Nhân bản Người

vnExpress

  
Thứ bảy, 6/4/2002, 11:04 (GMT+7)

Một phụ nữ đang mang thai nhân bản

Bác sĩ Antinori.

“Người phụ nữ này có mang ở tuần thứ tám. Cô là một thành viên trong số hàng ngh́n cặp vợ chồng vô sinh tham gia chương tŕnh nhân bản thử nghiệm của chúng tôi”. Tiến sĩ Severino Antinori (Italy) vừa thông báo trong một cuộc họp ở Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất.

Nếu đúng, đây sẽ là người đầu tiên thế giới mang thai nhân bản. Trước đó, cộng sự của ông Antinori - ông Panos Zavos tại Viện Nam giới học ở Kentucky (Mỹ) - từng tuyên bố rằng họ đă có kế hoạchnhân bản một em bé vào cuối năm 2001. Tuy nhiên, cả cơ quan của Zavos và của Antinori ở Rome đều từ chối xác nhận hay phủ định thông tin này.

Tại cuộc họp, bác sĩ Antinori không tiết lộ quốc tịch của người phụ nữ. Ông cho biết hiện có gần 5.000 cặp vợ chồng tham gia chương tŕnh nhân bản của ḿnh.

Nếu được xác nhận, ca mang thai này sẽ làm dấy lên một làn sóng phản đối gay gắt. Nhiều quốc gia đă cấm nhân bản vô tính người, và hầu hết các nhà khoa học danh tiếng đều cảnh báo về nguy cơ dị tật cũng như tỷ lệ sẩy thai cao của các trẻ nhân bản. Đó là chưa kể sự chống đối của các tổ chức tôn giáo.

Bác sĩ Antinori khẳng định đă có thể chụp phôi để giảm thiểu nguy cơ bị dị tật. Nhưng ông Richard Gardner, một chuyên gia nghiên cứu sự phát triển của phôi thú, Chủ tịch Hiệp hội Hoàng gia Anh, tuyên bố: "Không cách nào có thể làm được điều đó. Họ không thể nhận thấy những thay đổi trong nhiễm sắc thể hoặc trong số lượng nhiễm sắc thể”.

C̣n Rudolf Jaenisch, một chuyên gia nhân bản tại Viện công nghệ Masachusetts, th́ thốt lên: “Tôi thất kinh khi biết rằng mấy người này đang nỗ lực để nhân bản người. Đó là điều không thể và đáng ghê tởm, phớt lờ các bằng chứng khoa học trong những lần nhân bản động vật trước đây”. Ông nói thêm: "Tất cả bằng chứng đều chỉ ra rằng hầu hết các động vật đó chết sớm. Số ít ỏi may mắn hơn th́ sống sót với các biểu hiện bất thường có thể nh́n thấy. Dường như Antinori đang sử dụng con người như là động vật thí nghiệm để thúc đẩy những nghiên cứu đáng ngờ của ḿnh. Ông ta phải dừng ngay lại”.

B.H. (theo NewSci)

Thứ tư, 10/4/2002, 13:08 (GMT+7)

Nhân bản người có phải là chuyện hư cấu?

Ông Severino Antinori.

Những thất bại trong các công tŕnh nhân bản linh trưởng đă làm dấy lên hàng loạt nghi ngờ về tuyên bố mới đây của bác sĩ người Italy Antinori, theo đó, ông này đă giúp một phụ nữ mang thai nhân bản, đến nay được tám tuần tuổi.

Thông báo về ca mang thai nhân bản người được tiến sĩ Severino Antinori đưa ra tuần trước tại một cuộc họp ở Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất. Nhưng ngay lập tức, thông báo này vấp phải sự chỉ trích của các nhà khoa học trên khắp thế giới, nhất là những người từng tham gia nhân bản linh trưởng (nhóm động vật có bộ gene tương đồng với người nhất).

“Nào, hăy xem họ đang nhân bản hay đang lừa phỉnh”, Gerald Schatten, phó giám đốc Viện nghiên cứu Magee-Womens, Pittsburgh, bang Pennsylvania (Mỹ), mỉa mai. Sự hoài nghi của Schatten xuất phát từ chính những công tŕnh nhân bản linh trưởng của ông.

Hai năm trước, nhóm của Schatten tại Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng vùng Oregon đă tạo ra con khỉ nhân bản đầu tiên, bằng kỹ thuật tách đôi một phôi - mô phỏng quá tŕnh tự nhiên khi phôi song sinh h́nh thành. Tuy nhiên, các thử nghiệm sau đó của Schatten sử dụng kỹ thuật chuyển nhân đều thất bại. Kỹ thuật này bao gồm việc loại bỏ nhân của một trứng và cấy vào đó nhân của một tế bào hiến. Ông Tanja Dominco, một cựu đồng nghiệp của Schatten, hiện làm việc tại Viện công nghệ Massachusetts, cũng cho biết các phôi khỉ nhân bản trông khỏe mạnh, nhưng tiềm ẩn cả một "bảo tàng kinh dị" 

Schatten và cộng sự đă tiếp tục thực hiện các nghiên cứu trên khỉ nhằm t́m ra sơ hở trong các công tŕnh nhân bản thất bại. Ông hy vọng nghiên cứu này sẽ sớm được công bố.

“Dựa trên những số liệu từ các công tŕnh nhân bản khỉ gần đây, có thể chắc chắn rằng việc nhân bản người không thể sớm thành hiện thực được”, Richard Paulsson, Trưởng khoa nội tiết sinh sản và vô sinh, Đại học Nam California, nhận định.

