Sự chuyển Gene

vnExpress

 
 
1- Mỹ dùng vi khuẩn làm vũ khí chống xe tăng
2- Dùng virus chuyển gene sản xuất chất bán dẫn
3- Kỹ thuật gene kéo dài tuổi thọ ruồi giấm
4- Chữa động kinh bằng tế bào chuyển gene
5- Hai căn bệnh Parkinson và Alzheimer có liên quan với nhau
6- Làm tăng trí nhớ của ruồi giấm
7- Tằm biến đổi gene tạo ra protein người
8- Lúa chuyển gene mới sống được ở mọi vùng đất
9- Thực vật chuyển gene hấp thụ thạch tín từ đất
10- Nguy cơ nhiễm thạch tín trên cả nước
11- Nước giếng khoan đang đầu độc người dân  Bangladesh
12- Cây thuốc lá chuyển gene làm sạch đất nhiễm độc
13- Loại bỏ gene gây chảy nước mắt ở hành
14- Mỹ cự nự EU về chuyện thực phẩm biến đổi gene
15- Cây làm thay nhiệm vụ của đèn đường
16- Dùng sữa chuột chuyển gene chế tạo vacxin pḥng sốt rét
17- Muỗi chuyển gene chống bệnh sốt rét không đạt yêu cầu
18- T́m thấy vi khuẩn tích hợp gene vào động vật
19- Khoai tây chuyển gene - tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
20- Khỉ sống lâu hơn nhờ thận của lợn biến đổi gene
21- Thực vật biến đổi gene có từ 4.000 năm trước
22- Ngô chuyển gene 'tấn công' các cánh đồng Mexico
23- Dân tẩy chay thực phẩm chuyển gene, nhà khoa học "đổi nghề"
24- Sẽ xuất hiện vận động viên chuyển gene ở Olympic 2012?

 

1- Mỹ dùng vi khuẩn làm vũ khí chống xe tăng

 

Những vi khuẩn mới có khả năng tự tạo ra chất xúc tác hóa học, phá hủy các chất liệu như nhựa đường, xi măng, kim loại...

Tiến sĩ Jan van Aken, chuyên gia hàng đầu về vũ khí sinh học, tiết lộ rằng Mỹ hiện có hai dự án phát triển bom vi khuẩn với sức tàn phá khủng khiếp. Các vi khuẩn chuyển gene này có thể "gặm nhấm" và phá hủy nhà cửa, xe tăng và máy bay.

Jan van Aken hiện làm việc cho dự án "năng lượng mặt trời" ở Hamburg (Đức). Trong một bài phỏng vấn của SPIEGEL hôm qua, ông cho biết: "Đó là hai dự án của Pḥng thí nghiệm quân sự Mỹ, nhằm sử dụng vi khuẩn chuyển gene làm vũ khí sinh học. Những vi khuẩn này có khả năng tự tạo ra chất xúc tác hóa học, phá hủy các chất liệu như nhựa đường, xi măng, kim loại...". Loại vũ khí mới có thể tấn công và phá hủy các phương tiện pḥng thủ chiến lược của đối phương như xe tăng, máy bay. "Dự án này vi phạm luật kiểm duyệt vũ khí sinh học của Mỹ", van Aken nói.

Theo các chuyên gia, kỹ thuật mới của Mỹ có tiềm năng phát triển "không giới hạn", v́ các vi khuẩn có thể được chuyển gene để phá huỷ bất kỳ loại vật liệu nào. "Những nhà nghiên cứu của Pḥng thí nghiệm quân sự Mỹ đang cố ư che giấu ư đồ của họ. Bởi theo luật Mỹ, người nào chế tạo vũ khí sinh học tấn công có thể lĩnh án chung thân", van Aken nói.

Hiện nay dự án này vẫn đang nằm ở giai đoạn phác thảo. Ông van Aken nói: "Có lẽ các nhà quân sự không cần để ư đến luật. Bộ Quốc pḥng Mỹ sẽ quyết định cho phép dự án được thực thi hay không. Tuy nhiên, nếu nó thành hiện thực, họ sẽ bị kiện ngay".

Minh Hy (theo dpa, 13/5/2002)

 

2- Dùng virus chuyển gene sản xuất chất bán dẫn

 

Các sợi peptide phóng to.

"Thiên nhiên đă tạo ra những chất liệu tuyệt vời cho ngành kỹ nghệ như xương và ngọc trai. Và nay, nó c̣n đi một bước xa hơn là tạo ra vật liệu cho ngành điện tử bán dẫn", Tiến sĩ Angela Belcher, Đại học Texas ở Austin (Mỹ), thông báo về thành tựu mới của virus chuyển gene.

Nhóm của Belcher trước đó đă thấy rằng ở một số virus, có tập trung các peptide (tức là các chuỗi axit amino) ở một đầu, và các peptide này có thể tác dụng với một số nguyên tố hóa học nhất định. Trong 100 triệu loại virus, các nhà khoa học đă phân tích ADN của một số con có đuôi peptide dài nhất. Sau đó người ta dùng kỹ thuật chuyển gene để tạo ra các virus có đuôi peptide dài hơn hẳn, rồi nhân bản để nuôi rộng răi.

Khi chế tạo ra một mạng lưới nano bán dẫn từ virus, các nhà khoa học đă t́m ra một loại virus mà đuôi peptide của nó phản ứng nhạy bén với sulfid thiếc. Khi cho virus vào dung dịch sulfid thiếc, th́ đuôi peptide của virus và sulfid thiếc phản ứng với nhau, tại thành một mạng tinh thể với các mắt cách nhau 0,072 milimét. Mạng tinh thể này có dạng phim mỏng, dài cỡ vài centimét, thu giữ và giải phóng được các điện tử dưới tác dụng của ḍng điện. V́ thế, người ta có thể dùng các tấm phim mỏng này làm vật liệu bán dẫn tinh xảo.

Minh Hy (theo dpa, 3/5/2002)

 

3- Kỹ thuật gene kéo dài tuổi thọ ruồi giấm

 

Đầu một con ruồi giấm.

Đến nay, giấc mộng kéo dài tuổi thọ của loài người vẫn chưa thành hiện thực. Nhưng ít ra, với ruồi giấm, các nhà khoa học đă gặt hái được một thành tựu vượt bậc. Bằng cách tác động vào một gene chịu trách nhiệm về tiêu hóa của ruồi, họ đă nâng tuổi thọ của nó lên gấp đôi.

Nhóm nghiên cứu của Felix Knauf, Trung tâm Max-Delbrück ở Berlin (Đức), và các cộng sự Mỹ tại Đại học Connecticut đă phát hiện ra một gene chi phối cách hấp thụ thức ăn của ruồi giấm. Họ đặt cho gene này một cái tên khôi hài: Indy - viết tắt của câu tiếng Anh I'm not dead yet (ta c̣n chưa chết).

Gene Indy có tác dụng tạo ra một loại protein, chi phối quá tŕnh trao đổi chất của ruồi giấm. Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đă làm biến đổi gene Indy theo hướng "hạn chế cường độ và kéo dài thời gian trao đổi chất" trong quá tŕnh hấp thụ thức ăn của ruồi. Sự thay đổi này có tác dụng như một kiểu "ăn kiêng", giúp ruồi luôn giữ được mức trao đổi năng lượng b́nh thường, ngay cả lúc nó ăn quá nhiều hoặc quá ít. Đây có lẽ là nguyên nhân khiến ruồi duy tŕ một đời sống đều đặn và bền vững hơn.

