Nhân bản Người

vnExpress

  
Thứ ba, 3/4/2001, 13:20 (GMT+7) 

Dự đoán về nhân bản người: Lành ít, dữ nhiều


“Tôi 33 tuổi. Tôi muốn có một đứa con từ nhân bản vô tính. Thế nó cũng sẽ 33 tuổi hay vẫn là một đứa trẻ sơ sinh như những đứa khác?” - Đây là nội dung của một trong vô số lá thư người dân Mỹ gửi tới các chuyên gia về nhân bản vô tính. Điều đó chứng tỏ một sự thực: Nhiều người Mỹ không hiểu ǵ về công nghệ này và sự nguy hiểm của nó.

Đương nhiên là đứa trẻ ra đời nhờ công nghệ này sẽ không bằng tuổi cha mẹ nó. Nó vẫn là một em bé b́nh thường và trong trường hợp trên, nó sẽ chỉ 33 tuổi khi nào ông bố của nó được 66 tuổi 9 tháng.

Bài và ảnh về cừu Dolly, cũng như ḅ, lợn, dê, chuột nhân bản vô tính vẫn được đăng nhan nhản trên các báo chí. Nhưng người ta đâu biết rằng phần lớn động vật nhân bản vô tính đều chết, thường là ngay trong giai đoạn phôi. Nhiều con ra đời với các đột biến quái dị. Những con “lành lặn” khi sinh th́ sự sống sau đó cũng rất mong manh. Hiện khoa học cũng chưa nhân bản được linh trưởng, họ hàng gần nhất của con người.

Vậy những thử nghiệm nhân bản người đầu tiên sẽ có kết quả như thế nào? Hôm qua, nhà sinh vật học Rudolf Jaenisch, Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, đă dự đoán về một tương lai không mấy sáng sủa:

1. Trong 100 lần nhân bản đầu tiên, chỉ có trên dưới 5 trẻ sinh ra c̣n sống.

2. Người mẹ thay thế có thể bị sẩy thai, hoặc đẻ khó v́ bào thai và rau lớn một cách bất thường (ở động vật nhân bản, một số con lúc ra đời to gấp đôi b́nh thường).

3. Nhiều trẻ chết trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh do mắc các bệnh về tim, phổi, gan, thận.

4. Nh́n bề ngoài, có 1-2 trẻ em hoàn toàn b́nh thường, nhưng có những vấn đề không thể biết trước, chẳng hạn: Liệu thần kinh trẻ có b́nh thường không? Quá tŕnh nhân đôi của tế bào có b́nh thường không? Liệu trẻ có bị chết sớm do hỏng hệ thống miễn dịch, có mắc các bệnh như ung thư hay lăo hóa không?

Ông Jaenisch khẳng định: “Tất cả những chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng cái chết không đáng sợ. Tồi tệ nhất là nhân bản vô tính cho ra những con người vẫn sống và sống thực vật”. Và trong thực tế, cho dù những bậc cha mẹ mất con có đau xót đến mấy, cũng phải thừa nhận rằng nhân bản vô tính không thể nào trả lại cho họ đứa con đă chết. Chỉ có ADN của đứa trẻ là được sao chép lại, chứ các nhà khoa học làm sao tái tạo nổi môi trường sống và những ǵ nó trải qua trong đời để tạo ra một em bé mới có cá tính và nhân cách y hệt?

Đoan Trang (theo AP, 3/4)



Thứ sáu, 5/1/2001, 10:21 (GMT+7)

Mỹ: Nhân bản người đầu tiên

Rút nhân ra khỏi tế bào.
Ngày 4/1, Công ty Clon-Aid của Mỹ liên kết với một giáo phái tương lai học đă bắt tay vào “sao lại” một bé gái. Việc này được thực hiện theo đơn đặt hàng của cặp vợ chồng người Mỹ, sau khi đứa con gái 10 tháng tuổi của họ chết trong cuộc phẫu thuật tim.
Khi em bé qua đời, cặp vợ chồng trên đă xin các bác sĩ giao lại cho họ một mẩu da của con ḿnh. Nhiễm sắc thể của các tế bào da sẽ được chuyển sang một tế bào trứng đă lấy mất gene. Phôi thai sẽ được cấy vào một người mẹ thay thế (có thể là thành viên của giáo phái). Công ty Clon-Aid đă chấp thuận nhân bản bé gái với giá 500.000 USD.

Hiện người ta chưa rơ năng lực của công ty này ra sao. Nhưng điều mà nhiều nhà quan sát lo ngại là các chính phủ khó ḷng kiểm soát được tiến tŕnh nhân bản con người trong tương lai.

 

Thứ tư, 31/1/2001, 09:34 (GMT+7)

Thách thức về việc nhân bản người lan rộng

Nhiều trường hợp mang thai thất bại trước khi Dolly ra đời.
Ngày 29/1, một nhóm y khoa tư nhân quốc tế đă nhóm họp tại Washington (Mỹ) bàn cách tiến hành nhân bản người, nhằm t́m ra phương pháp giúp đỡ các cặp vợ chồng không có khả năng sinh con có thể ǵn giữ giống ṇi.
Một số nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đă tham gia vào công tŕnh do bác sĩ Severino Antinori người Italia khởi xướng, với mục đích giúp đỡ những phụ nữ sau măn kinh có khả năng mang thai trở lại. Công tŕnh khoa học này dự định sẽ hoàn thành trong ṿng hai năm tới.

Nhóm nghiên cứu cho biết, họ sẽ đưa ra các nguyên tắc khoa học và những phương thức cho phép nhân bản người. Kỹ thuật nhân bản người được tiến hành tương tự như việc nhân bản động vật. Theo đó gene lựa chọn sẽ được tiêm vào trứng rồi cấy vào tử cung người phụ nữ.

Con đẻ chứ không phải con “rơi”

Theo các giáo sư tại khoa Sinh sản sinh lư học, Đại học Kentucky (Mỹ), việc tiến hành nhân bản người sẽ cho phép những cặp vợ chồng vô sinh có thể có con đẻ của ḿnh chứ không phải con từ những trứng hoặc tinh trùng của một người xa lạ. Những đứa trẻ sinh ra sẽ là một sản phẩm tái tạo hoàn hảo từ h́nh ảnh của người bố hoặc người mẹ, tuỳ theo gene được chọn nhân bản. Tuy nhiên, nhóm này cũng cho biết họ sẽ tiến hành những biện pháp kiểm soát cần thiết để tránh t́nh trạng nhân bản người bừa băi.

Đây không phải là lần đầu tiên một nhóm y khoa công bố dự định tiến hành nhân bản người. Mùa hè năm 2000, hiệp hội Raelient, theo thuyết có sự sống ngoài trái đất, công bố rằng họ đang tiến hành nhân bản gene của một em bé đă chết tại Mỹ.

Tuy khoa học nhân bản c̣n rất mới mẻ, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó sẽ đạt được những thành công rực rỡ trong tương lai. Theo Giáo sư Zavos thuộc Đại học Kentucky, chuyên gia điều trị bệnh hiếm con đối với nam giới, chi phí cho mỗi lần nhân bản người có thể tới 50.000 USD. Tuy nhiên, trong tương lai, chi phí này có thể sẽ giảm xuống khoảng 10.000 đến 20.000 USD, bằng chi phí của việc thụ thai trong ống nghiệm.


(Theo AFP, BBC, 30/1)

Thứ hai, 5/2/2001, 10:47 (GMT+7)

Nhân bản vô tính người, những cảnh báo đáng sợ

Chú bê nhân bản này đă bị chết yểu sau khi sinh ra.
“Cho đến nay, bản tổng kết về sinh sản vô tính có thể tóm gọn trong hai từ: dị dạng và chết non!”. Đó là nhận định của các nhà khoa học Anh Loraine Young và Ian Wilmut thuộc Viện Roslin ở Edimbourg. Theo họ, dị dạng thường gặp nhất là những bất thường trong chức năng tim, phổi và khuyết tật ở hệ thống miễn dịch.
Sau sự kiện một nhóm bác sĩ quốc tế bắt đầu công tŕnh nghiên cứu nhân bản vô tính người nhằm giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn, các nhà khoa học tạo ra chú cừu Dolly đă đưa ra những cảnh báo đáng lo ngại về tương lai của nghiên cứu này.

