|
Thứ năm, 15/11/2001, 09:33 (GMT+7) |
Con trai thừa hưởng trí thông
minh từ mẹ
 |
Con trai được hưởng
nhiễm sắc thể X từ mẹ và Y
từ cha, nhưng chỉ có nhiễm sắc
thể X là có các gene thông minh.
|
Nhiễm sắc thể X mà con trai
được thừa hưởng từ mẹ
chứa tới 2/3 số gene thông minh ở người,
trong khi nhiễm sắc thể Y lại không
hề có một gene thông minh nào. Đó là thông báo
của các nhà nghiên cứu thuộc Đại
học Ulm, Đức.
Đến nay các nhà khoa học đều
thống nhất rằng trí thông minh là tổng
hợp của nhiều yếu tố, trong đó có
di truyền và những tác động từ môi
trường. Về mặt di truyền, bác sĩ
Horst Hameiste, trưởng nhóm nghiên cứu phát
hiện các gene thông minh nằm rải rác trên
chuỗi ADN, nhưng có tới 2/3 tập trung
ở nhiễm sắc thể giới tính X.
Như vậy, trong khi người cha
chỉ có thể truyền cho con tính cách thì người
mẹ lại truyền cho con toàn bộ trí
tuệ. Phát hiện này giải thích vì sao các vĩ
nhân đều có những bà mẹ rất thông
minh.
Vì gene thông minh của đàn ông
tập trung dày đặc ở đoạn
nhiễm sắc thể X, nên chúng có thể phát
huy hết công dụng. Nhưng mỗi khi bị
"hư hỏng", chúng có thể gây hậu
quả khôn lường. Do đó, đàn ông có
kẻ thông minh xuất chúng, nhưng cũng có
kẻ cực kỳ ngu đần. Ngược
lại, gene thông minh của phụ nữ rải
đều trên hai đoạn nhiễm sắc
thể X, nên trí tuệ của họ quân bình hơn.
Có lẽ vì thế mà phụ nữ không có
nhiều người thông minh xuất chúng như
đàn ông, nhưng số đần độn cũng
ít. Hameiste nói: "Xét về khía cạnh gene
học thì đàn ông bất lợi hơn nữ
giới trong tiến hóa".
Minh Hy (theo dpa)
|

|
Thứ tư, 18/6/2003, 14:47 GMT+7 |
Nghiện ngập có thể cũng
di truyền
Nếu bạn là người
nghiện thuốc lá, rượu, hay ma tuý
thì con cái của bạn cũng sẽ có
nguy cơ mắc nghiện rất cao, vì gene
di truyền là một nhân tố quan
trọng quy định các thói quen và
lối sống của con người.
Một nhóm nghiên cứu (Anh) do
tiến sĩ Marcus Munafo đứng đầu,
đã đưa ra kết luận như
vậy hôm qua, sau khi phân tích lại
những dữ liệu từ 46 nghiên
cứu trước đó về mối liên
hệ giữa di truyền và hành vi trên
20.000 người. Họ nhận thấy
kiểu gene có thể quy định cá tính
và lối sống của con người.
Nhóm nghiên cứu cho biết
các chất truyền thần kinh serotonin (do
gene vận chuyển 5HTT-LPR quy định)
và dopamine (do gene thụ cảm D4 quy định)
đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền các tín hiệu hoá học về
não. Họ phát hiện một biến
thể của gene vận chuyển serotonin
ở người có mối liên quan mật
thiết với kiểu cá tính hay lo lắng
(cá tính này dẫn đến ưa sử
dụng chất kích thích), còn một
biến thể của gene thụ cảm D4
lại có quan hệ với cá tính hướng
ngoại (cá tính này dẫn đến thói
quen ưa cảm giác mạnh).
Từ đó, các nhà khoa
học đã đưa ra kết luận là
serotonin liên quan tới tâm trạng lo
lắng, buộc người ta phải dùng
chất kích thích để giải toả,
còn dopamine liên quan đến các hành vi và
thói quen ưa cảm giác mạnh, dẫn
đến nghiện ngập.