B.H. (theo ABC)

 

 

Thứ tư, 19/9/2001, 09:33 (GMT+7)

Các nhà khoa học tẩy chay hội thảo quốc tế về nhân bản

Nhiều nhà khoa học đă tỏ thái độ bất hợp tác với ông Antinori.

Con đường tạo ra những đứa trẻ nhân bản đầu tiên của bác sĩ người Italia, Severino Antinori, vốn đă lắm gập ghềnh, giờ lại càng chông gai hơn, khi hầu hết khách mời dự cuộc hội thảo quốc tế do ông tổ chức vào tháng tới lần lượt rút lui.

Tổ chức Apart, "hậu phương vững chắc" trước kia giờ cũng đă quay lưng lại với ông. Theo dự kiến ban đầu, hội thảo này do Apart (tổ chức gồm hơn 100 bệnh viện sản tư nhân, trong đó ông Antinori là một thành viên) đứng ra tổ chức. Tiến sĩ Antinori đă mời hơn 70 chuyên gia tới nói chuyện tại cuộc gặp gỡ ở Monte Carlo, Monaco, vào tháng tới. Nhưng nay, một đ̣n nặng giáng xuống vị bác sĩ này khi Apart tuyên bố đuổi ông ra khỏi cộng đồng của ḿnh và rút lui sự ủng hộ ban đầu. Bồi thêm vào cú sốc đó là sự bỏ cuộc của rất nhiều nhà khoa học và các chuyên gia.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Antinori, với mong muốn tạo ra bản sao của con người bất chấp những ư kiến chỉ trích lan rộng, khẳng định cuộc gặp vào tháng 10 vẫn tiếp tục diễn ra.

Phát biểu với đài BBC, Giáo sư Wilfried Feichtinger, Chủ tịch của Apart, cho hay Tiến sĩ Antinori đă bị gạt ra khỏi tổ chức này vào tuần trước và đang đối mặt với việc trục xuất khỏi Italia. Thời gian gần đây, Apart đă lo ngại về dự định của Antinori sau khi một vài trục trặc nảy sinh, trong đó có việc số người đăng kư ủng hộ thưa thớt, những người phát biểu rút lui... Nhóm này đă cắt tất cả các mối quan hệ với cuộc họp ở Monte Carlo.

“Sự tuyên truyền không mang tính khoa học, không có căn cứ và lố bịch của Tiến sĩ Antinori đă khiến các nhà khoa học và các bác sĩ khó chịu. Cuộc họp tới đây sẽ chỉ là của riêng ông ta. Tổ chức của chúng tôi không c̣n liên quan ǵ cả”, ông Feichtinger nói.

Giáo sư Ian Wilmut của Viện Roslin ở Scotland, cho biết ông đă nhận được lời mời tham dự cuộc họp tại Monte Carlo, nhưng ông sẽ không đến. “Tôi đă chấp nhận lời mời để nhằm giải thích tại sao nhân bản vô tính người là nguy hiểm. Nhưng Apart đă rút lui, và tôi cũng thế”.

B.H.

 

 

Thứ tư, 24/4/2002, 14:33 (GMT+7)

Đă có 3 phôi người nhân bản

Sau tin một phụ nữ đă mang thai nhân bản đến tuần thứ tám, vừa qua, trên truyền h́nh Ư, bác sĩ Severino Antinori lại khẳng định, tổng cộng đă có ba phôi tương tự, đang ở tuần tuổi thứ 9, 7 và 6.

Hai trong số này ở liên bang Xô Viết trước đây và phôi c̣n lại hiện ở một quốc gia đạo hồi. Ông Antinori đưa ra phát biểu trên, sau khi đă "rào trước" bằng lời nhận xét Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và các quốc gia đạo Hồi là nơi có thiện chí hơn cả với ư tưởng nhân bản người.

Tiến sĩ Antinori cũng cho biết, ông không có vai tṛ ǵ trong những ca nhân bản này, mà chỉ biết được qua liên lạc với các nhà khoa học khác.

Ông Antinori, người đang quản lư một bệnh viện phụ sản tư nhân ở Rome, từng tiết lộ mục đích trở thành người đầu tiên tạo ra một em bé nhân bản từ một người trưởng thành. Tuy nhiên, giới khoa học không tin tưởng ông có đủ khả năng để thực hiện việc này.

Hồi đầu tháng, tờ Gulf News của Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất dẫn lời tiến sĩ Antinori khẳng định tại Dubai rằng, một người phụ nữ trong chương tŕnh nghiên cứu của ông đă mang thai nhân bản đến tuần thứ 8.

K.H. (theo Ananova

 

 

Thứ năm, 18/7/2002, 14:53 (GMT+7)

"Bản sao" người đầu tiên sẽ ra đời trong tháng 12

Bác sĩ sinh sản người Italy Severino Antinori đă tuyên bố như vậy trong cuộc phỏng vấn với tờ Liberation của Pháp, hôm thứ sáu tuần trước. Antinori cho biết 50 cặp vợ chồng vô sinh (do người chồng) đă t́nh nguyện tham gia chương tŕnh nhân bản của ông.

“Tôi đă đưa 18 phôi được tạo ra theo phương pháp nhân bản vô tính vào cơ thể những người phụ nữ, và một trong số đó đă phát triển thành bào thai. Hiện bào thai này có h́nh thái rất tốt”, ông nói. V́ phôi được tạo ra từ mô của người cha, nên đứa trẻ có lẽ sẽ là một bản sao gene chính xác của ông ta, nói đúng hơn là một người “em song sinh”, nếu nó cũng là con trai.