Theo sự giải thích của Young và Wilmut, trước hết, đó là sự thoái hoá gene di truyền, biểu hiện qua việc con vật mới sinh tăng trọng quá nhanh ngay từ thời điểm nuôi cấy phôi trong pḥng thí nghiệm. Nguyên nhân chính là do thiếu những biến đổi hoá học tự nhiên nhằm điều chỉnh hoạt động của các gene ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Số trường hợp tử vong trước và sau sinh do vậy chiếm tới 90-95% và không thể dự kiến trước.

Giáo sư Jean-Paul Renard, Giám đốc nghiên cứu của INRA (Pháp) cũng là một trong các chuyên gia đầu tiên báo động về hiện tượng này. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến sự khiếm khuyết hệ thống miễn dịch, gây ra cái chết cho 74% vật nhân bản vô tính ở những tháng cuối của thai kỳ hoặc ngay sau khi sinh với nhiều triệu chứng về tuần hoàn và hô hấp.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn không biết tại sao việc nhân bản vô tính có khi được, khi không. Tiến sĩ Young xác nhận: “Chúng tôi thật sự không hiểu điều ǵ xảy ra trong suốt quá tŕnh. Bắt đầu từ lúc nhân bản hay cấy phôi, người ta sẽ chứng kiến hàng loạt diễn biến bất thường xảy ra, dù trên các đại gia súc hay trên con cừu bé nhỏ”. Ông cũng nhấn mạnh rằng sẽ không có ǵ đáng ngạc nhiên nếu các hiện tượng này tái diễn trong quá tŕnh nhân bản vô tính người.


 

Thứ bảy, 10/3/2001, 14:34 (GMT+7)

Bác sĩ người Italia quyết tâm nhân bản trẻ em

 

Hai bác sĩ Antinori (trái) và Zavos.

Hôm qua (9/3), trong một cuộc hội thảo tại Rome, hai bác sĩ Severino Antinori người Italia và Panayiotis Zavos người Mỹ cho biết họ sẽ thúc đẩy kế hoạch nhân bản người, bất chấp sự phản đối và nghi ngờ từ phía các nhóm khoa học và tôn giáo.

Hai bác sĩ này cho biết, họ mong muốn giúp đỡ các cặp vợ chồng vô sinh trên thế giới. Giáo sư Severino Antinori nói, ông đă sẵn sàng bắt tay vào việc nhân bản trẻ em và trong hai năm tới, em bé được nhân bản đầu tiên có thể sẽ ra đời. Quyết định của Anh cho phép được nghiên cứu nhân bản một cách hạn chế để phục vụ chữa bệnh sẽ giúp cho dự án của ông.

Trước đó, một vài nhà khoa học trên thế giới cũng đă có ư định này, tuy nhiên, Giáo sư Severino Antinori là nhà nghiên cứu đầu tiên có đủ năng lực chuyên môn và thiết bị để biến nó thành hiện thực. Ông khẳng định: “Tôi đang hợp tác với các đồng nghiệp ở các nước khác, những người đă thực hiện thí nghiệm trên động vật. Hiện nay, nghiên cứu kiểu này đang bị cấm ở Italia, nhưng không nghi ngờ ǵ nữa, việc nhân bản sẽ thành hiện thực trong vài năm tới”.

Quy tŕnh nhân bản người sẽ tương tự như trên động vật. Các tế bào từ người cha sẽ được tiêm vào một trứng. Trứng này sau đó được cấy vào tử cung người phụ nữ để sinh trưởng. Đứa bé ra đời sẽ có những đặc điểm về thể chất giống hệt với người cha.

Tháng 11/1998, khi công bố lần đầu tiên về kế hoạch nhân bản người của ḿnh, Giáo sư Antinori cũng đă tuyên bố rơ rơ ràng rằng kỹ thuật này chỉ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt.

Những người t́nh nguyện

Giáo sư Antinori cho biết đă có 600 bệnh nhân t́nh nguyện thực hiện chữa vô sinh theo cách này. Ông cũng cho hay một quốc gia ở Địa Trung Hải đă nhận hỗ trợ cho chương tŕnh nghiên cứu này, tuy nhiên không nói rơ tên của quốc gia đó. Chương tŕnh dự định sẽ bắt đầu vào tháng 10 tới.

Kế hoạch của GS Antinori đă vấp phải sự phê b́nh của một số nhà khoa học và các phe phái tôn giáo. Các nhà khoa học từng nhân bản động vật lo ngại rằng việc nhân bản vẫn c̣n là một vấn đề may rủi với tỷ lệ sinh ra bị dị dạng là 40%. Rất nhiều động vật nhân bản đă chết vào những tháng cuối của thai kỳ hoặc ngay sau khi sinh.

8 năm trước, Antinori đă giúp một người phụ nữ 62 tuổi có con bằng cách cấy một trứng đă thụ tinh (của một người hiến tặng) vào tử cung của bà. Người phụ nữ này đă trở thành người phụ nữ già nhất trên thế giới sinh con.

 

Thứ hai, 12/3/2001, 09:30 (GMT+7)

Ư định nhân bản người bị chỉ trích kịch liệt

Hồng y giáo chủ người Italia, Carlo Maria Martini, lớn tiếng: “Nhân tính bẩm sinh và tự nhiên là điều quan trọng nhất, không thể bị xâm phạm dưới bất kỳ h́nh thức nào. Không được dùng công nghệ sản xuất ra con người”.

Mặc dù hai bác sĩ Severino Antinori (Italia) và Panayiotis Zavos (Mỹ) đă khẳng định rằng dự án nhân bản của họ chỉ nhằm mục đích giúp các cặp vợ chồng vô sinh có con, làn sóng phản đối vẫn dâng lên từ các đảng phái chính trị, các tổ chức khoa học và tôn giáo. Thứ bảy tuần qua, ông Giovanni Bianchi, Đảng B́nh dân (một đảng trong liên minh cầm quyền ở Italia), đă gọi nhóm nghiên cứu là “những bác sĩ quỷ”, c̣n hội thảo khoa học tổ chức tại Rome hôm 9/3 là kiểu hội thảo “một mắt liếc tiền, một mắt xem công việc”.

Italia chưa có luật chống nhân bản người. Tuy nhiên, Thượng viện Italia từng phê chuẩn một lệnh cấm quốc tế đối với hoạt động này.

Ở Mỹ, Ban quản lư thực - dược phẩm cho biết họ đă kiểm soát chặt chẽ các nghiên cứu nhân bản người và vào thời điểm này họ chưa chuẩn y việc đó.

Tại Anh, một hội chống nạo thai có tên Sự sống cũng phê phán dự án, mặc dù họ thừa nhận rằng không thể cấm được ai đó tiến hành nhân bản người - đây là chuyện tất yếu sẽ xảy ra. Nh́n chung, mọi tổ chức “v́ sự sống” đều phản đối mạnh mẽ kế hoạch của hai bác sĩ Antinori và Zavos. Ông John Smeaton, thành viên Hiệp hội Bảo vệ Trẻ chưa ra đời, chĩa mũi dùi vào Chính phủ Anh: “Nếu đất nước không khai mào cho liệu pháp nhân bản th́ kế hoạch của ông Antinori đă không khả thi. Xấu hổ thay khi chính nước Anh lại đi đầu thực hiện cái công nghệ ghê tởm này”.

Ở Trung Quốc, hôm thứ năm vừa qua (8/3), Hong Guofan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gene Trung ương, cho biết: “Chính phủ Trung Quốc phản đối các nghiên cứu về nhân bản vô tính. Tuy nhiên, chúng tôi có sự phân biệt giữa công nghệ nhân bản nói chung và nhân bản người nói riêng”.

Kế hoạch vẫn tiếp tục được triển khai?

Bác sĩ Antinori thông báo họ có kế hoạch tạo ra những đứa trẻ nhân bản ở một khu vực nào đó tại Địa Trung Hải, có lẽ là Israel, v́ theo một nhà nghiên cứu Israel trong nhóm th́ đạo Do Thái “cởi mở” với công nghệ nhân bản hơn Thiên Chúa Giáo La Mă. Israel cũng chấp nhận nhiều công nghệ tái sản xuất mới. Ở nước này, pḥng điều trị vô sinh và thụ tinh trong ống nghiệm là chuyện khá phổ biến.

Thông tấn xă ANSA của Italia trích lời bác sĩ Antinori nói rằng ông sẽ xin “tị nạn chính trị và khoa học” ở Israel nếu làn sóng phản đối và thù địch chống lại dự án tiếp tục dâng lên trong nước.