Những thử nghiệm ban đầu cho thấy, những con ruồi biến đổi gene Indy đă sống được 10 tuần, trong khi đồng loại b́nh thường của chúng chỉ có tuổi thọ khoảng 5 tuần.

Minh Hy (theo dpa, 31/10/2002)

 

4- Chữa động kinh bằng tế bào chuyển gene

 

Chuột được cấy tế bào chuyển gene giảm hẳn các cơn động kinh.

Bác sĩ người Mỹ Alexander Huber đă thành công trong việc ghép trực tiếp vào năo chuột một loại tế bào chuyển gene để điều trị bệnh động kinh. Khi bị ḍng điện kích thích, tế bào này sẽ sản sinh ra adenosin, làm giảm hoạt động của hệ thần kinh và hệ tim mạch.

Để tránh hiện tượng đào thải do hệ miễn dịch ở chuột, các nhà khoa học đă tạo cho những tế bào này một lớp vỏ bọc giống như những viên nang trước khi đưa chúng vào môi trường chứa đầy chất lỏng trong năo. Chỉ sau 5 ngày, những chú chuột thực nghiệm đă giảm hẳn các cơn động kinh khi bị điện kích thích.

(Theo Khoa Học & Đời Sống, 25/6/2001)

 

 

5- Hai căn bệnh Parkinson và Alzheimer có liên quan với nhau

 

Các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) đă kết luận như vậy sau khi thử nghiệm trên những con chuột chuyển gene. Họ cho biết, ở những cơ thể có cả hai loại protein gây ra hai căn bệnh này, sự phát bệnh sẽ xảy ra nhanh hơn rất nhiều so với những cơ thể chỉ mắc một bệnh.

Những con chuột thí nghiệm được phân thành 3 nhóm. Nhóm 1 sản sinh ra protein alpha synucleine gây ra bệnh Parkinson, nhóm 2 sản sinh ra protein beta amyloide gây bệnh Alzheimer và nhóm 3 tạo ra cả 2 protein. Kết quả cho thấy, những con chuột ở nhóm 3 phát bệnh nhanh hơn rất nhiều so với nhóm 1 và 2.

Các nhà khoa học hy vọng rằng việc ức chế 2 loại protein này có thể làm giảm quá tŕnh phát triển của 2 căn bệnh Parkinson và Alzheimer.

Khoa học & Đời sống

 

 

 

6- Làm tăng trí nhớ của ruồi giấm

 

Năo bộ ruồi giấm. Ảnh chụp trong Pḥng thí nghiệm Cold Spring Harbor.

B́nh thường ruồi giấm có thể quên các sự kiện xảy ra vài ngày trước đó. Tuy nhiên, các nhà khoa học thần kinh Mỹ mới t́m ra cách chuyển gene để tăng khả năng nhớ của ruồi lên nhiều lần. Thành tựu này có thể mở ra hướng điều trị mới cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ.

Nhóm khoa học của Jerry Yin, Pḥng thí nghiệm Cold Spring Harbor ở New York (Mỹ), đă nghiên cứu các khớp thần kinh (synapse) trong năo bộ của ruồi giấm. Theo quan điểm khoa học hiện nay, khi năo bộ ghi nhớ một kiến thức hay một sự kiện nào đó, các khớp thần kinh sẽ nối các nơron lại, tạo thành một cấu trúc mới trong vỏ năo bộ. Một trong những protein quan trọng tham gia vào quá tŕnh này là protein PKM.

Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đă tập cho những con ruồi giấm cách tránh một vật nhất định: Khi đậu vào một quả cầu màu vàng là ngay lập tức, ruồi bị sốc điện giật nhẹ một cái, v́ thế cứ nh́n thấy quả cầu vàng là chúng không dám đậu nữa. Quan sát cho thấy, ruồi giấm chỉ nhớ được bài học này một ngày, hoặc lâu nhất là một tuần. Sau đó, chúng lại quên, và cứ đậu vào quả cầu vàng để bị điện giật.

Bằng kỹ thuật chuyển gene, nhóm khoa học của Yin đă tạo ra những con ruồi giấm có tỷ lệ protein PKM cao hơn b́nh thường. Kết quả là chúng có thể nhớ quả cầu vàng đến 20 ngày. Rơ ràng PKM đă giúp ruồi nhớ dai hơn hẳn.  

Quá tŕnh ghi nhớ thông tin ở năo bộ người về cơ bản cũng giống như ở ruồi giấm, v́ thế các nhà khoa học hy vọng có thể t́m ra phương pháp chữa bệnh suy giảm trí nhớ ở một số người. Tuy nhiên, theo ông Yin, người ta c̣n phải t́m hiểu kỹ hơn về những tác dụng phụ có thể có khi thay đổi tỷ lệ PKM ở các động vật khác.

Minh Hy (theo SPIEGEL)

 

7- Tằm biến đổi gene tạo ra protein người

Trên thế giới, tằm tạo khoảng 60.000 tấn tơ mỗi năm.

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa biến đổi thành công gene của một loại tằm, khiến chúng nhả tơ cùng với collagen - một loại protein liên kết ở da người, thường dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ và tạo h́nh. Thành tựu này mở đường cho việc sản xuất các loại protein hữu ích trên quy mô lớn.

Nghiên cứu do Katsutoshi Yoshizato và cộng sự ở Đại học Hiroshima (Nhật Bản) thực hiện. Các nhà khoa học đă cấy một gene sản xuất collagen vào cơ thể những con tằm. Gene này được điều khiển “bật tắt” bởi một protein khác nằm trong tuyến tơ. Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy, khi tằm nhả tơ và quấn kén, chúng đồng thời tiết ra collagen (chiếm đến 10% khối lượng protein trong kén). Collagen là một lại protein liên kết, có nhiều ứng dụng y học khác nhau, như sản xuất da nhân tạo hay vá lành các vết thương.

Yoshizato cho biết, v́ tơ có thành phần là các protein thiên nhiên, nên việc tách collagen ra khỏi nó rất dễ dàng. Đầu tiên, người ta cũng nhúng kén trong nước nóng để làm chết nhộng ở bên trong, và để sợi tơ không bị hỏng. Sau đó, collagen được tách ra bằng phương pháp hóa hóa học.

Hiện tại, nhiều nhóm nghiên cứu đă thành công trong việc biến đổi gene của động vật để sữa của chúng có chứa các protein chữa bệnh, hay buộc thực vật sản xuất ra protein trong củ, quả... Tuy nhiên, tằm là loại côn trùng rẻ, dễ nuôi và mau chóng cho sản phẩm hơn. Trên thế giới, sản xuất tơ tằm cũng là ngành công nghiệp chính ở nhiều nước, và mỗi năm, chúng tạo ra khoảng 60.000 tấn tơ. V́ thế, các nhà khoa học hy vọng nghề nuôi tằm sẽ đem lại lượng collagen không nhỏ, phục vụ chữa bệnh cho người.

Tuy nhiên, Julian Marr, một chuyên gia trong việc sử dụng thực vật chuyển gene để tạo ra các protein hữu ích tại Bệnh viện Guy and St Thomas ở London (Anh), lại không mấy tin tưởng vào ư nghĩa của công tŕnh này. Theo ông, tằm tạo ra protein với sản lượng rất thấp, và phải cần không biết bao nhiêu con mới tạo ra đủ collagen chữa lành một vết thương hay một chỗ cấy ghép.