Cho đến thời điểm cuộc phỏng vấn diễn ra, thai đang ở tuần thứ 15, và sẽ chào đời vào tháng 12 nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, Antinori từ chối tiết lộ tung tích của cha mẹ đứa trẻ, và chỉ cho biết nó sẽ được sinh ra tại Italy. “Kỹ thuật nhân bản có thể giúp những người đàn ông không có tinh trùng hoặc thiếu hẳn tế bào sinh dục, có con”, ông nói thêm, và khẳng định rằng 120 triệu đàn ông trên thế giới đang phải chịu nỗi đau vô sinh này.

B.H. (theo Cosmi)

 

Thứ năm, 25/7/2002, 10:59 (GMT+7)

Một công ty Hàn Quốc tuyên bố nhân bản người

Phôi người, nguồn cung cấp tế bào gốc.

Công ty sinh học BioFusion ở Deagu, Hàn Quốc, mới thông báo rằng họ đă đưa một phôi nhân bản vào tử cung của một phụ nữ được hai tháng nay. Luật Hàn Quốc chưa cấm nhân bản người, nhưng các quan chức của Bộ Y tế và Sức khỏe cộng đồng nước này đang điều tra về mức độ "vi phạm đạo đức" của vụ việc.

Công ty BioFusion Tech có trụ sở đặt tại phía nam thành phố Daegu. Nó là một chi nhánh của công ty sinh học Clonaid của Mỹ (Clonaid được thành lập bởi một nhóm thuộc phong trào Rael  cho rằng sự sống trên trái đất được tạo ra bởi những sinh vật siêu trí tuệ ở vũ trụ).

Ông Kwak Gi-Hwa, phát ngôn viên của BioFusion, nói rằng, việc điều tra của các quan chức thuộc Bộ Y tế và Sức khỏe cộng đồng Hàn Quốc không ảnh hưởng ǵ đến công ty, v́ luật Hàn Quốc hiện nay không cấm nhân bản người. Hơn nữa, quá tŕnh cấy phôi nhân bản vào tử cung người phụ nữ đă được thực hiện ở một chi nhánh của BioFusion ở nước ngoài. Tuy nhiên, Kwak không nói rơ việc cấy phôi được thực hiện ở nước nào.

Boisellier: "Nhân bản đưa loài người về cội nguồn ngoài vũ trụ".

Những điều tra viên cảnh báo BioFusion về việc đă không xin giấy phép trước khi cấy phôi. Họ cũng nhấn mạnh rằng, với bộ luật hiện nay, những thực hành y tế vi phạm đạo đức đều có thể bị kiện.

Tháng 3 năm ngoái, bà Brigitte Boisselier, Giám đốc công ty Clonaid, là một trong ba bác sĩ đă tuyên bố rằng, đang t́m mọi cách để cho ra đời một đứa bé nhân bản.

Các đây vài tháng, một trong 3 người này - nhà phôi học Italy Severion Antinori - nói rằng, một trong 200 phụ nữ t́nh nguyện đang mang phôi nhân bản.

Pḥng trào Rael xuất hiện cách đây 5 năm. Các tín đồ tin rằng, con người đă được tạo ra bởi những sinh vật siêu trí tuệ trong một thí nghiệm gene ở vũ trụ. Bởi thế, chỉ có kỹ thuật nhân bản mới đưa được loài người t́m về cội nguồn.

Thứ tư, 28/11/2001, 15:13 (GMT+7)

Giáo phái Rael: 'Chúng tôi đă nhân bản phôi người từ lâu'

Bà Brigitte Boisselier, Giám đốc Clonaid.

Sau thông báo động trời của công ty Mỹ Advanced Cell Technology (ACT) ngày 25/11 về việc nhân bản được phôi người đầu tiên, giáo phái Rael hôm qua đă công khai tuyên bố, thành công đó chỉ là phần nhỏ trong những ǵ họ đă làm, trước khi cho ra đời em bé nhân bản đầu tiên.

Ông Claude Vorilhon, c̣n được gọi là Rael, người sáng lập ra giáo phái Rael (giáo phái cho rằng sự sống trên hành tinh chúng ta khởi nguồn từ những lần viếng thăm của người ngoài trái đất), cho biết ông rất hoan nghênh thành tựu của ACT, tuy “thấy buồn cười một chút v́ chúng tôi đă thực hiện việc này từ khá lâu”.

Trong khi đó, công ty Clonaid do Rael tài trợ, v́ muốn tạo ra đứa trẻ nhân bản đầu tiên, nên sẽ không đưa ra các thông báo tương tự trong tiến tŕnh thực hiện dự án. “Thông cáo đầu tiên của Clonaid sẽ là sự ra đời của đứa trẻ, chứ không dừng lại ở những tin tức nhỏ giọt như thế”, Rael nói. Hiện Brigitte Boisselier, nhà nữ sinh hóa người Pháp, Giám đốc công ty Clonaid, dẫn đầu nhóm nghiên cứu này.

Clonaid đă buộc phải từ bỏ pḥng thí nghiệm của họ tại Mỹ, sau khi Cơ quan Quản lư Thuốc và Thực phẩm nước này cảnh báo hồi tháng 3 năm nay rằng các thí nghiệm nhân bản người không được phép thực hiện tại đây. Tuy nhiên, ở đâu đó trên thế giới, Clonaid vẫn đang âm thầm công việc của ḿnh, và ngày càng tiến nhanh tới đích.

Hiện Clonaid đă có hơn 3.000 người t́nh nguyện nhân bản, và 55 phụ nữ (tất cả đều là môn đệ của giáo phái Rael) chuẩn bị mang thai nhân bản. Rael cũng cho hay: “Mục tiêu của Clonaid tất nhiên không phải là tạo ra một con quỷ hay một đứa trẻ tật nguyền, v́ điều đó thật đáng sợ. Thay v́ thế, những đứa trẻ này sẽ hoàn hảo, cả về sức khỏe cũng như ngoại h́nh”.