Tuy nhiên, hôm qua, ngay cả Bộ Y tế Israel cũng tuyên bố rằng nhân bản vô tính người là bất hợp pháp. Hiện chưa có một nhân vật quan trọng nào trong chính giới hoặc giáo giới Israel tỏ ư ủng hộ hoạt động này. Nhà di truyền học Adam Freedman nhấn mạnh Israel có luật cấm nhân bản vô tính “ có hiệu lực 5 năm, mới bắt đầu thi hành năm ngoái”. Ông khẳng định không có hy vọng nhân bản người tại đất nước này.

Đoan Trang (theo BBC, AP, Tân Hoa Xă, 12/3)

 

Thứ năm, 29/3/2001, 10:23 (GMT+7)

Dự án nhân bản người giải tŕnh trước Quốc hội Mỹ

 

Nhân bản người c̣n lắm nỗi lo.

 

Hôm nay (29/3) trước Uỷ ban Năng lượng và Thương mại của Quốc hội Mỹ, các nhà khoa học - những người đề xuất việc nhân bản một đứa bé đă chết - sẽ đưa ra những lư lẽ nhằm bảo vệ dự án của ḿnh. Bên kia “chiến tuyến”, những người phản đối cũng đă sẵn sàng vào cuộc.

Năm 1997, khi thế giới lần đầu tiên biết đến chú cừu Dolly, con thú đầu tiên được nhân bản từ một cá thể trưởng thành, ư tưởng nhân bản người đă chuyển từ chuyện viễn tưởng sang hy vọng có thể thành hiện thực. Nay, Quốc hội Mỹ đang nêu ra vấn đề liệu việc nhân bản người có nên được cho phép. Tại buổi giải tŕnh hôm nay, các thành viên của Quốc hội sẽ bàn luận xoay quanh các quy định của liên bang về việc họ có quyền chấm dứt những thí nghiệm như thế hay không.

Những quan điểm trái ngược

Cho đến nay, ít nhất hai nhóm khoa học khẳng định rằng họ đă sẵn sàng cho việc nhân bản người. Một trong số đó là nhóm của Panos Zavos, Giáo sư chuyên về sinh lư học sinh sản tại Đại học Kentucky (Mỹ). Cùng nhóm với ông là bác sĩ phụ khoa người Italia, Severino Antinori. Hai người cho biết họ dự định sẽ nhân bản người trong ṿng 12 tháng tới, với mục đích giúp đỡ các cặp vợ chồng vô sinh có con. Trước đó, tháng 8/2000, một nhóm hoạt động tôn giáo có tên gọi Phong trào Raelian tuyên bố công ty của họ, Clonaid, sẽ thực hiện việc nhân bản này.

Zavos nhắc lại tuyên bố của ông ở Rome: “Hăy tin chúng tôi, những nguy cơ cao sẽ được xem xét cẩn thận v́ chúng tôi biết rơ chúng tôi đang làm ǵ”. C̣n Giám đốc của công ty Clonaid, bà Brigitte Boisselier, cũng chắc chắn: “Tôi cho rằng chúng tôi đă có mọi thứ cần thiết để theo đuổi dự án này”.

Tuy nhiên, ư tưởng của họ lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhà khoa học đă từng nhân bản các loài thú khác. “Sẽ là vô trách nhiệm nếu nhân bản người vào thời điểm hiện nay”, Rudolf Jaenisch, một nhà sinh vật học ở Viện nghiên cứu Y Sinh học Whitehead, người đă nhân bản chuột, cho biết.

Jonathan Hill, một bác sĩ thú y và là trợ lư giáo sư về sinh sản động vật tại Đại học Cornell th́ dự đoán không mấy khả quan: “Ít nhất một nửa, có thể vào khoảng 3/4 những trường hợp mang thai sẽ bị sẩy”. Cùng với Mark Westhusin, Đại học Texas A&M, Hill đă nhân bản thành công gia súc.

Trước Quốc hội Mỹ, Westhusin, Jaenisch cùng với Art Caplan, thuộc Đại học Pennsylvania, sẽ bênh vực quan điểm cho rằng nhân bản người ở thời điểm hiện nay là không an toàn. C̣n Zavos và Boisselier sẽ đứng ở phía đối lập.

Nhân bản động vật - Rủi ro cao

Những con lợn nhân bản đầu tiên sau nhiều lần thất bại.

Đến nay, các nhà khoa học đă thành công trong việc nhân bản cừu, ḅ, dê, lợn và chuột. Nhưng tỷ lệ thành công rất thấp. Trong số tất cả các dự án nhân bản động vật,chưa đầy 3% thành công. Động vật được nhân bản thường mắc những chứng bệnh nghiêm trọng như chậm phát triển, suy yếu hệ thống miễn dịch, bệnh về tim và phổi. Chẳng hạn, có một số con chuột nhân bản đang khỏe mạnh, đột nhiên béo ra rất nhanh, thậm chí phát ph́, mặc dù khẩu phần của chúng hệt như chuột thường.

Tiến sĩ Ryuzo Yanagimachi, Đại học Hawaii, người đầu tiên nhân bản chuột, cho biết: “Sản phẩm” của ông chỉ sống b́nh thường đến một thời điểm tương ứng với độ tuổi 30 ở người. Ḅ nhân bản thường có tim, phổi to và hoạt động không tốt. Ngay cả con cừu Dolly nổi tiếng, bề ngoài th́ có vẻ khoẻ mạnh, nhưng đă béo ra nhiều. Người ta vừa phải cách ly nó khỏi những con cừu khác để cho Dolly ăn kiêng.

Tiến sĩ Mark E. Westhusin, Đại học Texas A&M, cho biết 100 lần nhân bản ḅ mới cho ra đời duy nhất một con. Vấn đề tương tự cũng xảy ra khi nhân bản chuột, tuy có hiệu quả hơn, nhưng xác suất thành công mới chỉ đạt 2-3 %.

Kinh nghiệm sẽ thắng rủi ro?

Zavos và Boisselier không đồng ư với những lo ngại trên. Họ tin tưởng rằng họ có đủ kiến thức để tạo ra một con người nhân bản ngay bây giờ hoặc trong tương lai rất gần. Zavos dự đoán ông và Antinori có thể thành công sau hai năm, c̣n Boisselier lại tràn đầy hy vọng “sẽ có một phôi của em bé này vào cuối tháng hoặc có thể vào tháng tới”.

Cả Zavos và Boisselier đều đặt hy vọng vào kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm của họ, nền tảng cho thành công trong việc nhân bản người.

Về mặt pháp lư, có rất ít cản trở trước dự án nhân bản này. Hiện chỉ có 4 bang của Mỹ là California, Michigan, Louisiana và đảo Rhode cấm bất cứ dạng nghiên cứu nhân bản nào. Ngoài ra, một số quốc gia trên thế giới cũng đă có luật cấm nhân bản.

Thứ năm, 19/4/2001, 16:26 (GMT+7)

Anh cấm nhân bản người

Hôm nay (19/4), chính phủ Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố lệnh cấm nhân bản người. Đây là một phần trong chiến lược nhằm đảm bảo rằng công nghệ gene sẽ được thắt chặt và chỉ sử dụng cho các mục đích có lợi cho con người mà thôi.

 

Ngược lại, Anh khuyến khích việc áp dụng các thử nghiệm gene cần thiết trong y tế như với bệnh ung thư. Bộ trưởng Y tế Alan Milburn cho hay Chính phủ đang chuẩn bị đưa ra luật cấm nhân bản người trong ṿng vài tháng tới.

Hiện tại ở Anh, việc nhân bản người chỉ được giới hạn trong một số nhà khoa học có giấy phép. Tuy nhiên, theo ông Milburn, cách duy nhất để đảm bảo cho nhân bản người không bao giờ xảy ra là cấm nó bằng luật.

Thứ sáu, 27/4/2001, 10:40 (GMT+7)

Mỹ đưa dự luật cấm nhân bản người ra Quốc hội

Cừu Dolly.

Trong bản báo cáo trước Hạ viện Mỹ, hôm qua (26/4), Thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa, Sam Brownback, tuyên bố: “Đó là hành động hạ thấp con người và cần phải bị coi như một việc làm bất hợp pháp”.

Ông Brownback và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, Dave Weldon, đă đệ tŕnh trước hai viện Mỹ một bản dự thảo luật cấm nhân bản người. Dự luật cấm tuyệt đối hoạt động này, với những h́nh phạt nghiêm khắc dành cho ai vi phạm: 10 năm tù, hoặc nộp phạt 1 triệu USD.