B.H. (theo NewSci, Nature16/12/2002)

8- Lúa chuyển gene mới sống được ở mọi vùng đất

Lúa chuyển gene (trái) và lúa b́nh thường (phải) được trồng ở trong cùng môi trường chua mặn.

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Hàn Quốc vừa giới thiệu một loại lúa được cấy gene của vi khuẩn E.coli. Nó có thể sinh sống ở những điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất: chua, mặn, khô hạn. Ngoài ra, loại lúa chuyển gene này cũng mẩy và chắc hơn b́nh thường.

Nhóm nghiên cứu của Ajay Garg (Mỹ) và Ray Wu (Hàn Quốc) đă cấy một gene của vi khuẩn E.coli vào ADN của lúa. Gene này có tên là trehalose, chuyên phụ trách về việc sản sinh đường cho vi khuẩn. Theo các nhà nghiên cứu, trehalose c̣n có tác dụng hỗ trợ việc tạo ra các phân tử sinh học khác, như lipid, enzyme hoặc protein.

Người ta t́m thấy gene trehalose ở nhiều loài thực vật và động vật, nhưng lại không thấy nó trong ADN của lúa. V́ thế, khi được cấy gene này, lúa đă có phản ứng rất tốt, và phát triển b́nh thường ở các môi trường bất lợi.

Theo các nhà khoa học, việc cấy gene của vi khuẩn vào lúa không hề ảnh hưởng tới chất lượng hạt gạo, v́ gene này chỉ có tác dụng chủ yếu ở các bộ phận khác của cây, như rễ hoặc lá. Thậm chí gene ngoại lai c̣n làm cho hạt lúa chắc và mẩy hơn.

Minh Hy (theo BBC, dpa- 26/11/2002)

 

 

Thứ hai, , 09:12 (GMT+7)

9- Thực vật chuyển gene hấp thụ thạch tín từ đất

Hoa mù tạt.

Các nhà khoa học Mỹ mới t́m ra cách chuyển gene một loại cây mù tạt để nó hấp thụ thạch tín (asen) trong ḷng đất. Nó cũng "tiêu hóa" được các chất độc hại khác như hợp chất ch́, rồi chứa ở rễ và lá. Nhờ đó, chất độc được hóa giải, chuyển thành chất hữu cơ có lợi cho đất.

Nhóm nghiên cứu của Richad Meagher đă cấy 2 gene của vi khuẩn E.coli vào ADN của cây mù tạt. Một trong hai gene này có tác dụng chuyển thạch tín từ rễ lên lá. Gene thứ hai ngăn cản cây bị nhiễm độc, bằng cách kết hợp các thành phần của asen với lưu huỳnh, tạo ra chất không độc hại.

Với loại thực vật chuyển gene này, các nhà khoa học hy vọng giải quyết được vấn đề nhiễm độc thạch tín ở nhiều nước nông nghiệp. Theo ước tính của Tổ chức Y học thế giới (WHO) th́ ở Ấn Độ và Bangladesh, nguồn nước uống cho 112 triệu dân có nồng độ thạch tín vượt mức cho phép.

Thạch tín là tên gọi thông thường chỉ nguyên tố asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất ôxit của asen hóa trị III (As2O3). Ôxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, độc gấp 4 lần thủy ngân. Khi uống phải một lượng thạch tín bằng nửa hạt ngô, người ta có thể chết ngay tức khắc. Asen là thành phần tự nhiên của vỏ trái đất, có mật độ khoảng 1 đến 2 mg asen/kg đất.

Asen tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc asen một cách từ từ, mỗi ngày một ít, tùy theo mức độ bị nhiễm và thể trạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều triệu chứng như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzyme của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất.

Nghiên cứu đuợc đăng trên tạp chí Nature Biotechnology.

Minh Hy (theo dpa, 7/10/2002)

 

10- Nguy cơ nhiễm thạch tín trên cả nước

Qua một cuộc điều tra, các nhà khoa học phát hiện không chỉ ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ miền xuôi mà cả miền núi, không chỉ nước giếng khoan mà cả nước suối, nước mỏ, nước từ các khe đá đều có nguy cơ nhiễm thạch tín.

Theo từ điển Bách khoa dược học xuất bản năm 1999, thạch tín là tên gọi thông dùng chỉ nguyên tố Asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất ôxit của Asen hóa trị III (As2O3). Ôxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc. Khi uống phải một lượng thạch tín bằng nửa hạt bắp, người ta có thể chết ngay tức khắc. Asen là thành phần tự nhiên của vỏ trái đất, khoảng 1 đến 2 mg Asen/kg, là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thủy ngân. Asen tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc Asen một cách từ từ, mỗi ngày một ít, tùy theo mức độ bị nhiễm và thể trạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất.

Theo GS - TS Đào Ngọc Phong (Viện Địa chất và Khoáng sản), khi điều tra về nhiễm độc Asen ở vùng thượng nguồn sông Mă, nhóm nghiên cứu đă phát hiện thấy những người bị nhiễm độc Asen măn tính ở đây có 31 triệu chứng lâm sàng liên quan đến Asen. Điều nguy hiểm là Asen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước, ngay cả khi ở hàm lượng có thể gây chết người, nên không thể phát hiện bằng cảm quan. Bởi vậy, các nhà khoa học gọi Asen là “sát thủ vô h́nh”.

Đầu tháng 7/2000, ông David G. Kinniburgh, chuyên gia địa hóa người Anh, cùng các thành viên của UNICEF và các nhà khoa học Việt Nam đă điều tra t́nh trạng nhiễm độc Asen ở nước ta. Họ kết luận Asen có trong tất cả đất, đá, các trầm tích được h́nh thành từ ngh́n năm trước, với nồng độ khác nhau. Trong những điều kiện nhất định, nó có thể tan vào trong nước, điều này xảy ra ở các châu thổ rộng lớn, ở chỗ trũng trong nội địa, gần các mỏ... V́ vậy, mọi nơi trên lănh thổ Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm Asen bất cứ lúc nào.

Làm thế nào để hạn chế tác hại của Asen?

Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học công nghiệp đă nghiên cứu và sản xuất thành công bộ lọc Asen. Tuy nhiên cũng có những phương pháp không cần đến thiết bị lọc mà các hộ gia đ́nh có thể tự làm được.

- Ở các giếng chứa nhiều sắt th́ bố trí lại cơ cấu lọc hợp lư để kết hợp loại sắt đồng thời loại Asen. Khi sắt kết tủa dạng Fe(OH)3 sẽ có khả năng hấp thụ kết tủa chứa Asen dưới dạng FeAsO4. Cần có kết cấu loại sắt hợp lư để tận dụng tối ưu khả năng này.

- Ở hộ gia đ́nh dùng bơm điện: Làm giàn mưa bằng ống nhựa, đường kính 27 mm, khoan 150-200 lỗ, mỗi lỗ có đường kính từ 1,5 đến 2 mm, tùy theo công suất máy bơm đang sử dụng. Dưới cùng bể lọc là lớp sỏi đỡ dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi đỡ là lớp cát dày khoảng 2,5-3 gang. Chú ư không dùng đệm mút, loại đệm lót giường hoặc than củi. Các vật liệu này dễ sinh phản ứng phụ, sau một thời gian sử dụng, chúng có thể làm tăng nồng độ nitric trong nước.