B.H. (theo Lycos

Thứ tư, 1/8/2001, 13:50 (GMT+7)

Hạ viện Mỹ thông qua luật cấm nhân bản người

Tế bào người được lấy ra từ phôi nhân bản.

Hôm thứ ba, với 265 phiếu thuận và với 162 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đă thông qua một đạo luật cấm hoàn toàn việc nhân bản người. Theo đó, mọi hành động nhân bản để tạo ra một đứa trẻ hoặc sản xuất phôi người phục vụ nghiên cứu khoa học đều bị coi là tội ác quốc gia.

Hạ viện cũng bỏ phiếu chống lại một điều luật sửa đổi do các nhóm y học và ngành công nghệ vi sinh đưa ra, đề nghị cho phép nhân bản phôi người chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, với tỷ lệ phiếu 249/178.

Về phần ḿnh, Tổng thống Bush, người xưa nay vẫn luôn phản đối nhân bản, khẳng định: “Nhân bản người sẽ nảy sinh các vấn đề đạo đức, ảnh hưởng trầm trọng và kéo dài từ nay cho đến nhiều thế hệ sau”. V́ thế, trước quyết định mà Hạ viện đưa ra, chính quyền của ông hoàn toàn ủng hộ.

Luật cấm này quy định mức phạt tù 10 năm và ít nhất 1 triệu USD cho hành vi nhân bản người. Luật cũng nghiêm cấm tất cả hành động nhập khẩu phôi được tạo ra từ nhân bản hoặc các sản phẩm từ phôi nhân bản. Tuy nhiên, luật này không áp dụng với việc nhân bản để tạo ra phân tử đơn, ADN hay các tế bào khác.

Trước khi thông qua đạo luật này, các nhà lập pháp đều thống nhất rằng nên coi hành động tái sản xuất người là bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc có cho phép các nhà nghiên cứu nhân bản phôi để lấy tế bào gốc hay không th́ vẫn là chủ đề tranh căi lớn.

Một số người cho rằng nếu việc này được chấp thuận, sẽ dẫn tới sự ra đời của các “trang trại” phôi. Trong khi đó, nhiều nghị sĩ khác lại không coi vấn đề này là vô đạo đức. Theo họ, cần nới lỏng lệnh cấm đối với việc nhân bản phôi phục vụ nghiên cứu chữa các bệnh như Alzheimer, tiểu đường, các bệnh thần kinh… Cho tới nay, phần lớn tế bào gốc phục vụ nghiên cứu y học đều được lấy từ các phôi dư trong quá tŕnh thụ tinh nhân tạo. Mà nguồn này th́ không nhiều nhặn ǵ.

Để nhân bản một người, các nhà khoa học sẽ lấy trứng của một phụ nữ và rút bỏ ADN. Sau đó đưa vật liệu gene từ một tế bào trưởng thành vào trứng. Trứng này sẽ phân chia và trở thành một phôi, rồi được cấy vào tử cung một người phụ nữ hoặc được dùng cho nghiên cứu. Nhân bản động vật theo phương pháp này có tỷ lệ thất bại rất cao. Các nhà khoa học đă thử nghiệm 270 lần trước khi có được cừu Dolly.

B.H. (theo Reuters)

 

 

Thứ tư, 8/8/2001, 09:44 (GMT+7)

'Chúng tôi sẽ nhân bản người trong vài tuần tới'

Bác sĩ Antinori thể hiện quyết tâm nhân bản người tại hội nghị.

Bất chấp sự phản đối dữ dội từ các nhà khoa học và tôn giáo, hôm qua (7/8), một nhóm các chuyên gia sinh sản đă chính thức công bố kế hoạch nhân bản 200 con người. Tuyên bố này được đưa ra tại hội nghị sinh sản vô tính do Viện Khoa học quốc gia Mỹ tổ chức tại Washington.

Công tŕnh do bác sĩ Panos Zavos, một chuyên gia sinh sản thuộc Đại học Kentucky (Mỹ) và bác sĩ Severino Antinori, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế Roma (Italia), người đă từng giúp một phụ nữ 62 tuổi có con năm 1994, phối hợp thực hiện. Họ dự định sẽ tiến hành trên 200 phụ nữ trong số các cặp vợ chồng vô sinh đến từ Anh, Pháp, Italia, Nhật, Mỹ.

Zavos cho hay ông sẽ chuyển nhân của một tế bào b́nh thường chứa gene của một người đàn ông hoặc một người đàn bà vào một trứng (đă bỏ nhân), để tạo ra phôi, sau đó chuyển phôi này vào tử cung của người phụ nữ để phát triển thành đứa trẻ hoàn chỉnh.

Từ trước tới nay, kiểu sinh sản này cũng mới chỉ dừng lại ở thành công trên cừu, gia súc và chuột, chứ con người th́ chưa. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đă tận tay thí nghiệm hoặc có hiểu biết về nhân bản vô tính đều cảnh báo rằng phần lớn động vật nhân bản chết trước hoặc ngay sau khi sinh, nếu có sống th́ tỷ lệ dị tật cũng rất cao, và người nhân bản cũng có thể chịu chung số phận. Rudolf Jaenisch, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đưa ra con số chỉ có từ 1 đến 5% số động vật nhân bản sống sót.

Bác sĩ Vivienne Nathanson thuộc Hiệp hội Y học Anh quốc th́ chất vấn: “Kỹ thuật này sẽ tạo ra những đứa trẻ là bản sao giống hệt cha mẹ chúng. Điều này chưa hẳn là tốt và trong trường hợp bản sao này lại có khuyết tật, liệu chúng có c̣n được 'bản gốc' yêu thương không?”.