Thượng nghị sĩ Brownback cho biết, ông và người dân Mỹ rất lo sợ về việc nhiều tổ chức và cá nhân có kế hoạch nhân bản người bằng chính kỹ thuật đă sử dụng để tạo ra cừu Dolly. Họ định nghĩa hành động này là “quá tŕnh sản xuất trẻ em trong pḥng thí nghiệm”, để trẻ “mang những quy cách, phẩm chất định trước”.

Vấn đề lớn nhất, theo ông Weldon, là không ai muốn ḿnh sinh ra nhờ công nghệ nhân bản, làm một bản sao của người khác. “Hầu như ai trong chúng ta cũng tự hào được là một con người, một cá thể duy nhất”.

Dự luật của hai thượng nghị sĩ hoàn toàn phù hợp với cam kết trước đó của Quốc hội là sẽ cấm nhân bản người. Theo tin từ Nhà Trắng, Tổng thống George Bush cũng phản đối hoạt động này và sẵn sàng làm việc với hai viện để ban hành luật ngăn chặn. Nếu Quốc hội thông qua dự luật này, Tổng thống sẽ chuẩn y. Nh́n chung, xu hướng ủng hộ lệnh cấm đang thắng thế. Hiện nhân bản người đă bị cấm ở 5 bang trên đất Mỹ.

Đoan Trang (theo BBC, Reuters, 27/4)

 

 

Thứ sáu, 4/5/2001, 16:31 (GMT+7)

Canada đề nghị cấm nhân bản người

Chính quyền Canada hôm qua (3/5) đă yêu cầu cấm tất cả việc nhân bản người, trong khi lại cho phép các nhà khoa học pha trộn gene cũng như tế bào của người và động vật với nhau, phục vụ các mục đích nghiên cứu.

Đề nghị này là một phần trong bản dự thảo luật mà Bộ trưởng Y tế Allan Rock đệ tŕnh lên quốc hội. Dự thảo đă mở ra một hành lang “thông thoáng” hơn dự luật của Chính quyền Bush, khi cho phép thực hiện các nghiên cứu trên tế bào gốc phôi người, nhưng lại bảo thủ hơn chính kiến của Anh khi đề nghị cấm tạo ra các phôi chỉ nhằm mục đích nghiên cứu.

Một điều đáng ngạc nhiên trong dự thảo luật của ông Rock là cho phép tạo ra phôi người chứa tế bào động vật hoặc phôi động vật có chứa tế bào người. Dự thảo cũng cho phép trộn lẫn ADN của người và động vật. Các quan chức chính phủ cho hay, bất cứ phôi người nào đă bị biến đổi gene sẽ phải huỷ bỏ 14 ngày sau khi được tạo ra.

Dự thảo cũng cấm hoàn toàn việc chuyển giao trứng, tinh trùng hay phôi của động vật vào con người; cấm dịch vụ “thuê tử cung”, trả tiền cho người mang thai hộ, hay lựa chọn giới tính cho đứa con sau này…

Tuy nhiên, khi nghiên cứu phôi, vấn đề đặt ra là khi nào cuộc đời của con người bắt đầu - tại thời điểm thụ thai hay về sau này, khi thai đă phát triển hoàn chỉnh. Rock đang yêu cầu Uỷ ban Y tế tiếp tục nghiên cứu dự thảo này cho đến tháng 1 năm tới.

B.H. (theo Reuters, 4/5)

 

 

Thứ bảy, 2/6/2001, 16:31 (GMT+7)

G8: “Cấm áp dụng sở hữu trí tuệ đối với bản đồ gene người”

Cuộc họp kín giữa bộ trưởng khoa học của 8 nước công nghiệp phát triển (G8) diễn ra trong 2 ngày cuối tuần này, tại Montmagny, Đông Quebec (Canada). Tâm điểm thảo luận sẽ là giới hạn của việc áp dụng công nghệ nhân bản vô tính và bản đồ gene người.

Theo ông Gilbert Normand, Bộ trưởng Khoa học, Nghiên cứu và Phát triển Canada, mục tiêu cần đạt được là sự thỏa thuận về một lệnh cấm nhân bản người trên phạm vi toàn cầu và không áp dụng sở hữu trí tuệ đối với các thông tin về bản đồ gene - “cuốn sách của sự sống”.

Bộ trưởng cho biết hiện đại diện các quốc gia trong nhóm đều có chung suy nghĩ: “Chúng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu có nước nào muốn thiết lập bản quyền cho các nghiên cứu về bản đồ gene”. Ông nhấn mạnh rằng cả Mỹ, Anh, Pháp và Canada đều đă phản đối việc này. C̣n về hoạt động nhân bản người, Canada sẽ thuyết phục các nước G8 khác ban lệnh “cấm tuyệt đối”.

Đoan Trang (theo Reuters, 2/6)

 

 

Thứ ba, 3/7/2001, 10:40 GMT+7

Giáo phái Rael tạm dừng kế hoạch nhân bản người

Boisselier (phải) và Zavos (trái) trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm 29/3.

Nhà nghiên cứu người Mỹ, Brigitte Boisselier, thành viên của tổ chức tôn giáo có tên Phong trào Rael, hôm qua (2/7) đă đồng ư ngừng thực hiện các thí nghiệm nhân bản người cho đến khi việc này được công nhận là hợp pháp tại Mỹ.

Thông tin này được Cơ quan Quản lư Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) xác nhận.

Phong trào Rael cho rằng sự sống trên hành tinh chúng ta được tạo ra bởi các nhà khoa học ngoài trái đất. Tháng 8/2000, Rael thông báo một công ty của họ có tên là Clonaid sẽ tiến hành kế hoạch nhân bản người và các t́nh nguyện viên cho chương tŕnh này đă sẵn sàng. Trong khi đó, tại Italia, bác sĩ Severino Antinori và Panos Zavos (người Mỹ) cũng đang sẵn sàng cho các thí nghiệm loại này.

Trước sức ép của FDA yêu cầu không một thí nghiệm nhân bản người nào được thực hiện tại Mỹ cho đến khi luật mới được công bố, bà Boisselier đă kư vào bản cam kết sẽ không nhân bản người và không nghiên cứu trứng người cho đến khi việc này được hợp pháp hoá. Tuy nhiên, để đối phó với t́nh trạng này, Boisselier cho hay bà “đă nghĩ tới việc sẽ đưa ra toà án liên bang” và “...có thể đi tới các nước cho phép nhân bản người để không mất quá nhiều thời gian”.

Đáp lại những mối lo ngại về các vấn đề xảy ra với động vật nhân bản, bà nói: “Chúng tôi chỉ cấy ghép các phôi có thể sống được. V́ vậy, những đứa trẻ sinh ra sẽ không bị các khuyết tật như đă xảy ra với động vật nhân bản”. Có nghĩa là các phôi sẽ được kiểm tra sức khỏe trước khi cấy ghép để đảm bảo khả năng tồn tại của chúng.

Người nhân bản được tạo ra khi tiêm vật liệu gene từ một tế bào đơn vào một tế bào trứng đă được loại bỏ vật liệu di truyền trước đó. Kết quả, đứa trẻ ra đời sẽ là một bản sao của người đă cho vật liệu gene. Tuy nhiên, người ta hy vọng rằng môi trường sống mới và chế độ giáo dục mới sẽ tạo ra một đứa trẻ hoàn toàn khác với “nguyên mẫu”.

B.H. (theo MSNBC, 2/7)

 

Thứ tư, 1/8/2001, 13:50 (GMT+7)

Hạ viện Mỹ thông qua luật cấm nhân bản người

Tế bào người được lấy ra từ phôi nhân bản.

Hôm thứ ba, với 265 phiếu thuận và với 162 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đă thông qua một đạo luật cấm hoàn toàn việc nhân bản người. Theo đó, mọi hành động nhân bản để tạo ra một đứa trẻ hoặc sản xuất phôi người phục vụ nghiên cứu khoa học đều bị coi là tội ác quốc gia.

Hạ viện cũng bỏ phiếu chống lại một điều luật sửa đổi do các nhóm y học và ngành công nghệ vi sinh đưa ra, đề nghị cho phép nhân bản phôi người chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, với tỷ lệ phiếu 249/178.

Về phần ḿnh, Tổng thống Bush, người xưa nay vẫn luôn phản đối nhân bản, khẳng định: “Nhân bản người sẽ nảy sinh các vấn đề đạo đức, ảnh hưởng trầm trọng và kéo dài từ nay cho đến nhiều thế hệ sau”. V́ thế, trước quyết định mà Hạ viện đưa ra, chính quyền của ông hoàn toàn ủng hộ.