- Ở hộ gia đ́nh dùng bơm tay: Cho nước từ ṿi bơm rót vào máng mưa. Máng mưa cần có nhiều lỗ nhỏ để không khí dễ tan vào nước, phát huy hiệu quả ôxy hóa của ôxy có sẵn trong không khí.

- Bể lọc 3 ngăn: Các gia đ́nh nên xây bể lọc nước 3 ngăn khử Asen một cách hữu hiệu nhất. Ngăn đầu dùng lọc cặn, nước thô chảy từ dưới lên, có đường xả cặn ở đáy. Ngăn thứ hai dùng lọc tinh, nước chảy từ trên xuống. Ngăn thứ ba dùng chứa nước sạch. Kích thước tối ưu lọc phụ thuộc vào công suất, lưu lượng từng giếng. Thạch tín (Asen) nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu chúng ta hiểu và biết khống chế chúng. Bằng những biện pháp đơn giản, ít tốn kém và lại rất hiệu quả trên, mong rằng Asen không c̣n là “sát thủ vô h́nh” như chúng ta vẫn thường nghĩ.

(Theo SGGP)

 

 

11- Nước giếng khoan đang đầu độc người dân  Bangladesh

click vào ảnh
Tổn thương ở chân và tay do nhiễm độc thạch tín.

Tại một làng quê vùng Minapu, cô P. Bengum, 25 tuổi, biết rằng ḿnh đang chết dần. Cũng như nhiều dân làng khác, cơ thể cô mục ruỗng, da dẻ bục vỡ, chân tay ung nhọt. Không chỉ ở Minapua, các vùng khác của Bangladesh cũng ch́m đắm trong cái mà nhiều chuyên gia gọi là "vụ ngộ độc tập thể lớn nhất trong lịch sử" do nước giếng khoan gây ra...

Đó là một đoạn trong bản tường tŕnh đặc biệt của Bary Brearak đăng trên tờ New York Times. Từ vài năm qua, Chính phủ Bangladesh và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thừa nhận nước giếng khoan đă gây ngộ độc cho hàng chục triệu người do nhiễm thạch tín. Tuy nhiên, thế giới chỉ biết đến sự thật đó sau khi bài báo này được đăng tải. Sau đây là nội dung chính của bài báo:

"Người ta phát hiện ra chất thạch tín với nồng độ nguy hiểm đang xâm nhập cơ thể hàng triệu người qua từng ngụm nước được bơm lên từ mạng lưới giếng khoan trong cả nước. Phần lớn các giếng này đă được sử dụng 10-20 năm nay, một khoảng thời gian đủ để thạch tín gây ung thư và dẫn đến chết người. Theo tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ thạch tín trong nước sinh hoạt không được quá 0,01 mg/l. Nhưng ở một số nước, trong đó có Bangladesh và Ấn Độ, người ta chấp nhận nồng độ thạch tín cao gấp 5 lần con số nói trên".

Theo tiến sĩ Allan Smith, nhà vệ sinh dịch tễ học Mỹ, người được WHO cử sang điều tra về việc này, con số người chết v́ nước giếng khoan ở Bangladesh có thể đă lên đến hàng trăm ngh́n. Babar Kabir, chuyên gia thủy văn của Ngân hàng Thế giới, cho rằng, có ít nhất 18 triệu người đang tự đầu độc ḿnh v́ sử dụng nước giếng bơm tại Bangladesh. C̣n theo ước tính của nhà hóa học Dipankar Chakraborti, khoảng 6 triệu người ở Tây Bengal đang uống nước nhiễm độc và 300.000 người đă có triệu chứng ngộ độc.

Điều nguy hiểm là hầu hết người dân không hiểu ǵ về thạch tín. Họ tin rằng, nếu giếng bị nhiễm độc th́ đó là do lúc khoan lắp, người ta đă vô ư giết chết một con rắn, hoặc đơn giản là do ư của Thánh Allah. Rất nhiều gia đ́nh vẫn uống nước nhiễm độc chỉ v́ không muốn hạ ḿnh đi xin nước giếng nhà người khác. Sẽ phải mất nhiều thời gian để thuyết phục người dân thôi dùng nước giếng nhiễm độc, cũng như trước đây người ta phải rất vất vả mới khuyên được họ dùng nước giếng khoan thay cho nước ao.

Theo Dipankar Chakraborti, các khoáng thạch chứa thạch tín trong trầm tích dăy Himalaya đă trôi theo hệ thống sông Hằng xuống dưới thấp. Việc dùng rộng răi các giếng bơm khiến cho mặt nước ngầm bị tụt thấp. Ôxy lấp đầy chỗ trống, gây ra một phản ứng hóa học tách thạch tín khỏi các khoáng chất và biến nó thành dung dịch.

Một số nhà khoa học khác lại cho rằng mặt nước ngầm tụt thấp không có vai tṛ ǵ đối với t́nh trạng nước nhiễm độc. Theo họ, thạch tín có sẵn trong nước một cách tự nhiên. Nó được vi khuẩn giải phóng từ các khoáng thạch trầm tích.

Các chuyên gia đă đề nghị nhiều biện pháp khắc phục t́nh trạng này như sử dụng màng lọc, dùng nước mưa. Một số biện pháp đơn giản hơn như dùng clo hoặc đun sôi nước giếng đă thất bại. Clo nếu dùng quá liều sẽ c̣n nguy hiểm hơn cả thạch tín; c̣n đun sôi nước th́ rất ít nông dân có tiền mua củi hoặc dầu.

Chính phủ Bangladesh đă có một ủy ban theo dơi vấn đề thạch tín từ năm 1993 và cũng đă tiến hành xét nghiệm nước giếng. Tuy nhiên, chưa có hành động cụ thể nào khác được thực hiện.

Lao Động

 

12- Cây thuốc lá chuyển gene làm sạch đất nhiễm độc

 

Một cánh đồng thuốc lá ở Guatemala.

 

Bằng cách cấy gene của vi khuẩn enterobacter cloacae vào cây thuốc lá, các nhà khoa học Anh đă giúp cây tiết ra một loại enzyme, có thể hấp thụ và chuyển đổi các phân tử thuốc nổ TNT trong đất thành chất không độc hại.

 

Chất nổ TNT không những có sức công phá mạnh mà c̣n khiến đất bị nhiễm độc, gây nguy hiểm cho động vật và cây trồng. Đến nay, người ta vẫn chưa t́m ra cách tự nhiên và rẻ tiền để làm sạch các vùng đất đó. Trong hoàn cảnh này, trồng cây thuốc lá chuyển gene sẽ là giải pháp kỳ diệu, v́ nông dân vừa có thu hoạch, vừa cải tạo được đất.

Nhóm khoa học của Neil Bruce, Đại học Cambridge (Anh), đă trồng cây thuốc lá chuyển gene trong một dung dịch có nồng độ TNT rất cao (các cây trồng khác sẽ chết sau vài ngày). Sau khoảng hai tuần, nhóm khoa học thấy rằng nồng độ TNT giảm đi một nửa. Quá tŕnh này xảy ra do gene của vi khuẩn được cấy vào đă sản sinh ra một loại enzym ở rễ cây, hấp thụ và chuyển đổi TNT qua một chuỗi các phản ứng hóa học. Trong thời gian này, cây thuốc lá vẫn phát triển b́nh thường.

