặc gần tàu không gian của Nga, đề pḥng trường hợp khẩn cấp xảy ra. Một quan chức NASA cho hay, vài thí nghiệm sẽ bị hoăn hoặc chấm dứt hẳn khi có mặt Tito. Đồng thời trong tuần này, các nhà du hành trên ISS sẽ tạm dừng vận hành cánh tay robot mới vừa được lắp đặt.

Tito và các phi hành gia sẽ cập trạm ISS hai ngày sau khi rời khỏi trái đất. Họ trở về vào ngày 5/5. Tàu con thoi Endeavour hiện đang kết nối với trạm ISS và sẽ rời trạm vào thứ bảy (cùng ngày với ngày Soyuz cất cánh).

B.H. (theo BBC, 25/4)

 

Endeavour ở lại quỹ đạo thêm hai ngày

  Sự cố máy tính trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) khiến Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lùi ngày trở về của tàu con thoi Endeavour đến thứ hai tuần sau. Chuyến bay của Dennis Tito, có thể v́ thế mà bị hoăn.

Hiện một máy tính trên ISS đă hoạt động trở lại Tuy nhiên, đề pḥng sự cố mới lại xảy ra, Endeavour vẫn phải ở lại làm đường dây liên lạc giữa Trung tâm Điều khiển mặt đất và các phi hành gia trên ISS.

NASA hy vọng đến ngày 30/4, tất cả các máy tính của trạm không gian sẽ hoạt động b́nh thường.

Theo kế hoạch ban đầu, Endeavour sẽ rời ISS về trái đất vào thứ bảy, khoảng 6 tiếng sau khi tên lửa Soyuz của Nga (mang theo Dennis Tito) cất cánh. Việc tàu con thoi phải ở lại ngoài dự kiến sẽ khiến cho ước mơ lên vũ trụ của ông bị chậm thực hiện.

Đoan Trang (theo BBC, 27/4)

 

Sự cố máy tính lớn, ISS ngừng thử nghiệm robot mới

Hôm qua (25/4), liên lạc giữa Pḥng Điều khiển mặt đất và Trạm Không gian Quốc tế (ISS) đă bị gián đoạn. ISS phải bay ở chế độ tự động và việc thử nghiệm cánh tay robot mới lắp đặt cho trạm đành hoăn lại. Nguyên nhân từ một trục trặc chưa từng có trong hệ thống máy tính của ISS.

Cả ba máy tính quan trọng của ISS đều không hoạt động hoặc không liên lạc được với mặt đất, khiến người ta phải thực hiện tiếp âm các thông điệp gửi nhóm du hành vũ trụ thông qua tàu con thoi Endeavour. Nếu tàu này chưa tiếp cận trạm không gian th́ hẳn NASA đă mất hoàn toàn liên lạc với các phi hành gia.

Một nhân viên pḥng điều khiển, Milt Heflin, cho biết: “Đă xảy ra điều ǵ đó mà chúng tôi không thể hiểu nổi”. Các chuyên gia chắc chắn trục trặc này có liên quan đến phần mềm, tuy nhiên, họ chưa xác định được sự cố diễn ra ở đâu.

Một loạt rắc rối nảy sinh

ISS vẫn tiếp tục làm việc ở chế độ tự động. T́nh h́nh trên trạm có vẻ tốt đẹp. Tuy nhiên, NASA đă phải hủy đợt thử nghiệm đầu tiên ở ngoài trạm đối với cánh tay robot vừa lắp ráp thành công. Ngoài ra, nếu sự cố nói trên không được giải quyết kịp thời th́ chuyến bay của  Dennis Tito, sẽ bị hoăn lại.

Một sự cố khác cũng xảy ra cùng ngày là hệ thống khử cacbonic trên trạm đột nhiên ngừng hoạt động mất một lúc, buộc các máy lọc của Endeavour phải vận hành làm sạch không khí của cả tàu con thoi lẫn trạm không gian. Tuy nhiên, rắc rối này độc lập với trục trặc của máy tính.

Theo kế hoạch, tàu con thoi sẽ khởi hành về trái đất vào thứ bảy. Song NASA cho biết họ có thể giữ nó lại thêm một ngày nữa, nếu cần thiết.

Đoan Trang (theo Reuters, AP, 26/4)

 

Tàu Endeavour tiếp cận ISS

Endeavour ráp với ISS từ trên xuống.

 

14 giờ GMT (21h ngày 21/4, Hà Nội), Rominger, trưởng phi hành đoàn của Endeavour, hết sức thận trọng, nhích dần chiếc tàu con thoi nặng 100 tấn tới gần Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Và từ vị trí bên trên, Endeavour nhẹ nhàng tiếp xúc với ISS trong khi cả hai đang quay tṛn xung quanh trái đất với tốc độ khoảng 8 km/giây.

Cách ráp nối này là phương pháp hoàn toàn mới, chỉ được thử nghiệm một lần trước đây.

Cất cánh hôm thứ năm vừa qua từ trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Endeavour sẽ thực hiện chuyến bay dài 11 ngày nhằm lắp đặt một cánh tay robot khổng lồ dài 17 m lên ISS, thiết bị sẽ trợ giúp đắc lực trong việc xây dựng và duy tŕ trạm.

Cánh tay kim loại này là robot hiện đại nhất từng được đưa vào vũ trụ. Nó dài đến mức người ta phải gập nó lại mới đặt vừa trong khoang chứa của tàu Endeavour. Và nó cũng quá nặng, tới 1,64 tấn. Tiếp theo, các nhà du hành sẽ phải dỡ robot này ra, gắn các phần với nhau và treo lên.

Ngoài hai tháng lương thực cho các phi hành gia trên trạm quốc tế, Endeavour c̣n mang theo tàu chở hàng Raffaello (tên một họa sĩ Italia thế kỷ 16). Đây là chiếc thứ hai trong tổng số ba chiếc tàu chở hàng mà Italia sẽ đưa lên trạm quốc tế.

Trong số 7 nhà du hành của Endeavour lần này có Umberto Guidoni, phi hành gia đầu tiên của Cơ quan vũ trụ châu Âu, người Italia. Cùng đi với anh có 4 đồng nghiệp Mỹ, một người Nga và một người Canada.