Luật cấm này quy định mức phạt tù 10 năm và ít nhất 1 triệu USD cho hành vi nhân bản người. Luật cũng nghiêm cấm tất cả hành động nhập khẩu phôi được tạo ra từ nhân bản hoặc các sản phẩm từ phôi nhân bản. Tuy nhiên, luật này không áp dụng với việc nhân bản để tạo ra phân tử đơn, ADN hay các tế bào khác.

Trước khi thông qua đạo luật này, các nhà lập pháp đều thống nhất rằng nên coi hành động tái sản xuất người là bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc có cho phép các nhà nghiên cứu nhân bản phôi để lấy tế bào gốc hay không th́ vẫn là chủ đề tranh căi lớn.

Một số người cho rằng nếu việc này được chấp thuận, sẽ dẫn tới sự ra đời của các “trang trại” phôi. Trong khi đó, nhiều nghị sĩ khác lại không coi vấn đề này là vô đạo đức. Theo họ, cần nới lỏng lệnh cấm đối với việc nhân bản phôi phục vụ nghiên cứu chữa các bệnh như Alzheimer, tiểu đường, các bệnh thần kinh… Cho tới nay, phần lớn tế bào gốc phục vụ nghiên cứu y học đều được lấy từ các phôi dư trong quá tŕnh thụ tinh nhân tạo. Mà nguồn này th́ không nhiều nhặn ǵ.

Để nhân bản một người, các nhà khoa học sẽ lấy trứng của một phụ nữ và rút bỏ ADN. Sau đó đưa vật liệu gene từ một tế bào trưởng thành vào trứng. Trứng này sẽ phân chia và trở thành một phôi, rồi được cấy vào tử cung một người phụ nữ hoặc được dùng cho nghiên cứu. Nhân bản động vật theo phương pháp này có tỷ lệ thất bại rất cao. Các nhà khoa học đă thử nghiệm 270 lần trước khi có được cừu Dolly.

 

Thứ hai, 6/8/2001, 14:38 (GMT+7)

200 cặp vợ chồng sẽ tham gia thí nghiệm nhân bản

Antinori đă lựa chọn các cặp vợ chồng từ nhiều nước.

Bác sĩ Severino Antinori, người Italia, đă lựa chọn họ từ nhiều quốc gia trên thế giới để tham gia dự án nhân bản người do ông tổ chức vào tháng 11 tới. Sau thành công nhân bản 10 con chuột mới đây, nhà phôi học này đă quyết tâm tạo ra những bản sao của con người.

Tin này được đăng trên tờ Times hôm qua (5/6). Các nhà khoa học hy vọng bác sĩ Antinori, người đă nổi danh trong giới y học quốc tế từ năm 1994 sau khi giúp một phụ nữ 62 tuổi sinh con, sẽ công bố chi tiết của dự án tại cuộc gặp ở Washington, Mỹ vào cuối tuần này.

Cảnh báo về “những con qủy”

Kỹ thuật mà Antinori dự định sử dụng trên người chính là kỹ thuật đă được áp dụng trên cừu Dolly, con vật được nhân bản thành công đầu tiên trên thế giới từ một tế bào trưởng thành. Quá tŕnh này bao gồm việc tiêm vật liệu di truyền của một người cha bị vô sinh vào trứng của người mẹ, trứng này sau đó được cấy vào tử cung một người phụ nữ. Đứa trẻ ra đời sẽ có đặc điểm thể chất tương tự như người cha.

Trước cảnh báo của các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ rằng "công nghệ photo" nguy hiểm này có thể “tạo ra những con quỷ”. Antinori nhấn mạnh rằng những kẻ nhát gan đă thổi phồng, phóng đại nỗi sợ lên và ông hy vọng kế hoạch của ḿnh sẽ sớm bắt đầu vào tháng 11.

B.H. (theo BBC)

 

Thứ tư, 8/8/2001, 09:44 (GMT+7)

'Chúng tôi sẽ nhân bản người trong vài tuần tới'

Bác sĩ Antinori thể hiện quyết tâm nhân bản người tại hội nghị.

Bất chấp sự phản đối dữ dội từ các nhà khoa học và tôn giáo, hôm qua (7/8), một nhóm các chuyên gia sinh sản đă chính thức công bố kế hoạch nhân bản 200 con người. Tuyên bố này được đưa ra tại hội nghị sinh sản vô tính do Viện Khoa học quốc gia Mỹ tổ chức tại Washington.

Công tŕnh do bác sĩ Panos Zavos, một chuyên gia sinh sản thuộc Đại học Kentucky (Mỹ) và bác sĩ Severino Antinori, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế Roma (Italia), người đă từng giúp một phụ nữ 62 tuổi có con năm 1994, phối hợp thực hiện. Họ dự định sẽ tiến hành trên 200 phụ nữ trong số các cặp vợ chồng vô sinh đến từ Anh, Pháp, Italia, Nhật, Mỹ.

Zavos cho hay ông sẽ chuyển nhân của một tế bào b́nh thường chứa gene của một người đàn ông hoặc một người đàn bà vào một trứng (đă bỏ nhân), để tạo ra phôi, sau đó chuyển phôi này vào tử cung của người phụ nữ để phát triển thành đứa trẻ hoàn chỉnh.

Từ trước tới nay, kiểu sinh sản này cũng mới chỉ dừng lại ở thành công trên cừu, gia súc và chuột, chứ con người th́ chưa. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đă tận tay thí nghiệm hoặc có hiểu biết về nhân bản vô tính đều cảnh báo rằng phần lớn động vật nhân bản chết trước hoặc ngay sau khi sinh, nếu có sống th́ tỷ lệ dị tật cũng rất cao, và người nhân bản cũng có thể chịu chung số phận. Rudolf Jaenisch, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đưa ra con số chỉ có từ 1 đến 5% số động vật nhân bản sống sót.

Bác sĩ Vivienne Nathanson thuộc Hiệp hội Y học Anh quốc th́ chất vấn: “Kỹ thuật này sẽ tạo ra những đứa trẻ là bản sao giống hệt cha mẹ chúng. Điều này chưa hẳn là tốt và trong trường hợp bản sao này lại có khuyết tật, liệu chúng có c̣n được 'bản gốc' yêu thương không?”.

Không lay chuyển

Bất chấp những lời chỉ trích, Antinori vẫn một mực bảo vệ thí nghiệm của ḿnh, và cho rằng ông đang nghiên cứu biên giới cuối cùng của khoa học nhằm t́m ra các phương thức chữa bệnh phục vụ con người. “Có thể họ đang gọi chúng tôi là những nhà khoa học điên rồ, nhưng đây là bước ngoặt quan trọng với chúng tôi”, Zavos nói.

Ông cho biết: “Những phương pháp quét hiện đại sẽ giúp chúng tôi nh́n xuyên vào cấu trúc tế bào, lên chương tŕnh cấy ghép và chọn lựa các phôi khoẻ mạnh”. Tuy nhiên, Ian Wilmut, người đă tạo ra cừu Dolly sau 277 lần, lại nhận định “Không thể dựa vào kỹ thuật quét để đảm bảo chọn được phôi phù hợp. Và v́ vậy, để khỏi phải sinh ra những quái thai, người ta sẽ phải phá thai ở tháng thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ”.

Bà Boisselier: "Người ta có quyền chọn cách để tái tạo ḿnh".

Đồng minh của Zavos và Antinori lúc này là nữ Tiến sĩ Brigitte Boisselier, một thành viên của giáo phái Raelian. Bà khẳng định đă sẵn sàng cho các cuộc sinh sản vô tính người và rằng Công ty Clonaid do bà lănh đạo đă đi được chặng đầu tiên của thí nghiệm loại này: chuyển vật liệu di truyền của người vào một trứng đă rút nhân.

Dù có phải thí nghiệm giữa biển, tôi vẫn làm!

Tuy nhiên, do Hạ viện Mỹ vừa thông qua lệnh cấm tất cả các h́nh thức nhân bản vô tính, và Thượng viện chắc chắn cũng sẽ làm như vậy, nên Zavos sẽ tiến hành thử nghiệm ngoài nước Mỹ, tại một trong số nước hiện vẫn chưa cấm nghiên cứu nhân bản người. C̣n Antinori tuyên bố ông sẽ theo đuổi mục đích đến cùng, thậm chí phải làm việc tại một vùng hẻo lánh xa dư luận hay trên một con thuyền thả neo ở hải phận quốc tế.