Không lay chuyển

Bất chấp những lời chỉ trích, Antinori vẫn một mực bảo vệ thí nghiệm của ḿnh, và cho rằng ông đang nghiên cứu biên giới cuối cùng của khoa học nhằm t́m ra các phương thức chữa bệnh phục vụ con người. “Có thể họ đang gọi chúng tôi là những nhà khoa học điên rồ, nhưng đây là bước ngoặt quan trọng với chúng tôi”, Zavos nói.

Ông cho biết: “Những phương pháp quét hiện đại sẽ giúp chúng tôi nh́n xuyên vào cấu trúc tế bào, lên chương tŕnh cấy ghép và chọn lựa các phôi khoẻ mạnh”. Tuy nhiên, Ian Wilmut, người đă tạo ra cừu Dolly sau 277 lần, lại nhận định “Không thể dựa vào kỹ thuật quét để đảm bảo chọn được phôi phù hợp. Và v́ vậy, để khỏi phải sinh ra những quái thai, người ta sẽ phải phá thai ở tháng thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ”.

Bà Boisselier: "Người ta có quyền chọn cách để tái tạo ḿnh".

Đồng minh của Zavos và Antinori lúc này là nữ Tiến sĩ Brigitte Boisselier, một thành viên của giáo phái Raelian. Bà khẳng định đă sẵn sàng cho các cuộc sinh sản vô tính người và rằng Công ty Clonaid do bà lănh đạo đă đi được chặng đầu tiên của thí nghiệm loại này: chuyển vật liệu di truyền của người vào một trứng đă rút nhân.

Dù có phải thí nghiệm giữa biển, tôi vẫn làm!

Tuy nhiên, do Hạ viện Mỹ vừa thông qua lệnh cấm tất cả các h́nh thức nhân bản vô tính, và Thượng viện chắc chắn cũng sẽ làm như vậy, nên Zavos sẽ tiến hành thử nghiệm ngoài nước Mỹ, tại một trong số nước hiện vẫn chưa cấm nghiên cứu nhân bản người. C̣n Antinori tuyên bố ông sẽ theo đuổi mục đích đến cùng, thậm chí phải làm việc tại một vùng hẻo lánh xa dư luận hay trên một con thuyền thả neo ở hải phận quốc tế.

Cơ quan y tế Italia doạ sẽ rút phép hành nghề của Antinori nếu ông cứ xúc tiến kế hoạch trên. Mario Falconi, Phó chủ tịch tổ chức “Nội quy của các bác sĩ Italia” (OID) tại Roma cho hay, OID đang bắt đầu các thủ tục kỷ luật bác sĩ Antinori v́ có hành động trái ngược với các quy tắc đạo đức, vi phạm một hiệp ước của Hội đồng châu Âu cấm nhân bản con người, có hiệu lực từ tháng 3.

(Theo BBC, CNN, Thanh Niên

 

Thứ hai, 26/11/2001, 09:50 (GMT+7)

Tạo được phôi người nhân bản đầu tiên

Một trong các phôi người nhân bản do Công ty ACT tạo ra.

Hôm qua (25/11), một công ty của Mỹ thông báo đă nhân bản thành công phôi người đầu tiên, nhưng không nhằm mục đích có được một con người thực sự, mà chỉ để mở đường vào kho tàng dự trữ tế bào gốc vô tận - loại tế bào đa năng dùng cho các nghiên cứu y học.

Trong báo cáo của ḿnh, Công ty công nghệ sinh học Advanced Cell Technology (ACT), trụ sở tại Massachusetts, cho biết, họ hy vọng thí nghiệm này sẽ cách mạng hóa phương pháp điều trị một loạt các căn bệnh, từ Parkinson, tiểu đường, đau tim, ung thư, tới các thương tổn thần kinh khác.

Các nhà nghiên cứu đă sử dụng công nghệ nhân bản truyền thống với vật liệu là một trứng và một tế bào da người. ADN của trứng bị loại bỏ, thay vào đó là vật liệu di truyền (gene, ADN) từ nhân của tế bào da. Trứng này sau đó phân chia tương tự như trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, khi phát triển đến giai đoạn chùm tế bào h́nh cầu (gồm 6 tế bào), quá tŕnh trưởng thành của phôi đă bị ngưng lại, không cho phôi tiếp tục h́nh thành một thai nhi.

Công nghệ tương tự từng được sử dụng để nhân bản cừu, gia súc và khỉ. Tuy nhiên, ACT không cho biết liệu họ có thành công trong việc tách các tế bào gốc ra khỏi phôi người nhân bản này hay không.
Phôi người ở giai đoạn chùm tế bào.
 
 
Cũng trong bản báo cáo, ACT c̣n công bố một thành tựu bước ngoặt thứ hai. Theo đó, họ đă kích thích một tế bào trứng người tự trở thành một phôi sớm, mà không qua bất cứ quá tŕnh thụ tinh nào, cũng không cần bất cứ vật liệu di truyền nào từ bên ngoài (như tinh trùng hay ADN của tế bào da…). Quá tŕnh này được gọi là sinh sản đơn tính, vốn chỉ có ở côn trùng và các loài vi sinh vật, nhưng không xuất hiện trên những động vật bậc cao.
Phản đối tức th́
Rất nhanh sau khi báo cáo được công bố, thư chỉ trích từ các nơi tới tấp gửi về. Người ta sợ rằng hoạt động này sẽ dẫn thẳng tới việc tạo ra một người nhân bản. “Tất cả mọi người đều lo ngại về vấn đề đạo đức. Thành công của ACT sẽ làm bùng nổ một cuộc tranh căi lớn, và tôi không tin là cuối cùng nhân bản người sẽ được chấp nhận tại Mỹ”, Thượng nghị sỹ bang Alabama, Richard Shelby, nhận định.