B.H. (theo Reuters, BBC, 22/4)

 

Thứ bảy, 28/4/2001, 09:43 (GMT+7)

Tito sẽ bay hôm nay

Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đă đồng ư để Nga giữ nguyên kế hoạch phóng tên lửa Soyuz chiều nay, mang theo ông Dennis Tito tới Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Tuy nhiên NASA yêu cầu Soyuz phải giữ một khoảng cách an toàn với ISS trong trường hợp tàu con thoi Endeavour chưa kịp tách khỏi trạm vào thứ hai.

Soyuz sẽ cất cánh vào lúc 3h33’ giờ EDT (tức 14h33’, Hà Nội) từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Tên lửa mang theo Tito cùng với hai phi hành gia và sẽ đến ISS vào thứ hai. Nếu Endeavour vẫn c̣n gắn với trạm khi Soyuz tới nơi, tên lửa của Nga sẽ tiến lại rất gần đuôi của tàu con thoi.

Trong khi đó các phi hành gia trên ISS đang “chạy đua” nước rút để kịp sửa chữa sự cố máy tính, xảy ra từ ngày 25/4. Theo kế hoạch, cuộc thử nghiệm cánh tay robot mới phải diễn ra vào sáng hôm đó, nhưng cả ba máy tính chỉ huy và kiểm soát trên ISS đều ngừng hoạt động. Đến nay, một trong các máy đă vận hành trở lại .

Tuy nhiên, NASA mong muốn ít nhất thêm một chiếc nữa hoạt động được trước khi thực hiện kiểm tra cánh tay robot. Họ đă kéo dài chuyến bay của Endeavour thêm một ngày và đang xem xét bổ sung thêm một ngày nữa. Phía Nga cho hay họ sẽ tŕ hoăn việc kết nối Soyuz với trạm nếu các chuyên gia cần nhiều thời gian hơn để giải quyết sự cố này.

Các phi hành gia cũng đă sử dụng động cơ đẩy của Endeavour để nâng ISS lên quỹ đạo an toàn hơn. Tuy nhiên, lần nâng tiếp theo đă bị hoăn lại do sự cố máy tính.

Endeavour, theo lịch tŕnh trước, sẽ trở về mặt đất vào thứ hai, tại trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida. Tuy nhiên, đến thời điểm này đă thấy rơ rằng tàu sẽ phải lùi thời gian hạ cánh đến sau thứ ba.

B.H (theo CNN, 28/4)

 

Tito bay vào vũ trụ

7h37’ giờ GMT (tức 14h37’, Hà Nội), tên lửa Soyuz, mang theo vị khách du lịch vũ trụ đầu tiên, thương gia Mỹ Dennis Tito, cùng hai nhà du hành Nga, nhẹ nhàng cất cánh rời sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, nhằm hướng Trạm Không gian Quốc tế (ISS) bay tới.

Những h́nh ảnh đầu tiên trong khoang tên lửa gửi về trái đất cho thấy ba người đàn ông trong quần áo du hành được cột chặt vào chỗ ngồi đang vẫy tay chào trái đất. Chốc chốc, ông Tito lại xem giờ và ngó qua ô cửa sổ nhỏ bên trái. 20 triệu USD là giá của chuyến bay dài 8 ngày, trong đó có 6 ngày nghỉ trên trạm quốc tế. Hai nhà du hành Nga đi cùng ông là Talgat Musabayev và Yuri Baturin.

Thoả thuận Nga - Mỹ cuối cùng về chuyến bay đă đạt được gần như vào “phút chót”, trước khi Soyuz cất cánh chỉ vài giờ. Nhiệm vụ chính của tên lửa Soyuz là thay thế cho một tên lửa khác đă gắn vào ISS, do thời gian phục vụ của tàu này sẽ hết vào cuối tháng.

Soyuz bay theo đúng kế hoạch.

Trước đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đă yêu cầu Nga hoăn chuyến bay do có trục trặc với hệ thống máy tính trên trạm. Họ sợ rằng khi Soyuz đến nơi, tàu con thoi Endeavour vẫn c̣n tiếp tục phải gắn với trạm trong khi việc sửa chữa được tiến hành.

Nga phản đối bất cứ đề nghị tŕ hoăn nào từ phía Mỹ. Nhưng cuối cùng, họ đă đồng ư sẽ lùi thời gian cập trạm quốc tế vào hôm thứ hai nếu cần thiết. Theo thỏa thuận mới, Soyuz sẽ duy tŕ một khoảng cách an toàn với ISS trong trường hợp Endeavour c̣n phải nối vào trạm. Tuy nhiên, NASA cũng tin tưởng rằng việc sửa chữa sẽ hoàn tất trước khi tên lửa của Nga tới.

Do việc dừng hoạt động của hai máy tính trên trạm, hiện ở đầu cánh tay robot khổng lồ của ISS vẫn đang treo lủng lẳng một thùng hàng nặng 1.360 kg, dự định được đặt vào khoang chứa của Endeavour để đưa về trái đất. Nếu sự cố máy tính vẫn chưa được xử lư xong khi tàu con thoi phải trở về trái đất, các phi hành gia buộc phải để lại thùng hàng trên cánh tay robot cho đến tháng 6, chờ chuyến bay tiếp theo tới trạm mang nó về.

B.H. (theo BBC, 28/4)

 

 

Cảm tưởng của hành khách Dennis Tito: “Tuyệt!”

9 phút sau khi cất cánh, 7h37’ GMT (14h37’ Hà Nội, 28/4), tên lửa Soyuz của Nga bay vào quỹ đạo ṿng quanh trái đất, mang theo vị hành khách không gian đầu tiên. Ông Dennis Tito, trong bộ quần áo vũ trụ trắng toát, hai vai in h́nh lá cờ Mỹ, báo về Pḥng điều khiển mặt đất: “Khorosho!” (Tiếng Nga: Tuyệt).

H́nh ảnh trên truyền h́nh cho thấy ông Tito và 2 nhà du hành vũ trụ người Nga, Talgat Musabayev và Yury Baturin, đều có vẻ rất thoải mái. Trạm Không gian Quốc tế (ISS) ở cách trái đất 385 km. Nếu không có ǵ thay đổi th́ tên lửa Soyuz sẽ tiếp cận trạm vào ngày mai.