Theo nhóm khoa học, bên cạnh cây thuốc lá, người ta cũng có thể biến đổi gene của một số cây to và lớn nhanh khác, ví dụ cây dương, để làm sạch đất. Bruce hy vọng, sắp tới phương pháp của nhóm sẽ được thử nghiệm trên một số cánh đồng nhiễm độc TNT ở Guatemala.

Minh Hy (theo SPIEGEL,3/12/2001)

 

13- Loại bỏ gene gây chảy nước mắt ở hành

Công nghệ chuyển gene có thể tạo ra những loại hành không cay.

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa cho biết, họ có thể tạo ra một loại hành chuyển gene mới, thơm ngon không kém hành truyền thống, nhưng sẽ không khiến bạn phải ứa nước mắt v́ cay mỗi khi thái.

Từ lâu, người ta vẫn cho rằng chất cay trong hành là sản phẩm phụ của một quá tŕnh sinh hóa, nhằm tạo ra các hợp chất thơm đặc trưng của chúng. Nhưng mới đây, Shinsuke Imai và cộng sự, thuộc Tập đoàn Thức ăn Gia đ́nh ở Chiba, Nhật Bản, phát hiện thấy chất cay này được sinh ra bởi một enzyme hoàn toàn độc lập với quá tŕnh tạo chất thơm. V́ thế, Imai lập luận rằng, nếu biến đổi gene để hành không c̣n sản xuất ra enzyme “khó chịu” trên, chúng ta sẽ có được một loại hành không gây kích thích mắt, mà vẫn giữ nguyên được hương vị ban đầu.

Cho đến lúc này, Imai và cộng sự đă xác định được gene tạo chất cay. Họ cũng cho biết sẽ không khó khăn ǵ để tạo ra những cây hành thiếu hẳn loại gene đó. Tuy nhiên, Imai cũng thừa nhận việc loại bỏ enzyme trên sẽ kích thích hành sản xuất chất thiosulphinate (một chất cùng họ với chất thơm) nhiều hơn, làm át đi ít nhiều hương vị đặc trưng của nó.

B.H. (theo NewScientist, 17/10/2002)

 

14- Mỹ cự nự EU về chuyện thực phẩm biến đổi gene

Europe say no GM
Khẩu hiệu: "Người châu Âu nói không với thực phẩm chuyển gene".

Washington vừa phàn nàn về việc Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy tŕ lệnh cấm nhập khẩu loại thực phẩm này từ hơn 5 năm qua. Thậm chí, Mỹ cùng 20 quốc gia xuất khẩu nông sản khác c̣n lớn tiếng yêu cầu, nếu không dỡ bỏ "rào cản phí lư" đó, Brussel có thể sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt của WTO.

Đây được xem như một động thái mới của Mỹ nhằm đáp trả lời đe dọa trừng phạt thương mại mà EU đưa ra tuần qua.

Đại diện thương mại Mỹ Robert Zoellick cho rằng, Washington chẳng c̣n kiên nhẫn sau quá nhiều năm châu Âu nấn ná trong chuyện này. "EU đă cố t́nh phớt lờ WTO và tự tạo ra các rào cản thương mại hết sức vô lư, gây trở ngại đến việc áp dụng công nghệ vốn đang mang lại lợi ích to lớn cho nông dân và người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới", ông nói.

Phản ứng trước động thái của Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Thương mại châu Âu Pascal Lamy phủ nhận sự tồn tại của cái gọi là lệnh cấm thực phẩm biến đổi gene. Ông nhấn mạnh, hệ thống luật pháp của EU về việc quản lư loại thực phẩm này hoàn toàn phù hợp với quy định của WTO.

Trong khi đó, giới tiêu dùng châu Âu và nhóm Hành lang xanh đang phát động chiến dịch phản đối lời đe dọa của Mỹ. Họ cho rằng, nếu WTO đứng về phía Washington trong chuyện này th́ vô h́nh trung sẽ tạo cơ hội cho Mỹ ồ ạt tung thực phẩm biến đổi gene vào thị trường châu Âu mà không thèm để ư tới lợi ích của người tiêu dùng.

Theo quy định của WTO, hai bên sẽ có 60 ngày bàn bạc trước khi đưa những tranh căi này ra phán quyết tại ṭa. Trong trường hợp EU bị xem là có những sai phạm, Mỹ sẽ được quyền áp dụng các biện pháp trả đũa bằng thuế quan đối với hàng hóa đến từ châu Âu.

Ông Zoellick cho hay, dù có tốn tới hàng trăm ngh́n đôla, Mỹ vẫn kiên quyết theo vụ này đến cùng, bởi nếu không nó sẽ ảnh hưởng nặng nề đối với ngành sản xuất nông nghiệp trong nước.

Thanh Thủy (theo BBC, 3/4/2003,)

 

15- Cây làm thay nhiệm vụ của đèn đường

 

Đom đóm
Cơ chế phát sáng của đom đóm có thể áp dụng lên thực vật.

Đèn đường thường tiêu tốn rất nhiều năng lượng và cần nhiều chi phí để bảo dưỡng. Với kỹ thuật chuyển gene, người ta có thể tạo ra cây phát sáng để chúng có thể quang hợp vào ban ngày làm sạch không khí, c̣n ban đêm th́ phát sáng như những cây đèn đường.

Chúng ta biết có một số vi khuẩn, côn trùng, động vật... có lớp vỏ cứng có thể phát sáng, nổi bật là loài đom đóm.

Cơ chế phát quang của đom đóm là do gen quy định , như vậy, nếu đem gene đó chuyển cho thực vật th́ có thể khiến thực vật cũng phát sáng.

Làm thế nào để có thể tạo ra loại cây phát sáng đó? Ở dưới kính hiển vi, người ta dùng một bơm tiêm rất nhỏ (có ống thuỷ tinh đường kính chỉ vài micromet) trực tiếp đưa phân tử ADN trong gene phát sáng của đom đóm tiêm vào tế bào cây. Ngoài ra, họ c̣n có thể dùng một đoạn ngắn ADN của gene phát sáng, phủ hạt bột vàng hoặc bột vonfram có độ dày 1-3 micromet, rồi dùng súng đặc biệt bắn vào trong tế bào, thực hiện chuyển hoá.

Hiện nay, Đại học Edington (Anh) đă đưa gene phát sáng chuyển vào bông, khoai tây... tạo ra các thực vật phát sáng. Nhật Bản cũng đă tạo ra thuốc lá có thể phát quang.

 

16- Dùng sữa chuột chuyển gene chế tạo vacxin pḥng sốt rét

 

Muỗi rừng có thể reo rắc bệnh sốt rét rất mạnh.

Các nhà khoa học Mỹ đă cấy một gene kích thích bệnh sốt rét vào ADN của chuột, khiến tuyến vú của chúng tiết ra một loại sữa chứa protein gây bệnh. Từ protein này, người ta chế ra một loại vacxin pḥng bệnh sốt rét. Thử nghiệm cho thấy vacxin đă tỏ ra hiệu quả trên khỉ.