Tuy nhiên, Michael West, Chủ tịch công ty, vẫn một mực: “Chúng tôi đang tạo ra một tế bào sống, chứ không phải là một con người sống”, và khẳng định rằng công ty của ông không có ư muốn nhân bản người hay tạo ra phôi nhân bản để phục vụ mục đích sinh sản.

Mùa hè vừa qua, Hạ viện Mỹ đă bỏ phiếu cấm nhân bản người và đề nghị mức phạt tù 10 năm, cộng thêm 1 triệu USD cho những ai cố t́nh vi phạm. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn nằm im trong ngăn kéo Thượng viện, và v́ thế nó chưa trở thành luật. Cho đến bây giờ, các yêu cầu của Chính quyền liên bang mới chỉ dừng lại ở mức cấm sử dụng tiền ngân sách nhà nước cho các thí nghiệm nhân bản người. Nhưng ACT là một công ty tư nhân, và v́ thế họ vẫn có thể thực hiện những thí nghiệm loại này b́nh an vô sự.

 

Thứ ba, 27/11/2001, 09:58 (GMT+7)

'Hậu trường' sinh sản đơn tính - đột phá thứ hai của Mỹ

Phôi người tạo ra theo nhân bản đơn tính có bộ gene hoàn toàn của mẹ.

Trên nhiều phương diện, thông báo ấn tượng nhất của Công ty Advanced Cell Technology (ACT), Mỹ không phải là sự kiện tạo ra phôi người nhân bản đầu tiên, mà là đồng thời với kết quả này, họ c̣n làm cho một trứng người tự phân chia giống như cách của phôi vậy.

Phương pháp này rất giống với kiểu sinh sản trinh tinh (c̣n gọi là xử nữ): Nghĩa là bản thể mẹ h́nh thành tế bào sinh dục, nhưng tế bào này phát triển luôn thành cá thể mới mà không cần có sự hợp nhất của hai cơ thể khác giới. Về mặt kỹ thuật, người ta cũng gọi đó là sinh sản đơn tính.

1. Trứng trưởng thành. 2. Trứng được xử lư hoá chất, bắt đầu phân chia. 3. Túi phôi giai đoạn 100 tế bào. Kết quả: A. Tế bào gốc phôi được dùng cho y học. B. Theo lư thuyết, phôi được cấy vào cơ thể để trở thành đứa trẻ b́nh thường.

Trong trường hợp này, tế bào trứng người tự phát triển thành một phôi mà không cần đưa vào bất cứ vật liệu di truyền (ADN, gene) nào từ tinh trùng. Phôi này sẽ là bản sao của người mẹ. Đây cũng là một nguồn tế bào gốc hữu ích, có thể phát triển thành các mô và nội quan thay thế, dùng để chữa trị các bệnh nan y do suy thoái gene.

Đối với một số nhà khoa học, thành công này đă đi quá giới hạn của những tranh căi thông thường về vấn đề đạo đức trong việc nhân bản, nhưng với những người khác, nó chỉ là một bằng chứng mới cho thấy khoa học đă tiến rất xa.

Không có cha

Các nhà khoa học đă quan sát thấy hiện tượng sinh sản đơn tính ở nhiều loài động vật bậc thấp, chẳng hạn rệp vừng. Trong nhiều loài động vật có đời sống xă hội, như ong mật và kiến, sinh sản đơn tính tạo ra con đực, c̣n trứng được thụ tinh tạo ra con cái, gồm con thợ và con chúa.

Không có loài động vật bậc cao nào sinh sản theo cách này. Tuy nhiên, sinh sản đơn tính đă được thực hiện nhân tạo trên ếch và rắn, mặc dù các sản phẩm hay phát triển bất b́nh thường. Cho đến nay, kỹ thuật này chưa hề được thực hiện trên người.

Thông thường, khi một tinh trùng kết hợp với một trứng và bộ gene của chúng lồng với nhau, phôi mới sẽ h́nh thành và phát triển. Để tránh việc phôi có hai bộ gene sau thụ thai, tạo hóa đă khiến cho trứng và tinh trùng khi trưởng thành chỉ luôn có một nửa bộ gene (sau sự giảm phân - giảm một nửa nhiễm sắc thể - của tế bào sinh dục). Tuy nhiên, trong quá tŕnh trưởng thành, trứng giảm phân tương đối muộn hơn.

 

Nếu bằng cách nào đó, người ta buộc một tế bào trứng hoạt động trước khi giảm phân, nó vẫn sẽ có một bộ gene đầy đủ, và có thể phát triển thành một phôi nhân bản với đầy đủ chức năng.

Chữa bệnh tim

Các nhà khoa học của công ty ACT cho rằng có thể sử dụng kỹ thuật này chữa trị cho những phụ nữ mắc bệnh tim, bằng cách thu thập chính trứng của họ, kích hoạt trong pḥng thí nghiệm và tạo ra các tế bào gốc. Các tế bào này sẽ được nuôi thành tế bào cơ tim, rồi cấy ghép trở lại vào vùng tim bị thương tổn của người phụ nữ.

Ưu điểm của kỹ thuật trên là các tế bào gốc lấy từ phôi đơn tính ít có nguy cơ bị đào thải sau khi cấy ghép (v́ trứng vẫn mang ADN của chính bệnh nhân). Mặt khác, các tế bào này có thể được chấp nhận dễ dàng hơn, ít gây tranh căi về vấn đề đạo đức như với các tế bào gốc lấy từ quá tŕnh nhân bản thông thường (trứng nhận được ADN từ một người khác).