Ngay sau khi ông Tito bắt đầu chuyến đi lịch sử của ḿnh, Giám đốc Cơ quan vũ trụ Nga, Yuri Koptev, thông báo họ có kế hoạch đưa người khách du lịch thứ hai vào không gian. Ông Koptev không cho biết đó là ai, nhưng theo tờ USA Today (Mỹ), tiếp theo Dennis Tito sẽ là nhà đạo diễn danh tiếng người Anh, James Cameron.

Trong suốt thời gian Soyuz cất cánh, NASA và các phi hành gia trên ISS vẫn đang bận rộn khắc phục sự cố máy tính và tiến hành các thao tác quyết định với cánh tay robot.

T́nh h́nh trên trạm không gian

Sau 4 ngày làm việc cật lực, đêm qua (giờ Hà Nội), các kỹ sư của NASA đă giải quyết được trục trặc xảy ra với hệ thống máy tính. Dưới sự chỉ huy của Pḥng điều khiển, 2 nhà du hành Susan Helms và Jim Voss di chuyển cánh tay robot, từng khớp nối một, nhằm tránh cho máy tính phải vận hành quá nhiều.

Đây mới chỉ là những thao tác đầu tiên. Theo NASA, cần có ít nhất 2 trong 3 máy tính điều khiển của ISS làm việc th́ mới có thể hướng dẫn các phi hành gia lái cánh tay robot theo hướng thích hợp. Vận hành robot chỉ với một máy tính c̣n tốt là rất nguy hiểm, v́ nếu máy này cũng gặp trục trặc th́ cánh tay sẽ bị “treo” ở một tư thế bất lợi.

Hiện robot vẫn “xách” thùng hàng nặng hơn 1 tấn, cần giao cho tàu con thoi Endeavour trước khi tàu trở về trái đất, theo kế hoạch là vào ngày mai.

Cơ quan vũ trụ Nga thông báo, trong trường hợp NASA buộc phải kéo dài thời gian tàu Endeavour ở lại quỹ đạo, họ chấp thuận để tên lửa Soyuz chưa tiếp cận ISS vội. Đó là v́ NASA sợ rằng, Soyuz khi “cập bến” chỉ cách trạm không gian trên dưới 6 m. Ở khoảng cách tương đối gần này, tên lửa có thể gây nhiễu sóng vô tuyến, tệ hơn nữa là đâm vào tàu con thoi.

Tuy nhiên, thời gian dành cho Endeavour không c̣n nhiều. Tàu sắp hết nhiên liệu, và sẽ sớm phải quay về mặt đất.

29/4/2001

Dennis Tito đă bay tới đích

 

Tito rạng rỡ cùng hai người đồng hành Nga.

 

Cùng với hai nhà du hành Nga, ông Tito bồng bềnh trôi qua một khung cửa tṛn vào trong Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Lúc đó là 8h giờ GMT (15h Hà Nội) ngày 30/4, ngay sau khi tên lửa Soyuz cập ISS.

Mặc dù có cảm giác buồn nôn, thương gia 60 tuổi cho biết ông không gặp vấn đề ǵ với t́nh trạng không trọng lượng.

“Một chuyến đi vĩ đại”, Tito thốt lên sung sướng, “Tôi không biết về sự thích nghi mà người ta đang nói đến. Nhưng đây, tôi đă thích nghi rồi. Tôi yêu vũ trụ”. Nhà triệu phú cười rạng rỡ khi ông bắt tay ba cư dân trên Trạm Quốc tế. Lúc này đây, đỉnh cao mơ ước trong 40 năm qua của ông đă thành hiện thực.

Tên lửa Soyuz, với mục đích thay thế cho một tên lửa khác đă đến kỳ “nghỉ hưu”, kết nối vào ISS vài giờ sau khi tàu con thoi Endeavour khởi hành trở về trái đất. Theo dự kiến, Endeavour sẽ tiếp đất trong hôm nay tại mũi Cape Canaveral, Florida.

NASA cho hay cả ba chiếc máy tính chỉ huy và điều khiển đă hoạt động trở lại. Nhờ vậy, các phi hành gia đă vận hành được cánh tay robot mới của ISS, đưa thùng hàng nặng 1,5 tấn sang khoang chứa của tàu con thoi Endeavour. Hoàn tất việc này, tàu con thoi cùng đoàn du hành 7 người đă nhanh chóng rời trạm để trở về trái đất.

B.H. (theo BBC, 1/5)

 

Thứ sáu, 4/5/2001, 09:23 (GMT+7)

NASA: "Dennis Tito không biết thế nào là phải trái"

Trong bộ quần áo vũ trụ, ông Tito cần phải có người đỡ mới đứng được.

Hôm qua (3/5), Chủ tịch NASA, Daniel Goldin, phê phán Dennis Tito phớt lờ sự phản đối của cơ quan này, lên vũ trụ vào thời điểm không thích hợp, đe dọa an toàn chung và Nga sẽ phải trả giá v́ điều đó. Đáp lại, các phương tiện truyền thông Nga khẳng định chẳng qua NASA muốn có ít nhất một nửa số tiền 20 triệu USD mà ông Tito trả.

Daniel Goldin chỉ trích nhà triệu phú: “Tito không biết rằng có hàng ngh́n nhân viên, cả Nga lẫn Mỹ, đă phải cố gắng đảm bảo an toàn cho ông ấy và tất cả những người khác”. Ông khen ngợi đạo diễn James Cameron, người cũng đang có ư định bay lên vũ trụ: “Một người Mỹ yêu nước, biết kiên nhẫn chờ đến thời điểm thích hợp để du lịch, hoàn toàn ngược với Tito”.

Ông Goldin đă quy ra tiền tất cả thời gian nghiên cứu mất đi do sự có mặt của Dennis Tito trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS), chi phí tiến hành các biện pháp an toàn hỗ trợ và các khoản khác mà NASA phải chịu. Ông kết luận rằng tổng số tiền vượt quá 20 triệu USD, phần phụ thêm này Nga sẽ phải trả.