Theo tiến sĩ Munafo, một
số kiểu cá tính do gene quy định,
có ảnh hưởng lớn đến
sự lựa chọn các thói quen như hút
thuốc, uống rượu, sử dụng
ma tuý… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
là cá tính của một con người hoàn
toàn phụ thuộc vào gene. Phương
pháp dưỡng dục và môi trường
gia đình, bạn bè cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo dựng cá
tính ở mỗi cá nhân.
Dù sao, nghiên cứu này cũng
có thể mở ra một hướng
mới giúp các nhà khoa học tìm ra biện
pháp điều trị tận gốc cho
những người nghiện rượu,
thuốc lá hay ma tuý.
Tử Vi
(theo Reuters)
|
|

Thứ ba, 15/7/2003, 17:40 GMT+7 |
Ợ chua - chứng bệnh di
truyền
 |
Ở một số người,
"hàng rào" ngăn cách giữa dạ
dày và thực quản quá yếu, gây dâng
trào axit thường xuyên. |
Lâu nay người ta vẫn cho
rằng thủ phạm gây chứng ợ chua là
những thói quen sinh hoạt hằng ngày và
chế độ dinh dưỡng không hợp
lý. Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh mới đây
phát hiện ra rằng, gene cũng đóng vai trò
quyết định trong sự phát triển
chứng bệnh này.
Ợ chua là hiện tượng có
một lượng nhỏ axit từ dạ dày
dâng ngược lên thực quản. Nó kéo theo
cảm giác nóng ran trong ngực và có vị chua
ở miệng. Vì không có lớp nệm bảo
vệ như ở dạ dày nên thực quản
dễ bị tổn thương khi tiếp xúc
với axit. Nếu ợ chua nhiều lần, axit
dạ dày sẽ làm cho thực quản viêm
tấy và cuối cùng dẫn đến ung thư.
Trong 3 thập kỷ gần đây,
số người mắc bệnh ung thư
thực quản tăng nhanh hơn bất kỳ
căn bệnh ung thư nào trên thế giới.
Những
yếu tố dễ dẫn đến
chứng sợ chua
- Mang thai
- Hút thuốc
- Ăn quá no
- Béo phì
- Cúi gập người nhiều lần
- Mặc quần áo chật, nhất là
ở phần thắt lưng.
|
Để tìm hiểu sâu hơn
tình trạng trên, các nhà khoa học thuộc
Bệnh viện Tổng hợp Sandwell (Anh) đã
tiến hành khảo sát 2.000 cặp song sinh cùng
trứng (giống hệt nhau) và khác trứng
(chỉ giống nhau như hai anh em trong nhà). 18%
số người này có hiện tượng
dâng trào axit dạ dày. Họ nhận thấy,
ở những cặp song sinh có một người
mắc chứng ợ chua, thì tỷ lệ
mắc bệnh ở những cặp cùng
trứng cao gấp 1,5 lần so những cặp
khác trứng. Thực tế này đã khiến
tiến sĩ Nigel Trudgill, trưởng nhóm nghiên
cứu, liên tưởng tới mối quan
hệ giữa gene và chứng dâng trào axit. Sau
một thời gian nghiên cứu và sàng lọc,
ông đã tìm thấy gene đóng một vai trò
đáng kể gây nên hiện tượng ợ
chua: 43%. Phần còn lại thuộc về các
yếu tố môi trường.
Theo Trudgill, cấu trúc gene có
thể làm suy yếu khả năng tự vệ
của các tế bào thực quản trước
sự tấn công của axit. Và sự tác động
cộng hưởng của một số yếu
tố bên ngoài càng làm cho tình hình trở nên
tồi tệ hơn. Vì thế, “những người
mà trong gia đình có lịch sử mắc
chứng ợ chua nên thận trọng với
các thành phần dinh dưỡng”, Trudgill
nhận định.
Mỹ Linh
(theo BBC)
|
Sợ hãi cũng
là ‘tài sản’ thừa kế
Sợ hãi - trạng thái tâm lý từ lâu
vẫn được xem như một phản
ứng thích nghi hình thành trong quá trình sống - dường
như đã được lập trình sẵn trong
bộ gene của chúng ta. Một nghiên cứu trên các
cặp song sinh Thụy Điển cho thấy như
vậy.