Đến nay y học vẫn chưa t́m ra loại vacxin pḥng sốt rét dạng tiêm. Ông Anthony Stowers, tác giả dự án, nói: "Một mặt, vacxin phải có hiệu quả chữa bệnh, mặt khác giá thành của nó phải rẻ để dân chúng ở những nước nhiệt đới nghèo có thể mua được". Stower hy vọng, tương lai sữa của những con cừu chuyển gene có thể cung cấp vacxin tiêm pḥng cho toàn bộ dân cư châu Phi.

Theo thông báo của nhóm khoa học, trong số 5 con khỉ được tiêm pḥng và sau đó bị chích một liều thuốc gây sốt rét nặng, có 4 con đă thoát chết. Stower cho biết, đây là một "kết quả đầy hứa hẹn", nhưng c̣n phải cân nhắc kỹ trước khi thử nghiệm loại vacxin này trên người, và có lẽ phải vài năm nữa, vacxin pḥng sốt rét dạng tiêm mới có mặt trên thị trường.

Nếu thử nghiệm trên người thành công, theo Stower, một con cừu chuyển gene sẽ cung cấp đủ vacxin pḥng sốt rét cho 8,4 triệu dân mỗi năm. Hiện công ty Genzyme Transgenics của Mỹ nuôi hai con cừu chuyển gene theo hợp đồng với Stower. Nhưng v́ chúng c̣n quá nhỏ và chưa cho sữa, nên người ta chưa biết liệu sữa của chúng có dùng làm vacxin tiêm chủng được không.

Minh Hy (theo SPIEGEL, 19/12/2001)

 

17- Muỗi chuyển gene chống bệnh sốt rét không đạt yêu cầu

 

Muỗi mang kư sinh trùng sốt rét giết chết hơn 1 triệu người mỗi năm.

Một nhóm nghiên cứu Anh vừa cảnh báo rằng, những con muỗi được biến đổi gene để miễn dịch với bệnh sốt rét sẽ không thể thay thế các loại muỗi hoang dại trong tự nhiên. Nguyên nhân là việc nuôi nhốt nhiều năm trong pḥng thí nghiệm và hiện tượng giao phối cận huyết đă làm suy yếu khả năng sống của chúng.

Để nghiên cứu quá tŕnh xâm nhập của muỗi biến đổi gene vào môi trường, Andrea Crisanti và cộng sự tại Đại học Hoàng gia London đă tạo ra 4 ḍng muỗi khác nhau, chứa gene mă hóa protein phát sáng xanh hoặc đỏ (thay cho gene kháng kư sinh trùng sốt rét), và thả chúng vào tự nhiên. Họ phát hiện thấy chỉ sau 4 thế hệ, tương đương với một mùa hè ở nhiều vùng châu Phi, không con muỗi chuyển gene nào c̣n sống sót. “Muỗi biến đổi gene không có cơ hội tồn tại ngoài môi trường", Crisanti nhận định.

Để đối phó với kư sinh trùng sốt rét (lây lan qua vật trung gian là muỗi Anopheles), các nhà khoa học từng đề ra một chiến lược  mới: đó là dùng muỗi biến đổi gene (không mắc bệnh) thay thế cho muỗi tự nhiên: Người ta gắn cho những con muỗi trong pḥng thí nghiệm một loại gene có thể phá vỡ ṿng đời của kư sinh trùng gây bệnh, rồi thả chúng ra ngoài môi trường để giao phối với muỗi hoang dă.

Theo tính toán lư thuyết, sau một vài thế hệ, cả quần thể muỗi sẽ được mang gene chống bệnh sốt rét này. Nhưng thực tế th́ ngược lại, gene kháng bệnh không thể phát huy tác dụng.

Crisanti cho biết phải thả ra hàng triệu con muỗi biến đổi gene trong một khu vực, th́ chúng mới có cơ hội thay thế các loài trong tự nhiên đang mang mầm bệnh. "Quy mô và chi phí cho một thí nghiệm như vậy là cực lớn, nên dự án không có tính khả thi", nhà sinh thái học về muỗi Willem Takken tại Đại học Wageningen, Hà Lan, cho biết. Thêm nữa, đa dạng gene cũng giúp cho muỗi hoang dại có ưu thế tiến hóa cao hơn hẳn so với những con muỗi thí nghiệm (đă giao phối cận huyết nhiều đời).

Trước t́nh h́nh này, Crisanti đă đề ra một giải pháp đối phó, đó là cho muỗi chuyển gene giao phối những với những con hoang dă và lựa chọn thế hệ con được thừa kế gene này, sau đó thả chúng vào môi trường. Chỉ có như vậy, muỗi lai mới có đủ sức lấn át những người anh em hoang dại của chúng.

B.H. (theo Nature, 22/2/2003)

18- T́m thấy vi khuẩn tích hợp gene vào động vật

 

Wolbachia sống trong tế bào của nhiều loài côn trùng, trong đó có ong.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản khẳng định đă nhận ra một nhóm gene của vi khuẩn lẫn trong bộ gene của một loài ong. Đây có thể là bằng chứng đầu tiên về hiện tượng chuyển gene tự nhiên giữa vi khuẩn và động vật.

Cho tới nay, rất nhiều nhà nghiên cứu đă phỏng đoán về sự tồn tại của hiện tượng tích hợp này, tuy nhiên chưa ai đưa ra được bằng chứng cụ thể. Nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo cho biết họ đă t́m thấy hơn 11 gene của vi khuẩn Wolbachia trong một nhiễm sắc thể của loài ong Callosobruchus chinensis.

“Rất nhiều nhà nghiên cứu đă t́m thấy mối liên quan giữa khuẩn Wolbachia và vật chủ của nó, nhưng chưa ai có được nhiều dữ liệu như chúng tôi hiện nay”, nghiên cứu sinh Natsuko Kondo, người đă t́m ra các gene “di cư” này, cho biết. C̣n nhà sinh vật học tiến hóa James Cook, từng nghiên cứu về Wolbachia tại Đại học Hoàng Gia London, nhận định: “Trong những trường hợp chuyển gene t́m thấy trước đây, người ta có thể lư giải theo nhiều cách khác nhau, c̣n trường hợp này th́ rất rơ ràng. Họ (nhóm nghiên cứu) đă biết đích xác các gene này từ đâu đến và sẽ ở đâu”.

Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ một nghi vấn lâu nay, rằng liệu hiện tượng tích hợp tương tự có từng xảy ra trên người hay không. Chẳng hạn, các nhà khoa học vẫn rất khó giải thích về sự có mặt của ty thể trong các tế bào người. Ty thể là một loại cấu trúc dạng túi, nằm ngoài nhân. Điều đặc biệt là nó chứa các gene riêng, độc lập với vật chất di truyền ở trong nhân. Các nhà khoa học cho rằng có lẽ nó chính là một dạng vi khuẩn đă xâm nhập vào loài người từ xa xưa.

Ngoài ra, nếu nhận định của nhóm nghiên cứu đứng vững, người ta cũng sẽ phải quan tâm hơn tới những thực vật chuyển gene hiện nay, và liệu rằng các gene của vi khuẩn được đưa vào cây trồng có thể "nhảy" sang các sinh vật khác hay không.