Đáp lại, Nga cho rằng, là thành viên đầy đủ của dự án ISS, họ có quyền đưa bất kỳ ai lên trạm nếu muốn. Họ khẳng định Daniel Goldin “không có thẩm quyền” đ̣i Nga phải trả các chi phí phát sinh từ chuyến du lịch của Dennis Tito. Yuri Semyonov, Giám đốc công ty Energya (doanh nghiệp sản xuất các bộ phận kỹ thuật mà Nga đóng góp vào ISS), đ̣i phải xem lại hiệp định đa quốc gia về trạm vũ trụ, nhằm tạo cho Matxcơva tiếng nói mạnh hơn. Về Tito, ông Semyonov tuyên bố: “Ông ấy sẽ không bấm một nút nào hay nhúng mũi vào đâu đó. Và chắc chắn cũng sẽ không cố gắng vén tấm màn thép mà người Mỹ giăng lên ở trạm”.

Một người khác, ông Viktor Blagov, Phó chỉ huy Trung tâm Điều khiển ISS của Nga, cũng phản đối ư kiến cho rằng du khách Tito đă cản trở công việc trên ISS. Ông cho biết đến giờ phút này, “mọi người trên trạm vẫn làm việc b́nh thường, không ai phàn nàn ǵ về sự có mặt của Tito”.

Nh́n chung, quan hệ giữa cơ quan hàng không vũ trụ Nga và Mỹ đă xấu đi nhiều kể từ năm 1999, khi NASA buộc tội Rosaviakosmos không thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với Trạm Không gian Quốc tế. Căng thẳng lên mức cao nhất sau chuyến bay của Dennis Tito.

Đoan Trang (theo CNN, 4/5)

 

Mark Shuttleworth kết thúc cuộc phiêu lưu trong vũ trụ

Mark Shuttleworth khi trở về trái đất.

"Đây là điều tuyệt diệu nhất mà tôi từng làm được. Mỗi giây phút sẽ được khắc ghi và sống măi trong suốt phần đời c̣n lại của tôi", triệu phú người Nam Phi, Mark Shuttleworth với nụ cười rạng rỡ trên môi đă thốt lên như vậy sáng qua, khi mô đun Soyuz hạ cánh an toàn trên thảo nguyên Kazakhstan.

"Thú vị nhất trong chuyến bay là cảm giác hạ cánh. Nó kích thích hơn nhiều so với khi cất cánh, bởi v́ lúc đó chúng tôi bị nhốt chặt trong khoang, không thể nh́n ra ngoài tên lửa. Nhưng khi cất cánh, chúng tôi vẫn có thể quan sát thấy lửa khói phụt lên, các đốm sáng, và nghe tiếng kim loại chảy ra”, Shuttleworth cho biết khi người ta khiêng anh ra khỏi khoang tàu sau 10 ngày bay vào vũ trụ. Chào đón Shuttleworth là cha anh, ông Rich. “Thật tuyệt vời khi nh́n thấy cánh dù mở ra", ông nói.

Khu vực hạ cánh chật ních các trực thăng và các chuyên gia y tế. Cùng với Shuttleworth, hai nhà du hành vũ trụ là Roberto Vittori người Italy và Yuri Gidzenko người Nga, được đặt ngồi trong ghế để cân bằng lại trọng lực, nhận bánh và trứng nhuộm màu chúc mừng nhân ngày lễ Phục sinh theo Thiên chúa giáo chính thống. Sau khi được kiểm tra sức khỏe sơ bộ, ba người đă bay tới thủ đô của Kazakhstan tham dự một buổi tiệc. Tiếp đó đó, họ được chuyển tới trung tâm huấn luyện ở thành phố Ngôi sao, ngoại vi Matxcơva, tiếp tục trải qua những cuộc kiểm tra khác.

Để có 10 ngày "kỳ diệu", ông trùm Internet trẻ tuổi Mark Shuttleworth đă bỏ ra 20 triệu USD cùng với gần 8 tháng tập huấn. Theo thông lệ, cứ 6 tháng một lần, Nga sẽ thực hiện việc thay thế tàu Soyuz trên Alpha (hoạt động với tư cách là tàu cứu hộ khẩn cấp được gắn vào trạm). V́ thế, trong chuyến bay, Shuttleworth và hai người đồng hành đă cưỡi chiếc tàu mới toanh lên Trạm Quốc tế, nhưng lại quá giang trở về trên một chiếc Soyuz cũ kỹ.

Trong cuộc du lịch này, phi hành gia nghiệp dư Shuttleworth không có mấy thời giờ rảnh rỗi như người ta tưởng. Anh đă làm việc không ngừng trong suốt những ngày trên trạm, dành phần lớn thời gian để thực hiện các nghiên cứu về tế bào gốc và AIDS. Tuy thế, anh vẫn kịp trở thành đề tài nóng bỏng tại quê nhà, khi thực hiện cuộc trao đổi với cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua cầu truyền h́nh. Cũng trong buổi truyền h́nh này, một bé gái 14 tuổi người Nam Phi đă làm "choáng váng" Shuttleworth khi vặn hỏi anh - một trong những thanh niên chưa vợ giầu nhất thế giới - rằng có ưng cưới cô bé làm vợ không.

Phát biểu trên CNN tuần trước, Shuttleworth cho biết chuyến bay của anh đáng giá đến từng đồng xu. “Đây là trải nghiệm đặc biệt nhất. Chắc chắn nó sẽ thay đổi tương lai của đời tôi. Trước kia, tôi luôn luôn cho rằng đó là điều viển vông, giờ th́ thật kỳ lạ, tôi đă bay lên cao hơn cả những tầng mây”, anh nói. Mark Shuttleworth bổ sung thêm rằng, anh sẽ trở lại vũ trụ nếu có cơ hội khác.

Hiện có tin Mark Shuttleworth mua lại mô đun Soyuz "quá đát" và bộ đồ du hành để làm kỷ niệm về chuyến bay.

B.H.  6/5/2001 (theo BBC, CNN)

 

Dennis Tito trở về an toàn sau chuyến bay lịch sử

Tito: "Chúng tôi đă bên nhau trong chuyến đi lên thiên đàng."