Cơ quan y tế Italia doạ sẽ rút phép hành nghề của Antinori nếu ông cứ xúc tiến kế hoạch trên. Mario Falconi, Phó chủ tịch tổ chức “Nội quy của các bác sĩ Italia” (OID) tại Roma cho hay, OID đang bắt đầu các thủ tục kỷ luật bác sĩ Antinori v́ có hành động trái ngược với các quy tắc đạo đức, vi phạm một hiệp ước của Hội đồng châu Âu cấm nhân bản con người, có hiệu lực từ tháng 3.

(Theo BBC, CNN, Thanh Niên)

 

Thứ sáu, 10/8/2001, 09:13 (GMT+7)

Pháp và Đức kêu gọi LHQ cấm nhân bản người

Từ trái sang: Antinori, Zavos và Boisselier, đồng minh trong dự định nhân bản người.

Ngày 8/8, Pháp và Đức đă đề nghị LHQ xem xét đưa ra một công ước quốc tế về cấm nhân bản vô tính người trên toàn cầu. Trong khi đó, phát ngôn viên của Uỷ ban châu Âu (EC) cho hay, vẫn chưa có căn cứ pháp lư đủ mạnh để ngăn chặn thí nghiệm của bác sĩ người Italia, Antinori.

Trong lá thư gửi Tổng thư kư LHQ Kofi Annnan, Pháp và Đức đă đề nghị đưa vấn đề nhân bản vô tính người đang gây tranh căi này ra cuộc họp của Đại hội đồng LHQ, dự kiến diễn ra vào tháng 9. Từ tháng 6, hai nước đă bắt đầu tiến hành chống nhân bản vô tính người, kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới ban hành lệnh cấm thực hiện các thí nghiệm nhân bản vô tính trên con người và gọi đó là hành động “vô nhân tính”. Theo Pháp, công ước cấm nhân bản người đă nằm trong bản tuyên bố toàn cầu về dự án bản đồ gene người và quyền con người được UNESCO thông qua năm 1997.

EC cũng bày tỏ mối lo ngại về vấn đề này. Ngày 8/8, nữ phát ngôn viên của Uỷ ban châu Âu tuyên bố: “Một công nghệ nhân bản người như vậy là đi ngược lại các nguyên tắc đạo đức của đa phần người dân châu Âu. Trong giai đoạn hiện nay công nghệ này là quá sớm đối với tŕnh độ phát triển và dễ gây ra nguy cơ dị tật cho bào thai”. Theo bà, hiến chương về quyền cơ bản của Liên minh châu Âu (EU) và Nghị định thư của Hội đồng châu Âu đều có những câu chữ cấm nhân bản người. Tuy nhiên, việc có cấm hay không c̣n phụ thuộc vào luật pháp của từng thành viên EU. Tới nay, mới chỉ có Anh ban hành bộ luật cấm nhân bản người, mặc dù vẫn cho phép nhân bản giới hạn tế bào gốc phục vụ nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là EU không có đủ cơ sở pháp lư để ngăn chặn kế hoạch của bác sĩ Antinori.

Ngày 8/8, Hiệp hội các bác sĩ Italia đă kêu gọi bắt giữ bác sĩ Severino Antinori, người hiện đang ở Washington biện minh cho quyết định tiến hành nhân bản người của ḿnh và cộng sự.

Trong một diễn biến khác, Nhật Bản đang chào mời những nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ trong lĩnh vực nhân bản người đến làm việc tại Nhật, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nước này trong lĩnh vực công nghệ nhân bản vô tính. Tuy Nhật Bản cũng đă thông qua luật cấm nhân bản người, nhưng vẫn chấp nhận việc sử dụng công nghệ nhân bản vào mục đích y học.

(Theo BBC, Lao Động, Tuổi Trẻ)

 

 

Thứ bảy, 6/10/2001, 09:57 (GMT+7)

Người nhân bản đầu tiên có thể ra mắt trong năm nay

Bác sĩ Zavos, một chuyên gia về sinh sản của Đại học Kentucky, Mỹ.

Bác sĩ Panos Zavos, cộng sự của Giáo sư Italia, Severino Antinori, người đă làm chấn động cả thế giới với kế hoạch tạo ra em nhỏ được nhân bản vô tính đầu tiên, cho biết nghiên cứu đang diễn ra nhanh hơn so với dự kiến. Theo đó, thành công có thể đạt được vào cuối năm nay, chứ không chờ đến năm 2002.

Hiện tại, Zavos và Antinori đă bị cấm thực hiện nghiên cứu này tại hầu hết các quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu (EU). Một số nước mạnh tay hơn như Pháp và Đức c̣n kêu gọi Liên Hợp Quốc sớm công bố một hiệp ước cấm nhân bản người. Bên cạnh đó, các nhóm tôn giáo cũng đang sôi lên sùng sục trước nỗ lực của nhóm bác sĩ định “trêu ngươi” chúa. Tuy nhiên, bất chấp tất cả, Zavos cho hay điều này không ngăn cản kế hoạch của ông.

“Mọi việc đang tiến triển tốt đẹp, đến mức chúng tôi có thể có được phôi người nhân bản đầu tiên trong một ngày rất gần đây, khoảng 3-4 tháng nữa”, Zavos phát biểu. Ông cũng khẳng định, ḿnh không có ư định kiếm lời trong việc tạo ra những anh hùng cái thế trong thiên hạ: “Chúng tôi chẳng thích thú ǵ với việc nhân bản ra các bin Laden, những Michael Jackson hay Michael Jordan của thế giới. Mong ước đơn giản của chúng tôi là giúp các cặp vợ chồng vô sinh có con”.

Mặc dù không nói rơ nghiên cứu đang được thực hiện ở đâu, nhưng Zavos tuyên bố chương tŕnh này vẫn thuận buồm xuôi gió tại nhiều hơn một quốc gia trên thế giới. Ông cũng nói rằng, các chính phủ cấm đoán thử nghiệm nhân bản người đă mắc sai lầm trong việc đánh đồng yếu tố chính trị với các nghiên cứu y học, và rằng “thế giới này không chỉ là châu Âu, châu Mỹ. Chúng tôi c̣n nhiều cơ hội để thực hiện nguyện vọng của ḿnh”.

Thứ tư, 15/8/2001, 09:03 (GMT+7)

Nhân bản người dễ hơn nhân bản động vật?

Chưa đầy 1/300 phôi cừu nhân bản phát triển b́nh thường.

Hai nhà nghiên cứu Mỹ cho hay linh trưởng (người, khỉ h́nh người và khỉ) có một đặc điểm gene khác biệt cơ bản so với các loài thú khác. Điều này giúp kỹ thuật nhân bản người trở nên dễ dàng hơn so với nhân bản cừu, ḅ, lợn và chuột, do không gây ra hội chứng "bào thai quá khổ".

Tuyên bố này được đăng trên tạp chí Human Molecular Genetics số ra hôm nay (15/8). Hội chứng "bào thai quá khổ" là hiện tượng nhiều động vật nhân bản lớn bất b́nh thường trong tử cung và thường chết trước hoặc sau khi sinh. Phổi của chúng cũng kém phát triển và giảm khả năng miễn dịch chống bệnh tật.

Trong nghiên cứu của ḿnh, Randy Jirtle và Keith Killian thuộc Trung tâm Y tế Đại học Duke, Bắc Carolina, nhận định nguyên nhân của t́nh trạng này có thể nằm ở một gene cụ thể, chịu trách nhiệm chi phối cách thức tăng trưởng của tế bào. Khi nó làm việc không “trơn tru”, các tế bào có thể tăng trưởng quá mức, không kiểm soát được. Điều này cũng dẫn đến việc h́nh thành các khối u.

Trong sinh sản hữu tính b́nh thường, con non sẽ nhận được một bản sao của gene này từ cha và từ mẹ. Trên nhiều động vật (không phải là người), một trong hai gene kiểm soát trên nằm ở chế độ “tắt”. Khi nhân bản, con non chỉ nhận được một gene sao chép từ cha hoặc từ mẹ, v́ thế, nếu bị ảnh hưởng, gene này sẽ hoạt động rối loạn, không kiểm soát được quá tŕnh tăng trưởng của phôi, h́nh thành nên "bào thai quá khổ".

Nhưng rất may, linh trưởng không gặp trở ngại đó. Ở người, khỉ h́nh người và khỉ, gene kiểm soát trên làm việc theo một cơ chế khác hẳn, do đó, khi nhân bản, gene "đơn độc" này vẫn có thể điều chỉnh sự tăng trưởng của bào thai và loại bỏ khả năng “phôi to quá khổ” của các em nhỏ nhân bản.