B.H. (theo Nature), 27/9/2002

19- Khoai tây chuyển gene - tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

 

 

Đôi khi, các nhà khoa học đă không lường hết những hiệu ứng phụ của quá tŕnh chuyển gene thực vật. Ví dụ mới nhất là những cây khoai tây biến đổi gene để đối phó với sâu hút nhựa lại trở thành "đặc sản" cho các loài côn trùng gây hại khác.

Lâu nay, các loại cây như ngô và bông đă được biến đổi gene để chống chịu với sâu ăn lá, bằng cách bổ sung một gene tạo ra chất độc Bt. Nhưng Bt không xua đuổi được côn trùng hút nhựa (chẳng hạn rệp vừng), v́ thế, các chuyên gia xoay sang t́m kiếm những "vũ khí" tự nhiên khác, chẳng hạn protein lectin được t́m thấy trong nhiều loài côn trùng và thực vật.

Nay, nhóm nghiên cứu của Nick Birch tại Viện nghiên cứu sản lượng Scotlend đă phát hiện thấy những cây khoai tây được ghép gene lectin th́ có hàm lượng chất đắng glycoalkaloids (chất khiến nó trở nên khó nuốt với nhiều loài thú và côn trùng) giảm đi 44%. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, việc mất đi một phần glycoalkaloids sẽ khiến thực vật dễ bị tổn thương hơn trước hàng loạt các loài sâu hại khác, như bọ nhảy lá hay rệp vừng.

Angelika Hilbeck, một nhà sinh thái học tại Viện công nghệ liên bang Thụy sĩ ở Zurich nhận xét: “Kết quả này thật đáng ngạc nhiên. Nó chỉ ra rằng, chúng ta cần hiểu biết thật rơ về những hiệu ứng phụ không mong muốn lên các sản phẩm chuyển gene trước khi đưa ra áp dụng đại trà”

B.H. (theo NewSci, 3/6/2002)

20- Khỉ sống lâu hơn nhờ thận của lợn biến đổi gene

 

Nội tạng của những con lợn nhỏ này xấp xỉ với kích cỡ nội tạng người, do đó thuận lợi cho cấy ghép.

8 con khỉ đầu chó đă sống thêm 81 ngày, sau khi được ghép thận của lợn biến đổi gene, so với khoảng 30 ngày khi được ghép bằng nội tạng lợn thường. Các nhà khoa học Mỹ hy vọng thành công ban đầu này có thể mở đường cho việc cấy ghép nội tạng động vật lên người.

Năm 2002, những con lợn thí nghiệm trên đă được biến đổi gene để có nội tạng thân thiện với người. Chúng bị tước bỏ gene GGTA1 - gene có vai tṛ bổ sung phân tử đường alpha-1,3-galactose vào trong tế bào. Thông thường, phân tử đường này sẽ kích thích hệ miễn dịch của người và khỉ tấn công quyết liệt vào các mô lạ. Song khi mất gene GGTA1, nội tạng của lợn không c̣n "gây khó chịu" cho sinh vật khác nữa, và do đó, chúng sẽ yên ổn hơn khi cư trú trên cơ thể mới.

David Sachs, thuộc Bệnh viện tổng hợp Massachusetts ở Cambridge (Mỹ), và cộng sự đă cấy ghép thận của những con lợn biến đổi gene này lên 8 con khỉ đầu chó. Nội tạng mới đă giúp các con vật sống được thêm 81 ngày.

Kết quả này chứng tỏ về nguyên tắc, nội tạng lợn biến đổi gene dă tránh được phản ứng đào thải dữ dội của khỉ, và có thể cũng sẽ thoát được sự tấn công trong cơ thể người. "Đây là bằng chứng cho thấy sự đào thải là trở ngại có thể vượt qua", nhà nghiên cứu miễn dịch đào thải Kathryn Wood của Đại học Oxford, Anh, cho biết.

Trước kia, các nhà nghiên cứu cũng đă tạo ra những con lợn biến đổi gene, phục vụ cấy ghép nội tạng, nhưng chúng thường mang thêm gene mới để triệt tiêu phản ứng miễn dịch của thân chủ, thay v́ tránh nó đi.

Tuy nhiên, thành công mới đây cũng không có nghĩa là đèn xanh cho việc cấy ghép nội tạng lợn - người đă bật. Các nhà khoa học c̣n phải vượt qua những thách thức khác của hệ miễn dịch, chẳng hạn như hiện tượng đông máu đă giết chết một số con vật thí nghiệm. Ngoài ra, cũng c̣n những mối lo ngại khác như nội tạng lợn có thể mang virus gây hại mà chúng ta chưa biết tới.

B.H. (theo Nature)

21- Thực vật biến đổi gene có từ 4.000 năm trước

 

Ngô - nguồn thức ăn chính của nhiều dân tộc.

Những người châu Mỹ cổ đại đă biến đổi gene cây ngô thông qua chọn lựa giống từ hơn 4.000 năm trước. Chính sự biến đổi này đă tạo ra những bắp ngô to và hạt ngô giàu chất dinh dưỡng - nguồn thực phẩm chính của nhân loại ngày nay.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đă so sánh gene của những hạt ngô được t́m thấy ở Mexico và tây nam nước Mỹ. Họ nhận thấy có 3 biến thể gene chủ chốt đă được cải thiện một cách hệ thống, thông qua việc trồng trọt có chọn lựa qua hàng ngh́n năm.

Kỹ thuật này không phức tạp như những biện pháp biến đổi gene ngày nay, nhưng hiệu quả th́ tương tự: các đặc tính gene được tăng cường hoặc bổ sung để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt và các vụ mùa bội thu hơn.

Cây ngô cổ đại, teosinte, bắt đầu được trồng trong khoảng 6.000 đến 9.000 năm trước, bên thung lũng sông Balsas ở nam Mexico. Ban đầu teosinte trông giống như những cây cỏ có nhiều thân, mang trên ḿnh các bắp nhỏ với hạt có vỏ cứng.

Bằng cách chọn lựa những đặc tính cây trồng theo ư muốn, nông dân cổ đại đă biến teosinte thành loại cây bổ dưỡng ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho biết, khoảng 5.500 năm trước kích cỡ của hạt ngô to hơn nhiều so với bây giờ. Hơn 1.000 năm sau th́ mọi đặc điểm gene có trong ngô hiện đại đều xuất hiện tại các vụ mùa ở Mexico thời đó.

Nhà di truyền học thực vật Nina V. Fedoroff tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, cho rằng những thay đổi đó không thể là ngẫu nhiên. "Người nông dân trước đây hẳn đă trí tuệ hơn chúng ta tưởng".

"Sự khác biệt giữa ngô và teosinte chỉ nằm ở một vài gene nhưng hiệu quả là rất lớn. Những nông dân cổ đại hẳn đă nhận ra sự khác biệt này và đă liên tục nhân giống, cải thiện sản phẩm".

Một gene thay đổi cấu trúc cây ngô từ nhiều nhánh sang chỉ c̣n một thân với nhiều tua trên đỉnh và những bắp ngô mọc trên thân. Biến đổi gene khác làm mềm vỏ hạt ngô và làm hạt ngô dính chặt vào lơi ngô. Một biến đổi gene nữa tăng cường chất bột cho hạt ngô. Thay đổi cuối cùng này c̣n giúp người nông dân tạo ra những chiếc bánh ngô ngon lành.