5h41’ giờ GMT (tức 12h41’, Hà Nội) ngày 6/5, Dennis Tito, vị khách du lịch vũ trụ đầu tiên trên thế giới, đă đáp cánh an toàn trên một vùng thảo nguyên của Kazakhstan, hoàn thành tham vọng lớn nhất của đời ḿnh: bay lên vũ trụ.

Chuyến đi kéo dài tám ngày kể từ lúc tàu tên lửa Soyuz cất cánh tại trung tâm Baikonur (28/4).

Điểm tiếp đất cách thị trấn nhỏ Arkalyk 80 km về phía đông bắc, trên vùng thảo nguyên cằn cỗi của Kazakhstan. Bộ ba: Dennis Tito, hai phi hành gia Nga Talgat Musabayev và Yuri Baturin sẽ được kiểm tra sức khoẻ sơ bộ tại một trung tâm y tế lưu động. Từ đây, họ bay tới thủ đô Astana cách đó 300 km về phía đông, trước khi tham dự lễ chào mừng do đích thân Tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayve, tổ chức.

Sau cuộc họp báo ngắn diễn ra lúc 12h GMT (19h, Hà Nội), bộ ba sẽ trở về Matxcơva, tham dự một lễ đón khác tại thành phố ngoại ô Ngôi sao, nơi Tito đă trải qua nhiều tháng luyện tập tại Trung tâm huấn luyện phi hành gia.

“Một cuộc sống khác trong vũ trụ”

Buổi phỏng vấn cuối cùng của Tito trên ISS.

Trước khi rời Trạm Không gian Quốc tế, ông Tito, hai thành viên cùng đi và ba nhà du hành trên ISS đă có mặt trong mô đun Zvezda của Nga, thực hiện cuộc trao đổi cuối cùng với trạm điều khiển mặt đất ở Korolyov, ngoại ô Matxcơva.

“Với riêng tôi, đây là quăng thời gian đẹp nhất của cuộc đời. Tôi đă thực hiện được ước mơ của ḿnh và không ǵ có thể tốt đẹp hơn được nữa. Cám ơn tất cả mọi người đă ủng hộ chuyến đi này”, Dennis Tito phát biểu.

Rất xúc động, ông nói thêm: “Tôi rất thích chuyến bay. Sống trong vũ trụ là một cuộc đời hoàn toàn khác, trong một thế giới khác. Nếu được phép, tôi sẽ sống thêm vài tháng ở đây. Trước khi bay, tôi không hề h́nh dung nó lại tuyệt vời đến thế. Nếu nhiều người biết được những ǵ tôi mà cảm nhận, hẳn họ sẽ rất mong muốn thực hiện chuyến đi như tôi”.

Và ngay khi chuyến bay c̣n chưa kết thúc, ông Tito đă có kế hoạch mới khi trở về trái đất: Thuyết phục các quan chức cho phép nhiều người đi nghỉ trên vũ trụ.

NASA đ̣i đền bù

Người không vui nhất trước sự kiện này có lẽ là Daniel Goldin, Chủ tịch Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Ông này phàn nàn rằng những ngày Tito bay đă “đặt một sức ép không thể tin được” lên NASA, rằng hàng ngàn người phải làm việc để bảo đảm an toàn cho Dennis Tito. Goldin đă lập kế hoạch để đ̣i Nga bồi thường về việc “Tito làm gián đoạn thời gian nghiên cứu của các phi hành gia trên ISS”.

Trong khi đó, Musabayev lại nói rằng sự có mặt của Titô không những không làm phiền họ, mà c̣n làm cho cuộc sống của các phi hành gia dễ chịu hơn: “Ông ấy đă cố gắng giúp chúng tôi trong một số việc nhà đơn thuần tốt nhất có thể”.

Để trở về trái đất an toàn, chiếc Soyuz TM-31 đă bay một ṿng quanh trái đất, tự tách rời phần lớn trọng lượng của nó, từ khu vệ sinh, nhà bếp, các dụng cụ, pin và các cánh nhiên liệu, chỉ giữ lại mô đun hạ cánh nặng khoảng 3,3 tấn. Sau chuyến đi này, cứ sáu tháng một lần, Nga sẽ phải phóng một Soyuz mới lên để thay thế tàu tên lửa cũ do các nhiên liệu độc hại trong động cơ đă bị thoái hoá và có thể ăn ṃn thiết bị.

6/5/2001

 

Vị khách du lịch vũ trụ đầu tiên đă trở về an toàn

12h41' (giờ Hà Nội), ngày 6/5, tàu Soyuz TM-31 chở nhà triệu phú Mỹ Dennis Tito cùng hai nhà du hành Nga đă hạ cánh an toàn xuống thảo nguyên Kazakhstan, kết thúc chuyến du lịch vũ trụ đầu tiên trong lịch sử ngành du hành vũ trũ.

Khoảng 300 người cùng 4 máy bay và 9 trực thăng đă được điều động đảm bảo cho cuộc hạ cánh này. Mặc dù trông hơi xanh xao và mệt mỏi, ông Tito cho biết, chuyến bay quả là "thiên đàng" và "phấn khích". Trước khi đến bệnh viện tại Astana kiểm tra sức khoẻ ngay sau chuyến bay, ông Tito cùng hai phi hành gia đă được Tổng thổng Kazakhstan, N. Nazarbayev đón tiếp.

Nhà du lịch vũ trụ đầu tiên Dennis Tito đă ở trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) đúng một tuần. Phần lớn thời gian ông dùng để chụp ảnh lưu niệm, nghe nhạc opera và chiêm ngưỡng trái đất. Ngoài ra, ông c̣n giúp một số việc cho đoàn như lập thực đơn và mang thức ăn đến cho mọi người. Ông mang về trái đất nhật kư, ảnh và băng video, dự kiến sẽ công bố sau khi về Mỹ.

Chuyến du lịch trị giá 20 triệu USD của ông Tito khai sinh cho một ngành công nghiệp giải trí mới - du lịch trong vũ trụ. Nhà đạo diễn Mỹ James Cameron, đạo diễn bộ phim Titanic, đă thoả thuận sẽ làm nhà du lịch vũ trụ thứ hai. Một danh sách bí mật gồm 7 người khác có nguyện vọng du lịch vũ trụ cũng đang được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga xem xét.