Tiến sĩ John Hettema, Đại
học Virginia Commonwealth ở Richmond, Virginia (Mỹ), và
các cộng sự Thụy Điển đã nghiên
cứu trên 90 cặp song sinh cùng trứng (có bộ
gene giống hệt nhau) và 83 cặp song sinh khác
trứng (có bộ gene chỉ tương đồng
như anh chị em ruột trong nhà).
Trong nghiên cứu, các cặp song sinh
được cho xem một loạt ảnh khác nhau,
một số trông khá khủng khiếp, như hình
rắn hoặc nhện, và một số trung tính, như
hình tròn, hình tam giác. Những người tham gia cũng
nhận được một sốc điện
nhẹ trong khi đang xem một số bức
ảnh. Khi thử nghiệm diễn ra, nhóm nghiên
cứu tiến hành đo độ dẫn điện
trên da các cặp song sinh. Độ dẫn điện
này thông thường tăng lên khi con người rơi
vào trạng thái lo lắng hoặc sợ hãi, do
sự tăng tiết của tuyến mồ hôi. Phân
tích kết quả thu được, nhóm nghiên
cứu phát hiện thấy các cặp song sinh cùng
trứng có cùng một phản ứng, nhưng
những cặp song sinh khác trứng thì phản
ứng rất khác nhau.
Cho tới nay, khoa học vẫn cho
rằng sợ hãi là một dạng tâm lý mà chúng ta
hấp thu được từ cuộc sống, thông
qua quá trình học hỏi. Một người
từng trải qua một kinh nghiệm đáng
sợ thì sau đó sẽ sợ hãi, lo lắng
nếu điều này lặp lại (hoặc có
thể xảy ra). Quá trình này còn được
gọi là sự thích ứng. “Nhưng nay, chúng ta
đã có thể nói rằng quá trình hình thành tâm lý
sợ hãi ở con người được
kiểm soát, ít nhất trong một chừng mực nào
đó, bởi các gene”, Hettema nói. Ông cũng cho
biết khoảng 1/3 đến một nửa sự
thích ứng sợ hãi này dường như là
được thừa kế.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, sợ hãi
là một trạng thái tự nhiên và là một
phản ứng tự vệ cần thiết trước
một tình huống nguy hiểm. Nhưng nếu
nỗi sợ hãi không tương xứng với tác
nhân kích thích nó, hoặc trở thành kinh niên, thì người
này bị xem như mắc chứng rối loạn lo
lắng. Việc tìm ra nền tảng gene của
sự sợ hãi do đó có thể giúp các nhà nghiên
cứu phát triển những liệu pháp chữa
trị cho những chứng bệnh đó.
B.H. (theo ABConline)
|
Thứ ba, 20/5/2003, 10:13
GMT+7 |
Xét
về mặt di truyền, tinh tinh là người
 |
Người và tinh tinh có
chung 99,4% gene. |
Một nghiên cứu mới
nhất về sự khác biệt ADN cho
thấy, chúng ta có họ hàng gần
với tinh tinh tới mức không thể
tách thành hai nhóm phân loại khác nhau.
Với 99,4% bộ gene giống hệt
của người, các nhà khoa học cho
rằng tinh tinh đáng được
xếp vào chi Homo, thay vì bị đánh
đồng với nhóm khỉ hình người
như hiện nay.
Theo truyền thống, tinh tinh
được xếp đồng hạng
với các loài khỉ hình người
lớn khác, như gorilla và đười
ươi, thuộc họ Pongidae,
hoàn toàn tách biệt với họ người
Hominiade. Trong nhóm Hominidae,
hầu hết các nhà cổ nhân chủng
học hiện nay lại phân thành ba chi
lớn gồm Homo, Australopithecus
hoặc Ardipithecus.
Mới đây, Morris Goodman,
thuộc trường Y, Đại học
Wayne State (Mỹ), đã so sánh trình tự
của 97 gene trên 6 loài, gồm người,
tinh tinh, gorilla, đười ươi,
khỉ và chuột. Đây là những
đoạn ADN được ông coi là quan
trọng nhất, bao gồm những gene khi
bị thay đổi thì sẽ kéo theo
sự thay đổi một trình tự
amino axit mà gene đó mã hoá.