Hiện các nhà khoa họcbiến đổi thực vật bằng cách chuyển đổi gene từ giống này sang giống khác và thực hiện trong pḥng thí nghiệm. Nhiều tổ chức cho rằng biện pháp này là nguy hiểm. Một số quốc gia châu Âu và châu Phi cấm nhập khẩu thực vật biến đổi gene.

Nhưng Fedoroff cho rằng thực tế cả thế giới đang ăn thực phẩm biến đổi gene. Trong hàng ngh́n năm, lúa ở Trung Quốc, lúa ḿ ở Trung Đông và ngô ở Mexico đều được thay đổi qua chọn lọc. "Mọi người lo ngại về những thứ họ cho vào bụng, nhưng nền văn minh nhân loại thực tế đă được xây dựng dựa trên thực vật biến đổi gene. Chúng ta sẽ không thể có nền văn minh ngày nay nếu không có chúng", Fedoroff tuyên bố.

Minh Thi (theo AP)

22- Ngô chuyển gene 'tấn công' các cánh đồng Mexico

 

 

Những cánh đồng ngô bản địa Mexico.

Các nhà khoa học phát hiện trong bộ mă di truyền của ngô ở nhiều cánh đồng tại Oaxaca, Mexico, có các đoạn ADN đặc thù của ngô chuyển gene. Điều này khiến nông dân bản xứ lo ngại, v́ sợ rằng chẳng mấy chốc những cánh đồng ngô bản địa sẽ bị lai bởi ngô chuyển gene.

 

David Quist và Ignacio Chapela, Đại học Berkeley ở California (Mỹ) đă xác định có khoảng 3-11% ngô bản địa bị "nhiễm" ADN của ngô chuyển gene. Ông Quist cho rằng đây là một bất ngờ lớn, v́ từ năm 1998 đến nay, Mexico hầu như không trồng ngô chuyển gene nữa. Như vậy, hoặc là phấn ngô chuyển gene từ các vườn giống ở Oaxaca đă bay ra ngoài trong ṿng bán kính 100 km, hoặc bộ mă di truyền của ngô chuyển gene từ trước năm 1998 vẫn c̣n sót lại ở đâu đó và truyền cho ngô đồng.

Phản đối cây trồng chuyển gene ở Anh.

 

Theo Quist, cũng có thể ngô chuyển gene đă xâm nhập các cánh đồng Mexico theo con đường khác: Trên thị trường có rất nhiều ngô chuyển gene được nhập từ Mỹ, và bằng cách nào đó, chúng đă t́m cách "ḅ" ra đồng.

 

Hiện ở nhiều nước (như Anh, Mexico, Đức...), người ta vẫn cho rằng ăn thực phẩm biến đổi gene không đảm bảo sức khỏe. Nhưng theo các nhà khoa học, những lo ngại ấy là không có cơ sở. Thực tế, cây trồng chuyển gene có nhiều đặc tính chịu đựng tốt, cho năng suất cao, có thể giải quyết vấn đề lương thực cho thế giới.

Minh Hy (theo BBC, dpa)

23- Dân tẩy chay thực phẩm chuyển gene, nhà khoa học "đổi nghề"

 

Cừu Dolly được các nhà khoa học viện Roslin tạo ra năm 1996.

Cừu Dolly có thể sẽ chẳng bao giờ ra đời, nếu từ những năm 90, người ta đă phản ứng gay gắt với thực phẩm chuyển gene như hiện nay. Viện Roslin, chủ nhân của con cừu nổi tiếng này, cho biết, chẳng c̣n động lực nào tạo ra gà, cừu hay lợn biến đổi gene nữa, nếu không ai muốn ăn các sản phẩm mà họ tạo ra.

Sự thù địch của công chúng đối với thực phẩm biến đổi gene ở Anh đă buộc Viện Roslin (có trụ sở gần Edinburgh, Anh) phải đánh giá lai các mục tiêu nghiên cứu của ḿnh. “Không thể quanh quẩn măi trong các nghiên cứu nông nghiệp được, chúng tôi cần phát triển các sản phẩm sử dụng được trong công nghiệp y sinh”, Giáo sư Grahame Bulfield cho biết.

Trước thực tế đó, Viện đă dự định tập trung vào các ứng dụng y sinh của công nghệ nhân bản (như nghiên cứu trên tế bào gốc và chuyển nhân) hơn là các nghiên cứu nông nghiệp thuần tuư như đă tạo ra cừu Dolly.

Roslin nổi lên như cồn vào năm 1997 khi họ công bố con cừu nhân bản thành công đầu tiên, Dolly. Giờ đây, viện này đă trở thành trung tâm hàng đầu thế giới về nghiên cứu gene trên các động vật chăn nuôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu nông nghiệp đă giảm xuống trong những năm qua và hiện chỉ c̣n chiếm 20%, so với 70% ở đầu thập kỷ 90.

B.H. (theo BBC)

24- Sẽ xuất hiện vận động viên chuyển gene ở Olympic 2012?

 

 

Ben Johnson đă sử dụng doping, lập kỷ lục chạy 100 mét.

 

Trong tương lai, người ta có thể sẽ phải xử lư các vụ bê bối do những "siêu VĐV" sử dụng kỹ thuật gene để nâng tốc độ và sức dẻo dai của cơ thể. Đó là nội dung lời cảnh báo hôm qua (30/11) của các nhà khoa học.

 

Theo đó, các phương pháp trị liệu gene - vốn được dùng để chữa các bệnh như xơ nang - có thể sẽ bị lợi dụng để làm tăng thể lực cho VĐV, giống như khi người ta dùng doping. "Tiểu xảo" mới này được gọi là gene doping. Các nhà nghiên cứu thể thao cho rằng, ngay từ bây giờ người ta cần có kế hoạch triển khai kỹ thuật để t́m ra các trường hợp đó.

Ủy ban Olympic Thế giới cho đây là vấn đề nghiêm túc, và đă thành lập một nhóm giám sát các trường hợp gene doping.

3 năm trước đây, ở Tour de France, cả một đội đua xe đạp đă phải dừng lại khi người ta phát hiện họ sử dụng erythropoetin (EPO - một loại hormone làm tăng lượng hồng cầu, cung cấp nhiều ôxy hơn cho cơ thể). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chất EPO có thể gây nghẽn mạch máu. Và đến nay đă có ít nhất 20 VĐV xe đạp bị chết do sử dụng EPO.

Bác sĩ Hugh Montgomery - một chuyên gia nghiên cứu ảnh hưởng của liệu pháp gene đến tốc độ và sự dẻo dai của người - cho biết, ông lo ngại khả năng người ta đưa các vật liệu di truyền vào tế bào của VĐV nhằm nâng cao thể lực cho họ.

Năm 1998, VĐV điền kinh người Canada, Ben Johnson, đă gây ra vụ scandal lớn nhất trong lịch sử Olympic khi sử dụng doping để lập kỷ lục chạy 100 mét. Tuy nhiên, các VĐV ngày nay đều biết rằng nếu dùng phương pháp biến đổi gene, họ sẽ có lượng hồng cầu nhiều gấp rưỡi mà vẫn khó bị phát hiện hơn các kiểu doping khác. Các nhà khoa học lo ngại, đến năm 2012, khi kỹ thuật gene đă phát triển đến độ tinh vi, người ta có thể tạo ra các "VĐV chuyển gene" giành huy chương vàng Olympic.

Minh Hy (theo BBC, 25/9/2001)