7/5/2001 (Theo Reuters, ItarTass)

 

Thêm 2 vị khách sẵn sàng vi hành vũ trụ

Sau Dennis Tito, đă có hai người nữa, một từ châu Âu và một từ Đông Nam Á, sẵn sàng lên vũ trụ vào tháng 10 tới, trong chuyến bay tiếp theo của tên lửa Soyuz tới Trạm Không gian Quốc tế Alpha. Đây là công bố mới nhất của Larry Ortega, Phó Chủ tịch Công ty Du lịch Vũ trụ (Mỹ), công ty đă môi giới cho chuyến bay của ông Tito.

Hăng tin Itar-Tass dẫn lời Larry Ortega, cho biết: “Chúng tôi đang t́m kiếm những người có đủ tài chính 20 triệu USD, đam mê du lịch vũ trụ và sẵn sàng hoàn tất khoá đào tạo 6 tháng trước chuyến bay. Họ sẽ phải luyện tập tại Nga và học tiếng Nga. Nhưng điều này hoàn toàn có thể thực hiện được”.

Với Tito, vấn đề không phải ở t́nh trạng không trọng lượng, ông khá “vất vả” với các bữa ăn của ḿnh. “Tito thích mùi vị của chúng, nhưng hiện tại ông chưa thể làm chủ nghệ thuật nuốt thức ăn”.

Phát biểu trong một buổi phỏng vấn, Tito cho biết ông đang có khoảng thời gian tuyệt diệu trên vũ trụ. “Không trọng lượng là cảm giác lảo đảo. Mọi vật trở nên đáng ngạc nhiên và không thể tin được”. Ông nói thêm: “Tôi nh́n thấy những ǵ mà con người đang làm trên trái đất” và khẳng định rằng chuyến bay này hoàn toàn xứng đáng với giá của nó. Ông cũng hy vọng rồi đây sẽ có những người theo chân ông bước vào khoảng không vũ trụ.

 B.H    3/5/2001 

 

Từ 2005 du lịch vũ trụ sẽ dễ dàng hơn

Mô h́nh một tàu du lịch vũ trụ.

Hơn 100 cá nhân và công ty Mỹ đă bày tỏ mong muốn được đi du lịch trên quỹ đạo gần trái đất. Đó là tiết lộ của Space Adventures, hăng môi giới Mỹ cho triệu phú Dennis Tito, đạt được thoả thuận với Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga Rosaviacosmos về chuyến du lịch vũ trụ đầu tiên.

Theo tính toán giá một chuyến bay lên quỹ đạo gần (cách trái đất khoảng 100 km) rẻ hơn nhiều (so với 20 triệu USD cho chuyến bay lên trạm ISS của Tito) - chỉ 98.000 USD. Chủ tịch Space Adventures Eric Anderson cho biết, hiện số tiền đặt chỗ đă lên tới 2 triệu USD, mặc dù con tàu du lịch đó c̣n chưa được chế tạo. Hiện có 10 công ty và pḥng thiết kế đang khẩn trương chế tạo con tàu này. Theo dự kiến, mỗi chuyến tàu sẽ đưa được từ 3 đến 6 du khách lên quỹ đạo.

E. Anderson cho rằng những du khách đầu tiên lên quỹ đạo gần trái đất có thể xuất phát vào năm 2005. Họ sẽ được thưởng thức trạng thái không trọng lượng 3-4 phút và chiêm ngưỡng trái đất. Công việc chuẩn bị cho chuyến bay cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều: Nếu như D. Tito phải luyện tập suốt 6 tháng th́ các du khách tương lai chỉ phải tập luyện có 4 ngày.

Bên cạnh những chuyến du lịch trên quỹ đạo gần, những người thích phiêu lưu xa hơn lên trạm ISS cũng không hiếm. Mấy ngày trước đây, Space Adventures đă tuyên bố rằng họ đang có 2 vị khách (1 người Âu, 1 người Đông Nam Á) sẵn sàng bỏ ra 20 triệu USD cho chuyến du lịch 8 ngày lên trạm ISS. C̣n hăng Red Latter Days (Anh) th́ nói rằng chuyến du lịch vũ trụ của D. Tito đă gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng của họ. Văn pḥng của hăng đă nhận được hơn một chục yêu cầu mua vé lên trạm ISS với giá hạ hơn, v́ theo họ danh hiệu du khách đầu tiên đă không c̣n.

10/5/2001  (Theo NLĐ)

 

Nga cân nhắc về các chuyến du lịch vũ trụ tiếp theo

Energia, một chi nhánh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga, đang xem xét khả năng đưa các du khách lên quỹ đạo bằng tàu không gian Soyuz. Tuy nhiên, chuyến bay kéo dài hàng tuần của họ có thể sẽ không tới Trạm Không gian Quốc tế (ISS), như Dennis Tito đă thực hiện tháng 3 vừa qua.

Tại Matxcơva, Chủ tịch công ty MirCorp đang thảo luận với đại diện Energia về việc gửi thêm những nhà thám hiểm không chuyên vào vũ trụ. Jeffrey Lenorovitz, phát ngôn viên của MirCorp cho hay: “Việc thảo luận và đàm phán đang được thực hiện. Đến nay đă có những tín hiệu khả quan”. Về cơ bản, hai bên đă đạt được sự nhất trí về lịch tŕnh và kế hoạch các chuyến bay, hiện họ đang tiếp tục xem xét các vấn đề như:

MirCorp sẽ thành lập một quỹ tư để hỗ trợ việc xây dựng các tàu Soyuz có người lái và các tàu Progress (Tiến Bộ) không người lái mà Energia chế tạo cho Cơ quan Vũ trụ Nga.

 

MirCorp và Energia sẽ đưa các khách du lịch lên tàu Soyuz cùng với các phi hành gia chuyên nghiệp. Soyuz sẽ bay một ḿnh vào quỹ đạo hoặc gắn kèm với một mô đun đang bay trong không gian. Mô đun này có thể sẽ được nối với Trạm Không gian Quốc tế.