Kỹ thuật tương tự nhằm tạo ra tế bào gốc chữa trị cho đàn ông sẽ phức tạp hơn nhiều, v́ nó liên quan đến một số thao tác về gene. Chẳng hạn, người ta sẽ phải chuyển hai nhân tinh trùng của người đàn ông vào một trứng đă bỏ nhân. Trứng này từ đó mới phát triển thành phôi, cung cấp tế bào gốc để chữa bệnh cho họ.

B.H. (theo BBC)

 

 

Thứ năm, 7/3/2002, 16:15 (GMT+7)

Trung Quốc nhân bản thành công hàng chục phôi người

Các nhà khoa học nước này vừa công bố một bước nhảy vọt trong công nghệ nhân bản, với việc tạo ra hàng chục phôi người phát triển đến giai đoạn túi phôi - giai đoạn có thể thu hoạch tế bào gốc. Mục tiêu của họ không phải là các bản sao người, mà là các tế bào tương hợp về di truyền để nghiên cứu và cấy ghép cho bệnh nhân.

Công tŕnh này được bà Lu Guangxiu, Đại học Y khoa Xiangya, tiết lộ trên tạp chí Wall Street hôm nay. Các cộng sự của bà cho biết đă có 3 hoặc 4 pḥng thí nghiệm khác của Trung Quốc đạt được những thành tựu tương tự hoặc xa hơn nữa. Một nhóm nghiên cứu khác tại Đại học Y khoa số 2 Thượng Hải cũng khẳng định, đă tách được tế bào gốc từ các phôi lai giữa tế bào người và trứng thỏ.

Cuộc đua bắt đầu

Tuyên bố này đă làm tăng mối lo ngại của nhiều nhà khoa học nhân bản khác. Họ sợ rằng trong khi các nghiên cứu tại Anh và Mỹ bị sa lầy với những tranh căi về đạo đức và cản trở chính trị, th́ công nghệ nhân bản đă vượt lên ở đâu đó trên thế giới.

Đây không phải là báo cáo đầu tiên về thí nghiệm nhân bản người. Năm 1998, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc tuyên bố đă nuôi được một phôi nhân bản lớn tới giai đoạn 4 tế bào, rồi phá hủy nó. Và Clonaid, một công ty do giáo phái Rael lập nên, cũng khẳng định đang tạo ra các bước đột phá .

Tại Trung Quốc, các quy định về nhân bản người lỏng lẻo hơn nhiều so với phương Tây. Bà Lu tiến hành công tŕnh mà không có cản trở nào, đơn giản chỉ bằng việc yêu cầu môt vài phụ nữ hiến trứng thừa của họ. Bà khẳng định đến giờ, 5% trong số các phôi được nhân bản đă phát triển đến giai đoạn túi phôi (giai đoạn có khoảng 100 tế bào). Từ những túi phôi này, nhóm của Lu đă lấy ra các tế bào gốc và nuôi chúng phát triển qua 3 lần phân chia. Chúng có khả năng phát triển thành bất cứ dạng tế bào nào trong cơ thể người.

Nếu được xác minh, công tŕnh này sẽ là một bước tiến lớn trong khoa học. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rơ liệu tế bào gốc mà nhóm của Lu nuôi cấy có giá trị y học hay không.

B.H. (theo NewSci

 

Thứ năm, 11/4/2002, 08:16 (GMT+7)

Mang thai nhân bản, người mẹ có nguy cơ ung thư tử cung 

Nhiều người tỏ ư nghi ngờ tuyên bố của ông Antinori và muốn có những bằng chứng có giá trị.

Vào tháng 11, đứa trẻ nhân bản đầu tiên trên thế giới sẽ ra đời, nếu tin về việc một phụ nữ đang mang thai nhân bản  là sự thật. Nhưng kể cả nếu đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, người mẹ sẽ có nguy cơ cao mắc một bệnh ung thư tử cung ác tính hiếm gặp.

Tuần trước, giới y học đă náo động khi bác sĩ sản khoa người Italy, tiến sĩ Severino Antinori, tuyên bố rằng một phụ nữ trong số hàng ngh́n người tham gia chương tŕnh nhân bản của ông hiện đang mang thai nhân bản tuần thứ 8. Rất nhiều chuyên gia tỏ ư nghi ngờ tính xác thực của thông tin này.

Theo tờ Gulf  News, một người bạn của tiến sĩ Antinori - ông Giancarlo Calzolari, phóng viên nhật báo Il Tempo của Italy - cho biết, Antinori đă nói với ông rằng tin tức nói trên là thật, rằng đó là bản sao "của một nhân vật quan trọng và giàu có" và "quá tŕnh nhân bản đă được thực hiện tại một quốc gia đạo Hồi".

Cho dù sự thật là ǵ chăng nữa, báo chí đă lớn tiếng chỉ trích việc làm này. Ông Rudolf Jaenisch, chuyên gia nhân bản tại Viện công nghệ Masachusetts (Mỹ) gọi hành động của bác sĩ Antinori là "vô trách nhiệm" và "ghê tởm". Ông cho biết, tất cả các thực nghiệm trên động vật cho thấy, chỉ 1-6% phôi nhân bản được chào đời. Sau khi sinh, phần lớn các con vật này đều chết non, những con may mắn sống sót có thể bị các dị tật nghiêm trọng, xuất hiện muộn hơn trong cuộc đời. Chuyên gia nhân bản của Nhật, ông Atsuo Ogura, cho biết ung thư (bệnh bạch cầu và ung thư phổi) là một trong những hiểm họa chính đe dọa thai nhân bản. Kết luận này được ông đưa ra sau khi tiến hành mổ tử thi các con chuột nhân bản.