Theo các nhà nghiên cứu, sự khác biệt này phát sinh khoảng 70 triệu năm trước đây, trong quá tŕnh tiến hoá của loài người, nhằm kiểm soát kích cỡ của trẻ nhỏ trong tử cung của cụ tổ loài người.

Thực tế chưa chứng minh

Nghiên cứu này được đưa ra sau một công bố mới đây của bác sĩ chuyên về sinh sản người Italia, Severino Antinori, rằng ông sẽ bắt tay nhân bản người vào tháng 11 tới, trong nỗ lực giúp các cặp vợ chồng vô sinh có con.

Nhiều nhà khoa học phản ứng mạnh mẽ trước quyết định này, coi đây là một kế hoạch phi nhân tính. Những người từng nhân bản động vật cảnh báo về hàng loạt nguy cơ như chết sớm hoặc sinh ra với các biến dị gene, ung thư... Chẳng hạn ở cừu, chưa đầy 1 trong số 300 phôi thí nghiệm phát triển b́nh thường. Ngay cả con cừu nổi tiếng nhất thế giới, Dolly, cũng gặp phải vấn đề liên quan đến gene này, nó già đi nhanh chóng và cân nặng quá mức.

B.H. (theo BBC)

 

Thứ hai, 20/8/2001, 14:37 (GMT+7)

Nhân bản sinh sản và nhân bản điều trị

Con ḅ rừng nhân bản Noah đă chết chỉ 2 ngày sau khi sinh ra.

Trong khi nhân bản sinh sản (reproductive cloning) đang bị bàn căi gay gắt th́ nhân bản điều trị (therapeutic-cloning) dường như dễ được chấp nhận hơn. Phương pháp này chỉ tạo ra các tế bào gốc, từ đó phát triển thành một mô (hoặc tạng) để cấy ghép, điều trị cho bệnh nhân.

Tháng 2/1997, các nhà sinh học thuộc viện Roslin ở Edinburgh (Scotland) công bố sự ra đời của con cừu Dolly, mở ra kỷ nguyên mới cho sinh sản vô tính. Họ lấy nhân (chứa vật liệu di truyền ADN) từ tế bào con cừu trưởng thành đem cấy vào một noăn bào của cừu đă loại bỏ nhân để tạo ra một phôi. Sau đó cấy phôi này vào tử cung của một con cừu cái mang thai và đẻ giùm. Đó là kiểu nhân bản sinh sản.

Với nhân bản điều trị, người ta lấy nhân của một tế bào đă biệt hoá (tế bào da chẳng hạn), cho vào một tế bào trứng đă lấy nhân đi, nuôi phôi này phát triển trong ống nghiệm thành tổ chức tế bào mong muốn (ở đây là tổ chức da). Như vậy có nhiều khả năng nhân bản sẽ đi theo hướng “nhân bản linh kiện” (spare part cloning) với sự ra đời của các “trại nuôi cơ quan” (organ farms) cung cấp các cơ quan cho phẫu thuật ghép.

Theo những thông tin mới nhất, nhân bản điều trị hoặc “nhân bản để cung cấp các bộ phận thay thế” đang dần được chấp nhận tại nhiều nước và người ta hy vọng đến năm 2030, các tạng nguyên vẹn như tim, gan hay chân tay người sẽ được tạo ra trong các pḥng thí nghiệm công nghệ cao.

Nhân bản sinh sản, người chồng mới thực sự làm cha

Đây được coi là công nghệ hữu hiệu nhất để giúp các ông chồng vô sinh có con. Những người này không sản xuất được tinh trùng hoặc tinh trùng không đủ chất lượng để làm người vợ thụ thai, dù đă có sự giúp đỡ của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đối với họ, nếu xin con nuôi hoặc xin phôi thụ tinh trong ống nghiệm của cặp vợ chồng khác để người vợ được “mang nặng đẻ đau” th́ trong cả hai trường hợp kể trên đều không phải là con (di truyền) của họ. Một cách giải quyết khác là xin tinh trùng của một người đàn ông xa lạ để thụ tinh cho người vợ, trường hợp này người vợ được làm mẹ thật sự của đứa bé được sinh ra nhưng người chồng, xét về mặt di truyền, hoàn toàn là người ngoài cuộc đối với đứa bé.

Cách giải quyết được những người đàn ông vô sinh hưởng ứng nhất là nhân bản vô tính từ tế bào của bản thân họ: đứa con sinh ra 100% là của người cha, mang bộ gene của chính họ (trong khi sinh sản tự nhiên chỉ có 50% là của người cha). Thêm nữa, c̣n một điều làm các đấng mày râu nặng tư tưởng phụ hệ hoàn toàn yên tâm là cách nhân bản này chắc chắn sẽ đưa lại cho họ cậu con trai nối dơi tông đường.

Về nguyên tắc, cách tiến hành như sau: Tiêm một tế bào lấy từ người chồng vào một noăn bào (trứng) của người vợ đă loại bỏ nhân, tạo sự phát triển thành một phôi trong ống nghiệm, sau đó cấy phôi này vào tử cung người vợ để người vợ có thai và sinh ra một đứa con.

Theo Rudolf Jaenish, Viện Nghiên cứu Y sinh học Whitehead ở Cambridge, dự đoán với 100 phôi nhân bản đầu tiên, phần lớn sẽ bị sẩy, chỉ một số ít được sinh ra nhưng có thể bị các dị tật bẩm sinh ở tim, phổi, hệ thống miễn dịch hay tiểu đường và những khuyết tật khác với tỷ lệ cao hơn hẳn so với sinh sản tự nhiên. Nếu chăm sóc thật cẩn thận, cứ 100 phôi cấy vào tử cung th́ có một cái sống được.

Hiện các nhà khoa học trên thế giới đang đẩy mạnh nghiên cứu nhân bản điều trị.

 

Thứ ba, 6/11/2001, 10:43 (GMT+7)

Nước Anh không mặn mà với bác sĩ 'nhân bản người'

Nhân bản người đang trở thành "ư tưởng điên rồ" trong mắt nhiều nhà khoa học.

Bác sĩ sinh sản người Italy, Severin Antinori cho biết, ông muốn làm việc tại Anh v́ đây là quê hương của nhiều chuyên gia nhân bản hàng đầu thế giới. Nhưng theo lời một quan chức, ông Antinori có thể bị phạt hoặc vào tù nếu cố t́nh thực hiện thí nghiệm tại quốc đảo này.

Lời tuyên bố trên được Cơ quan Phôi học và sinh sản người (HFFA), cơ quan quy định các biện pháp chữa trị vô sinh tại Anh, đưa ra. Từ năm 1990, theo các quy định của HFFA, nhân bản người đă bị coi là bất hợp pháp ở Anh. Tiếp đó, một loạt các nước khác cũng đưa ra lệnh cấm tương tự.

Về phía Antinori và Zavos, kể từ sau tuyên bố với thế giới kế hoạch nhân bản người để giúp các cặp vợ chồng vô sinh có con, họ đă phải đối mặt với sự tẩy chay của nhiều tổ chức y học quốc tế. Các chuyên gia nghi ngờ khả năng của họ trong việc nhân bản người, một quy tŕnh vốn được coi là vô cùng khó khăn và rủi ro lớn.

Trong bức thư mới đây gửi cho tờ Sunday Herald của Scotland, Antinori viết: “Từ sau tuyên bố nhân bản người, chúng tôi không nhận được ǵ khác ngoài sự phản đối từ phía những người nhân bản động vật”. Ông cho biết sẽ gửi đơn tới HFFA xin được tiến hành thí nghiệm tại Anh. Nhưng nước Anh dường như không sẵn sàng dang tay đón ông, v́ theo Tiến sĩ Ruth Deech, Chủ tịch HFFA, bất cứ đơn xin nào sẽ không được chấp thuận.

Tuy nhiên, Antinori không dễ đầu hàng. Ông và bác sĩ Zavos cho hay, nếu không thể làm việc tại Anh, họ sẽ tiến hành tại các nước khác, ở châu Á hoặc ở một quốc gia bí mật tại Địa Trung Hải. Ông cũng tiết lộ đă tạo ra được 9 con khỉ nhân bản, tuy không nói rơ chi tiết của nghiên cứu này.

Antinori trở nên nổi tiếng vào năm 1994 khi giúp một phụ nữ 62 tuổi có con. Tháng trước, ông và Zavos tuyên bố người nhân bản đầu tiên sẽ được tạo ra vào cuối năm nay, chứ không chờ đến đầu năm 2002 như các dự kiến trước đó. Tuy nhiên, cho tới giờ, phần lớn các thí nghiệm trên động vật nhân bản đều thất bại: hoặc hỏng phôi, hoặc chết non, hoặc dị dạng. Và người ta chưa biết liệu Antinori có thoát khỏi vết xe đổ này.