 

MirCorp do một nhóm các nhà đầu tư quốc tế thành lập, có trụ sở tại Hà Lan. Mục tiêu ban đầu của công ty là biến trạm Mir thành một Khách sạn bay. Ông Tito từng giao kèo với MirCorp để đến thăm Trạm Mir. Nhưng sau khi Mir bị huỷ hồi tháng 3, Dennis Tito đă thay đổi phương án, kư hợp đồng trực tiếp với Cơ quan Vũ trụ Nga để đến ISS.

B.H. (theo CNN, 18/5)

 

Du lịch vũ trụ: Cuộc chạy đua Nga - Mỹ đă bắt đầu

Theo RBC, người đứng đầu Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Daniel Goldin vừa đưa ra tuyên bố có thể cho phép các du khách hiện diện trên những chuyến bay thám hiểm vũ trụ. Tuyên bố này được xem là đánh giá cao của NASA đối với chuyến du lịch vũ trụ đầu tiên do nhà triệu phú Mỹ Dennis Tito thực hiện trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

Không lâu trước đây, NASA là một trong những cơ quan chỉ trích chuyến thăm vũ trụ của ông Tito mạnh mẽ nhất v́ cho rằng vị khách này có thể làm hư hỏng ǵ đó trên Trạm. Nhưng cuối cùng NASA cũng phải đồng ư cho ông Tito bay, mà các theo các nhà quan sát là để khỏi “mất mặt” v́ trước sau ǵ chuyến bay cũng sẽ diễn ra. Cuối cùng, trong thời gian Dennis Tito ở trên ISS, Daniel Goldin phát biểu rằng hàng ngh́n nhân viên NASA đă phải lo lắng để đảm bảo an toàn cho ông và cho Trạm.

Vậy mà giờ đây NASA lại có thái độ khác. Phát biểu tại Quốc hội Mỹ, ông Goldin thông báo NASA đang t́m hiểu khả năng cho dân thường tham gia vào các chuyến bay không liên quan trực tiếp đến việc xây dựng ISS. Nói cách khác, người Mỹ muốn đuổi kịp Nga trong lĩnh vực lợi nhuận béo bở này - du lịch vũ trụ.

Thế nhưng, điều này cũng chẳng dễ dàng ǵ. Nhóm khách tiếp theo muốn lên vũ trụ theo sau ông Tito cũng đă được người Nga “hốt’ trọn và đưa vào kiểm tra sức khoẻ để chuẩn bị luyện tập, trong số này có đạo diễn người Mỹ James Cameron.

(Theo Tuổi Trẻ, 25/5)

 

Hội chứng Tito trong du lịch

Dennis Tito - vị khách du lịch vũ trụ đầu tiên.

Thành công của Dennis Tito trong chuyến du lịch đầu tiên của loài người vào vũ trụ đă tạo ra hội chứng đua nhau đi nghỉ ngoài trái đất của các công dân Anh. Đó là kết luận rút ra qua một cuộc thăm ḍ dư luận mới nhất về chủ đề "Nếu bạn có tiền bạn sẽ đi du lịch ở đâu?", do Viện Bảo tàng khoa học London (BSM) tổ chức.

Hơn 76% người được hỏi đă cho rằng họ sẽ noi gương ông Tito thoát khỏi sức hút của trái đất và bay lơ lửng trong ngôi nhà vũ trụ. 93% số người tham gia cho rằng sau 50 năm nữa du lịch lên vũ trụ sẽ thắng thế du lịch trên mặt đất. 1/3 số người thích du lịch trong vũ trụ cho rằng họ sẽ lên mặt trăng chứ quyết không chịu giam ḿnh trong các khách sạn cho dù có 4, 5 sao đi nữa. 16% số người được đề đạt nguyện vọng đă nói rằng hành tinh Đỏ sẽ là trạm dừng chân cuối cùng của họ sau 20 năm nữa...

Đặc biệt, các công dân càng ít tuổi (dưới 18) càng có những ước mơ táo bạo và theo BSM chính họ sẽ là thế hệ các nhà du lịch xuyên hành tinh vào giữa thế kỷ này.

19/6/2001  (Theo BBC)

 

"Du lịch" vũ trụ với giá 20 đôla !

Tháp kính chứa hai tên lửa.

Triệu phú Mỹ Denis Tito đă phải chi 20 triệu USD cho một tuần lễ mà cũng chỉ tham quan được một góc "vô cùng nhỏ bé” của thiên hà. Thế nhưng, sau 10 ngày nữa, bạn có thể quan sát được cả vũ trụ, với giá chỉ bằng một phần triệu số tiền mà ông Tito đă trả!

BBC hôm nay (20/6) cho biết, ngày 30/6 tới sẽ là một ngày tuyệt vời nhất đối với người dân Anh, bởi “cổng vào thiên hà” sẽ được mở ở Leicester, khu triển lăm hiện đại nhất trưng bày các thành tựu của khoa học vũ trụ.

Mới bước vào gian cửa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một chiếc Soyuz chính hiệu (Nhà triệu phú Tito đă được phóng lên bằng chiếc tên lửa cùng loại). “Trước khi tới đây, chiếc Soyuz này đă nằm ở một băi rác nào đó bên Nga. Nhưng bây giờ, nó là một trong hai chiếc Soyuz duy nhất ở Tây Âu. Chúng tôi đă trang bị lại tất cả và nó có thể sẵn sàng được phóng đi”, bà Alexandra Barnett, Giám đốc Trung tâm Khoa học vũ trụ Anh (NSSC), nói.

Vào trung tâm triển lăm, bạn sẽ thấy một tháp kính lớn, 6 tầng, đặt hai chiếc tên lửa. "Hành khách" có thể quan sát các “kỳ quan” này tới tận chân tơ kẽ tóc: mô tơ, cánh quạt, khoang chứa nhiên liệu… Bạn cũng có thể đi vào các khoang tên lửa, được bố trí như trên các trạm thám hiểm thật. Nếu bạn muốn tập dượt cho một chuyến du hành thật sự, bạn có thể điều chỉnh trọng lượng, nhiệt độ, áp suất khí quyển… trong khoang sao cho giống hệt các tàu thám hiểm mặt trăng, sao Hoả, sao Thuỷ…

Xung quanh tháp là 5 gian lớn, trưng bày mô h́nh các hành tinh và thiên thạch trong không gian với kỹ thuật tiên tiến nhất. Hành khách sẽ có cảm giác đang bay giữa các v́ sao, như thể chỉ cần bước ra là rơi ngay vào vũ trụ thật. “Chúng tôi sẽ đưa các bạn tới những miền xa xôi nhất”, bà Barnett nói.