Ngoài những mối lo ngại liên quan tới bào thai, đă xuất hiện những lo ngại về sức khỏe của người mẹ. Theo tiến sĩ Gardner, chuyên gia động vật học tại Đại học Oxford (Anh), thai phụ có nguy cơ bị bệnh choriocarcinome, một loại ung thư ác tính xuất hiện trong tử cung, bắt nguồn từ rau thai và có xu hướng lan nhanh vào máu, gây di căn. Nguyên nhân gây bệnh c̣n chưa rơ ràng, nhưng rối loạn điều ḥa gene chịu trách nhiệm về sự tăng trưởng của rau thai có thể là thủ phạm chính.

Thực nghiệm trên động vật cho thấy những gene này vẫn được "bật" ở phôi nhân bản, thay v́ phải "tắt". Kết quả là rau thai sẽ tăng trưởng quá mức, gây nguy hiểm cho người mẹ. Tiến sĩ Gardner cho biết, tuy nguy cơ này chỉ mang tính lư thuyết nhưng người ta cần chú ư tới nó nhiều hơn.

Thu Thủy (theo AFP, NewSci)

 

 

Thứ hai, 26/3/2001, 11:41 (GMT+7)

Những thất bại trong nhân bản vô tính

Chuột nhân bản bị béo ph́ (phải) và "người anh em" ra đời nhờ thụ tinh thông thường.

Trong số tất cả các dự án nhân bản động vật, chưa đầy 3% thành công! Thông báo này của các nhà khoa học khiến chúng ta phải giật ḿnh. Và như thế, liệu dự định nhân bản người của hai bác sĩ người Italia và người Mỹ có khả thi?

Các nhà khoa học thừa nhận rằng gần như lần nhân bản nào cũng gặp các vấn đề về gene. Động vật được nhân bản thường mắc những chứng bệnh nghiêm trọng như chậm phát triển, suy yếu hệ thống miễn dịch, bệnh về tim và phổi. Chẳng hạn, có một số con chuột nhân bản đang khỏe mạnh, đột nhiên béo ra rất nhanh, thậm chí phát ph́, mặc dù khẩu phần của chúng hệt như chuột thường.

Tiến sĩ Ryuzo Yanagimachi, Đại học Hawaii, người đầu tiên nhân bản chuột, cho biết: “Sản phẩm” của ông chỉ sống b́nh thường đến một thời điểm tương ứng với độ tuổi 30 ở người. Như vậy, cứ giả sử khoa học sẽ nhân bản người thành công, ai mà biết được người đó đến năm 30 tuổi có gặp tai biến ǵ không? Đó là chưa kể chuột nhân bản cũng có xu hướng phát triển chậm hơn chuột thường.

Ḅ nhân bản thường có tim, phổi to và hoạt động không tốt. Ngay cả con cừu Dolly nổi tiếng, bề ngoài th́ có vẻ khoẻ mạnh, nhưng đă béo ra nhiều. Người ta vừa phải cách ly nó khỏi những con cừu khác để cho Dolly ăn kiêng.

Tiến sĩ Mark E. Westhusin, Đại học Texas A&M, cho biết 100 lần nhân bản ḅ mới cho ra đời duy nhất một con. Nhân bản chuột hiệu quả hơn, nhưng xác suất thành công cũng chỉ đạt 2-3 %.

Nguyên nhân rủi ro?

Việc nhân bản có thể đă gây ra nhiều sai sót trong gene, đưa đến những vấn đề nghiêm trọng không thể biết trước.

Về nguyên tắc, khi tiến hành nhân bản vô tính, các nhà khoa học đưa một tế bào của động vật trưởng thành vào trứng (vật liệu di truyền của trứng đă được xóa sạch). Sau đó, trứng sẽ “tái lập tŕnh” các gene của tế bào đó để chúng kiểm soát sự phát triển của phôi. Phôi ấy sẽ trở thành động vật mới giống như con đă cho tế bào.

Theo các nhà khoa học, giai đoạn trứng tái lập tŕnh gene quá ngắn có thể chính là nguồn gốc của mọi rủi ro. Trứng phải làm nhiệm vụ này trong một khoảng thời gian tính theo phút, giờ, trong khi thông thường quá tŕnh đó phải mất nhiều tháng, thậm chí năm và phải được thực hiện hoàn hảo, nếu không, gene có thể bị sai sót bất kỳ lúc nào. ADN của động vật có thể bị hỏng, dẫn đến biến đổi gene, làm động vật chết ngay trong quá tŕnh bào thai hoặc sau khi sinh, nếu không chết th́ cũng mắc các bệnh nguy hiểm về sau này.

Nhân bản người rất khó thực hiện

Không nói đến việc bị đả kích nặng nề nhân bản người nh́n chung không khả thi do các khó khăn về mặt kỹ thuật. Một số nhà khoa học đă “rùng ḿnh” khi nghĩ đến những ǵ có thể xảy ra khi tiến hành nhân bản người bằng các công nghệ như hiện nay. Tiến sĩ Rudolph Jaenisch, Viện Công nghệ Massachusetts, đặt câu hỏi: “Chúng ta sẽ làm ǵ khi nhân bản vô tính cho ra những con người chỉ có nửa quả thận hay thiếu hẳn hệ miễn dịch?”.

Nhưng tất cả c̣n ở phía trước. Thứ tư này, ở Mỹ sẽ có một phiên điều trần lớn xoay quanh việc nhân bản vô tính người, với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học và nhà đạo đức học.

Đoan Trang (theo New York Times, 26/3