Ông phát hiện thấy, người
và tinh tinh có 99,4% gene giống hệt nhau.
Còn nếu xét trên các gene có thể bị
biến đổi mà không ảnh hưởng
đến amino axit, tỷ lệ tương
ứng là 98,4%.
Sự tương quan này cao hơn
nhiều so với sớ lieu 95% mà Roy Britten của Viện
công nghệ California công bố vào năm
2002. Goodman cho biết sự khác biệt
nhỏ như vậy giữa hai bộ gene
của người và tinh tinh chứng
tỏ quá trình phân tách hai loài diễn ra
trong thời kỳ gần đây, có
thể từ 5 đến 6 triệu năm
trước. Tuy nhiên Sandy Harcourt, một
nhà nhân chủng học tại Đại
học California ở Davis, lại cho
rằng tinh tinh và người "chia
tay" nhau ít nhất cách đây 10
triệu năm.
Trên cơ sở của nghiên
cứu này, Goodman đã bổ sung nhóm tinh
tinh (Pan troglodytes) và khỉ bonobo (Pan
paniscus) vào chi Homo - bao gồm người
hiện đại ngày nay và tất cả
các hoá thạch thuộc thời kỳ
phân tách người - tinh tinh.
Nghiên cứu cũng cho
thấy, gorilla là họ hàng gần thứ
ba với loài người, kế đến
là đười ươi và khỉ.
Tất cả chúng đều khác xa về
mặt di truyền so với chuột.
B.H.
(theo NewScientist)
|
|
Thứ ba, 14/1/2003, 08:00 GMT+7 |
Bệnh loét dạ dày tá tràng mang
tính di truyền
 |
12% bệnh nhân điều
trị tại Khoa tiêu hóa BV Bạch Mai
bị loét dạ dày tá tràng. |
Nghiên cứu mới của Đại
học Y Hà Nội cho thấy, loét dạ dày
tá tràng là bệnh di truyền trội, liên quan
tới nhiễm sắc thể thường.
Tỷ lệ mắc bệnh ở thế
hệ con trong các gia đình có lưu truyền
gene bất thường là gần 47%. Đây
là những công bố đầu tiên về
tính di truyền của loét dạ dày tá tràng
ở người Việt Nam.
Kết luận nói trên được
nhóm nghiên cứu đưa ra sau khi tiến
hành nghiên cứu trên 240 bệnh nhân bị
loét đường tiêu hóa, điều
trị tại Bệnh viện Bạch Mai trong
cả năm 2000. Trong số này, 11 trường
hợp có tiền sử bệnh mang tính gia
đình. Phân tích phả hệ của 4
bệnh nhân (với 171 cá thể thuộc 29
chi, 42 gia đình), các tác giả nhận
thấy:
- Bệnh di truyền suốt qua
các thế hệ, theo kiểu trội. Nam hay
bị bệnh gấp đôi nữ.
- Nếu bố và mẹ cùng
bị loét dạ dày tá tràng, nguy cơ mắc
bệnh ở con tăng cao hơn và bệnh cũng
khởi phát sớm hơn.
- Bệnh hay xuất hiện
nhất ở độ tuổi 16-39 (gần
53%), chỉ 5% khởi phát ở độ
tuổi dưới 15.
Nhóm tác giả đi đến
kết luận: Cần chú ý khai thác tiền
sử của các bệnh nhân loét dạ dày tá
tràng để phát hiện các ca bệnh mang
tính di truyền. Đối với những người
này, cần tiến hành xét nghiệm sàng
lọc cho anh chị em ruột, nhằm phát
hiện sớm các cá thể mang gene bệnh
tiềm tàng nhưng chưa biểu hiện.
Điều này giúp bác sĩ áp dụng kịp
thời các biện pháp dự phòng và điều
trị.
Loét dạ dày tá tràng được
xếp vào nhóm các bệnh mang tính gia đình.
Trên thế giới đã có một số công
trình nghiên cứu về tính di truyền
của bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng
loét dạ dày tá tràng có thể di truyền
theo kiểu đa nhân tố, nhưng cũng có
nghiên cứu kết luận bệnh di
truyền kiểu trội theo nhiễm sắc
thể thường.
Thu Thảo
|
|