Thứ tư, 7/11/2001, 16:03 (GMT+7)

Sinh con mà không cần có đàn ông

Liệu người ta có chấp nhận một "Tây Lương nữ quốc" thật sự.

Một loại hoá chất mới hoạt động như “tinh trùng nhân tạo” có thể giúp phụ nữ có con mà không cần đến các đức ông chồng. Hoá chất này sẽ kích thích trứng biến thành phôi, mà theo đó, bất cứ em nhỏ nào sinh ra đều sẽ là con gái và có bộ gene giống hệt của mẹ chúng...

Trong cơ chế sinh sản b́nh thường của con người (sinh sản hữu tính), mỗi quả trứng chứa 23 nhiễm sắc thể sẽ kết hợp với một tinh trùng (cũng chứa số nhiễm sắc thể tương đương), tạo ra một phôi mang gene của cả bố lẫn mẹ.

Nhưng mới đây, các tiến sĩ Jerry Hall và Yan-Ling Feng thuộc Viện Di truyền và Y học sinh sản ở Los Angeles, Mỹ, đă tiến hành bước đầu của quá tŕnh sinh sản đơn tính, bằng cách tiêm vào trứng người loại hoá chất đặc biệt trên, buộc chúng tự nhân đôi nhiễm sắc thể của ḿnh, phục vụ việc phân chia tế bào.

Theo nhóm nghiên cứu, quá tŕnh này có thể giúp cho những phụ nữ mà chồng của họ bị vô sinh, nhưng lại không muốn sử dụng tinh trùng của người khác, có con. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng nếu việc này bị lạm dụng, viễn cảnh tương lai sẽ là một xă hội mà phái nữ thống trị, trong đó vai tṛ của đàn ông bằng không hoặc không đáng kể.

Helen Szoke, Chủ tịch của Tổ chức Điều trị Vô sinh, cho biết việc tạo ra phôi người theo phương pháp đơn tính trên chỉ là một quy tŕnh thí nghiệm và đă bị cấm ở thành phố Victoria (Mỹ).

C̣n theo Tiến sĩ Jacqueline Laing từ Đại học Guild Hall ở London: "Bước ngoặt này cho thấy các nhà khoa học có thể làm được điều ǵ đó, chứ không có nghĩa người ta nên tiến hành kiểu sinh sản này". Paul Tully, thuộc Hiệp hội bảo vệ trẻ chưa sinh, lại cho rằng sinh sản đơn tính cũng na ná như nhân bản người vậy. Ông nói: “Đó là cách thức mà nhiều loài động vật bậc thấp như ếch và côn trùng sử dụng để duy tŕ ṇi giống”.

B.H. (theo Herald Sun

 

Thứ bảy, 17/11/2001, 11:45 (GMT+7)

Bác sĩ 'nhân bản người' muốn chuyển tới Anh

Sau phán quyết hôm thứ năm của Toà án tối cao Anh, theo đó những thí nghiệm nhân bản người không bị luật pháp cấm đoán, chuyên gia sinh sản người Italy - Tiến sĩ Severino Antinori - cho biết ông muốn tới Anh ‘ngay lập tức’ để thực hiện dự án của ḿnh.

Theo nhận định từ phía ṭa, luật pháp Anh hiện nay không đề cập tới việc sử dụng phôi người nhân bản cho mục đích nghiên cứu y học, đồng thời cũng không có điều luật cấm đoán rơ ràng các hoạt động nhân bản người.

Sau quyết định này, Antinori, người đă bị phần lớn cộng đồng y học quốc tế tẩy chay v́ ư định “quái gở” muốn nhân bản người, cho biết: "Tuyên bố của ṭa khiến cơ hội dành cho tôi tăng lên rất nhiều. Chúng tôi muốn bắt đầu chương tŕnh tại Anh v́ công nghệ ở đây rất cao”.

Hồi đầu tháng, Cơ quan Phôi học và sinh sản người (HFFA)đă cảnh cáo rằng Antinori không được phép làm việc tại Anh, và sẽ bị phạt tiền, thậm chí đi tù nếu ông cố t́nh thực hiện các thí nghiệm nhân bản người tại đây. Bộ Y tế Anh cho biết có thể họ sẽ kêu gọi dư luận chống lại quyết định của Ṭa án Tối cao và đang xem xét đưa ra các quy định pháp lư khẩn cấp để cấm nhân bản người.

B.H. (theo Reuters)

 

 

Thứ sáu, 23/11/2001, 10:49 (GMT+7)

Anh công bố dự luật khẩn cấp cấm nhân bản người

Dự luật mới sẽ biến hành động nhân bản người thành bất hợp pháp.

Bộ trưởng Y tế Anh, Alan Milburn, hôm qua (11/5), đă đưa ra dự luật nhằm nhanh chóng bịt một khe hở pháp lư có thể để lọt các thí nghiệm nhân bản người không được cấp phép.

Dự luật mới “cấm đưa vào người một phụ nữ một phôi người không được tạo ra từ phương pháp thụ tinh”, với mức phạt tối đa cho hành động vi phạm là 10 năm tù giam. Một quan chức chính phủ cũng cho biết tới ngày 29/11, dự luật này sẽ được đi qua tất cả các khâu trong Hạ viện.

Các quy định về nhân bản người của Anh đă bị xới tung lên hồi tuần trước, sau khi Ṭa án tối cao nước này phán quyết rằng hệ thống luật pháp hiện tại không có sự cấm đoán rơ ràng đối với hành động sinh sản vô tính người, đồng thời không quản lư việc sử dụng phôi người nhân bản cho mục đích nghiên cứu y học.

Hiệu lực của quyết định đó cũng có nghĩa là Cơ quan Phôi học Người không có quyền điều chỉnh những hoạt động nhân bản trên người, mở đường cho các chuyên gia sinh sản thực hiện ư định “điên rồ” này. Ngay sau phán quyết của ṭa Tiến sĩ người Italy Severino Antinori cho biết ông đă có kế hoạch tới Anh để nhân bản trẻ em.

Nhiều cơ quan, tổ chức đă lên tiếng ủng hộ dự luật khẩn cấp mới, trong đó có ngành công nghiệp công nghệ sinh học Anh và Hiệp hội Y học Anh. Tuy nhiên, cũng có những ư kiến cho rằng dự luật nên nới lỏng cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Trong các nghiên cứu kiểu này, người ta sẽ sử dụng tế bào gốc, loại tế bào thường được lấy ra từ phôi, để phát triển thành những dạng mô khác nhau. Nó hứa hẹn sẽ chữa trị được nhiều loại bệnh cho loài người, trong đó có bệnh tiểu đường, bệnh tim, Parkinson và tổn thương dây thần kinh...

Thứ tư, 5/12/2001, 09:56 GMT+7

Anh thông qua luật cấm nhân bản người

Luật mới không cấm tuyệt đối việc nhân bản.

Với việc Đạo luật nhân bản người 2001 chính thức có hiệu lực từ hôm qua (4/12), các nhà khoa học Anh giờ đây đă hết cơ hội nhân bản trẻ em.Đạo luật "chữa cháy" này được Quốc hội Anh cấp tốc phê chuẩn, sau tuyên bố của Ṭa án tối cao rằng Chính phủ chưa hề có công cụ kiểm soát việc dùng phôi người nhân bản.

Mới cách đây hai tuần, các nhà khoa học Mỹ thông báo đă thành công trong việc tạo ra phôi người qua con đường nhân bản vô tính, một bước tiến tiềm ẩn tới việc tạo ra người nhân bản. Cuộc tranh căi về đạo đức bùng nổ, và từ khắp nơi, người ta phản đối nó. Tuy nhiên, cũng chính công nghệ này lại có thể t́m ra những phương pháp trị liệu hiệu quả cho hàng loạt căn bệnh nan y. Nên cấm hay nên cho phép áp dụng giới hạn công nghệ nhân bản? Mỗi quốc gia có quan điểm khác nhau. Anh ngả theo xu hướng thứ hai.

Luật mới của Anh không cấm tuyệt đối các thí nghiệm nhân bản, mà chỉ không cho phép đưa phôi nhân bản vào tử cung phụ nữ. Như thế, các nhà khoa học vẫn có thể sử dụng phương pháp này để tạo ra phôi phục vụ nghiên cứu tế bào gốc.

B.H. (theo CNN)