NSSC được thành lập năm 1995, khi một nhóm các nhà khoa học phát hiện ra rằng, hiện có rất ít khu giải trí ở châu Âu mà công chúng có thể chiêm ngưỡng được sự lung linh kỳ ảo của vũ trụ. Năm 1997, dự án xây dựng khu trưng bày ở Leicester nhận được ủng hộ của Trung tâm Xổ số Quốc gia với số vốn đầu tư 26 triệu bảng Anh. Sau bốn năm, “trung tâm quan sát vũ trụ tuyệt vời nhất châu Âu” đă hoàn tất.

Minh Hy   20/6/2001  

 

Tiếp tục tranh căi về du lịch vũ trụ

Cuộc "đấu khẩu" giữa Cơ quan Hàng Không vũ trụ Mỹ (NASA) và du khách đầu tiên trong không gian, ông Dennis Tito, 60 tuổi, lại tiếp tục nổ ra tại Quốc hội Mỹ, trong một buổi nói chuyện về tương lai của du lịch vũ trụ hôm 26/6.

Được mời phát biểu vềchuyến du lịch trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) hồi đầu tháng 5, ông Tito đă nhiệt liệt ủng hộ h́nh thức du lịch mới này và kêu gọi Mỹ nên "t́m cách cho phép quần chúng tiếp cận rộng răi hơn" việc khám phá vũ trụ. Nhờ sự hậu thuẫn của Nga, nhà tỷ phú bang California với gần 20 triệu USD tiền "vé tàu" đă được ở trên ISS trong một tuần lễ, mặc dù trước đó ông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía NASA.

NASA và ông Tito đă không cùng quan điểm về việc đưa từ 3 đến 6 người vào danh sách thành viên ở trên Trạm ISS trong thời gian dài. Ông Tito tuyên bố: "Nếu sứ mệnh thật sự của ISS là tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học, th́ chúng tôi không thể chờ cho đến khi Trạm thành công. V́ thế, số thành viên trên trạm nên là 6". Tuy nhiên theo ông Mike Hawes, một quan chức cấp cao của NASA, ISS không được trang bị để đón tiếp lâu dài một đoàn du hành nhiều người như vậy.

(Theo AFP, 28/6)

28/6/2001

 

Tito và Andersson mang làn gió mới đến Barca

Cuối cùng th́ người khổng lồ xứ Catalan cũng đă t́m được nhân vật cần thiết cho vị trí thủ môn. Đó là Tito Bonano đến từ River Plate. Trong khi đó, bản hợp đồng 3 năm với cựu hậu vệ Bayern Munich, Andersson, sẽ giúp cho Barca xây dựng một hàng pḥng ngự vững vàng hơn.

Vị trí trước khung gỗ đă làm Barcelona khốn khổ v́ suốt mùa giải vừa qua cả 3 thủ thành của CLB đều gặp vấn đề: người bị chấn thương, người sút giảm phong độ, người th́ thiếu kinh nghiệm. Ngay cả đến khi quyết định chiêu mộ thủ môn mới, đội bóng này cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Một loạt ứng cử viên đă được nêu ra như Francesco Toldo của Fiorentina, Jerzy Dudek của Feyenoord, Edwin van der Sar của Juventus, Nelson Pereira của Sporting Lisbon… song tất cả các vụ thương lượng đều đă kết thúc “xôi hỏng bỏng không”. Cuối cùng mới có một người đồng ư về Barca là thủ môn vừa được trả tự do của River Plate. Và như vậy, Tito là thủ môn người Argentina đầu tiên trấn giữ khung thành cho đội bóng xứ Catalan này.

Được Bayern Munich bán cho Patrik Andersson với nhiều điều khoản ưu đăi, Barca có lẽ trước hết phải cảm ơn tham vọng và sự tự tin của cầu thủ này. Ngay ngày đầu tiên bước chân đến sân Nou Camp, nhà vô địch Champions League đă tuyên bố: “Tôi muốn góp một tay vào việc đưa Barca trở lại đúng vị trí của ḿnh ở hàng đầu giải bóng đá Tây Ban Nha. Tôi hy vọng sẽ được tham dự trận chung kết Cup C1 một lần nữa và giành chiến thắng với Barcelona”.

CLB có lẽ sẽ phải nghe theo lời khuyên của Andersson, gây dựng lực lượng dựa trên sự phối hợp giữa những cầu thủ trẻ và những người có kinh nghiệm. Có như vậy, người khổng lồ một thời mới có thể phục sinh và quên đi mùa giải tệ hại và trắng tay vừa qua.

Mai Liên (theo Onefootball, 7/7)

 

 

ISS sẽ đón hai khách du lịch vào năm 2005

Đây là chuyến bay vũ trụ đầu tiên dành riêng cho du khách, mà không kết hợp với công tác của các nhà du hành như trong lần bay của tỷ phú Mỹ Denis Tito và triệu phú Nam Phi Mark Shuttleworth.

Thỏa thuận được Cơ quan hàng không Space Adventures (Mỹ) cùng công ty hàng đầu về không gian của Nga RSC Energia thông báo, hôm qua.

Chuyến du hành lần này sẽ kéo dài từ 8 đến 10 ngày, trên tàu vũ trụ Soyuz vào đầu năm 2005, xuất phát từ Kazkhstan. Mỗi hành khách sẽ phải chi 20 triệu USD cho toàn bộ khâu huấn luyện, đào tạo và thời gian bay thực tế. Cùng đi với họ là một phi hành gia đảm nhiệm việc lái tàu.

Hiện đă có khoảng một chục người đăng kư cho chuyến bay này và Space Adventures sẽ chọn ra 2 người trong số đó. Các ứng viên sẽ phải trải qua cuộc kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt và tham dự một khóa huấn luyện.

Space Adventures hy vọng trong thập kỷ tới, mỗi năm sẽ đưa được khoảng 10 du khách lên vũ trụ.

B.H.  20/6/2003 (theo AFP)