ADN

vnExpress

Thứ tư, 15/10/2003, 14:26 GMT+7

Tranh căi xung quanh những em bé có hai bà mẹ

Phôi được tạo ra từ ADN nhân của một bà mẹ, và ADN ty thể của một bà mẹ khác.

Các bác sĩ Mỹ đă tạo ra những thai nhi đầu tiên có chứa vật liệu di truyền của hai bà mẹ và một ông bố, bằng một kỹ thuật từa tựa như việc nhân bản người. Song những em bé này đă chết trước khi được sinh ra. Công tŕnh bị nhiều chuyên gia lên án bởi nó có thể tạo ra những nguy cơ khó lường về sức khoẻ.

James Grifo thuộc trường Y, Đại học tổng hợp New York, cùng với đồng nghiệp tại Đại học Y khoa Sun Yat-Sen ở Quảng Châu đă tạo ra và cấy các phôi người ở Trung Quốc. Thông tin về công tŕnh này được nhóm đưa ra thảo luận tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Y học sinh sản Mỹ, diễn ra hôm nay ở San Antonio.

Trước tiên, các nhà nghiên cứu thụ tinh cho trứng của hai người phụ nữ trong các ống nghiệm. Kế đó, họ hút nhân trứng của người phụ nữ này và tiêm vào trứng của người kia (trước đó đă được loại bỏ nhân). Ư tưởng của nhóm nghiên cứu là “bà mẹ” thứ hai sẽ điều khiển sự tăng trưởng của phôi tốt hơn.

5 phôi như vậy đă được nhóm của Grifo cấy vào một phụ nữ 30 tuổi - người từng hai lần thất bại với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. 3 phôi sau đó lớn đủ để các bác sĩ nghe thấy nhịp tim của chúng. Sau 1 tháng, các bác sĩ giảm bớt số thai xuống c̣n hai để đảm bảo an toàn cho người mẹ, nhưng một thai đă chết khi được 24 tuần tuổi và thai kia chết ở tuần tuổi 29. Nguyên nhân tử vong đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Grifo và cộng sự cho biết kỹ thuật chuyển nhân người này (hiện bị cấm ở nhiều quốc gia, trong đó có Anh và Mỹ) có thể đem lại quyền làm mẹ cho những phụ nữ mà trứng của họ không thể thụ tinh trong ống nghiệm hoặc mang các đột biến xấu trong ADN ty thể.

Tuy nhiên, công tŕnh vừa hé lộ đă vấp phải sự chỉ trích của giới khoa học. “Sẽ rất khó t́m được người ủng hộ kỹ thuật này”, nhà nghiên cứu về y học sinh sản Chris Barratt của Đại học Birmingham, Anh, tuyên bố. C̣n Alan Templeton (Đại học Aberdeen, Anh) th́ tranh luận rằng không có lư do thuyết phục nào cho việc sử dụng kỹ thuật của Grifo trên người, bởi trong tương lai xa, thụ tinh trong ống nghiệm sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.

Cũng theo các chuyên gia, kỹ thuật của Grifo có nhiều điểm tương đồng với kỹ thuật nhân bản người trị liệu mà một số nước hiện cấm. Trong phương pháp nhân bản, người ta lấy nhân của một tế bào trưởng thành (chứ không phải của một trứng thụ tinh) tiêm vào một trứng khác, v́ thế, phôi tạo ra xét về mặt di truyền là giống hệt như của cha mẹ nó. C̣n theo kỹ thuật của Grifo, phôi h́nh thành mang gene của hai bà mẹ (mẹ đầu tiên cho ADN từ nhân, và mẹ thứ hai cho ADN ty thể) và một ông bố.

Những người chỉ chích cảnh báo rằng, giống như nhân bản, phương pháp của Grifo có thể làm hư hỏng hoặc lập tŕnh sai lạc ADN của người mẹ. Mặt khác, ảnh hưởng của việc thừa hưởng ADN từ hai bà mẹ hiện cũng chưa được biết đến. Rất có thể, các protein được tạo ra từ hai bộ gene sẽ xung đột với nhau, thậm chí làm ngừng quá tŕnh hoạt động của tế bào phôi.

B.H. (theo Nature)

Thứ hai, 8/12/2003, 16:05 GMT+7

Thẻ chứng minh ADN: Rối rắm nhận dạng và bảo vệ đời tư

Với thẻ chứng minh ADN, cha mẹ dễ dàng nhận dạng con bị bắt cóc hay thất lạc từ lâu mà không cần đến công đoạn xét nghiệm; cảnh sát có thể đối chiếu và xác định nạn nhân hoặc thủ phạm trong một vụ án; người sử dụng thẻ sẽ sớm phát hiện được bệnh di truyền hay các bệnh lư khác.

Ngày 28/6/2003, Quốc vụ viện Trung Quốc đă thông qua nghị quyết cho phép sử dụng thẻ chứng minh ADN, bắt đầu từ ngày 1/1/2004. Các vi mạch điện tử trong thẻ chứng minh ADN sẽ lưu trữ họ tên, địa chỉ, sinh quán, quốc tịch, nơi cư trú... và các thông số về ADN cá nhân mă hóa dưới dạng dăy số 18 con số. Toàn bộ mẫu ADN dùng để làm thẻ chứng minh lấy từ tóc, máu hoặc tế bào của công dân sẽ được lưu trữ tại một trung tâm lưu trữ dữ liệu riêng biệt. Và chỉ có cơ quan cảnh sát mới có quyền tham khảo khi cần thiết. Loại thẻ chứng minh mới sẽ không có bản ấn chỉ dấu vân tay như thẻ cũ.

Thẻ chứng minh ADN được cấp cho tất cả công dân trên 16 tuổi và trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi có yêu cầu để các em dễ dàng mở tài khoản ngân hàng hoặc mua vé máy bay. Giá của loại thẻ này ước tính khoảng 1.000 nhân dân tệ (1,8 triệu đồng). Trong tương lai, Chính phủ Trung Quốc cũng dự kiến sẽ lưu hành loại giấy thông hành mới áp dụng các kỹ thuật nhận dạng sinh học như dấu vân tay, mống mắt và ADN. Mục đích là để quản lư tốt hơn t́nh h́nh di dân trong nước.

Mỹ, Canada: Công dân phản đối thẻ ADN

Cho đến nay, chỉ có Trung Quốc và một số nước vùng Vịnh chính thức sử dụng thẻ chứng minh ADN có chức năng nhận dạng. Tại Pháp, Bộ Nội vụ chuẩn bị lưu hành thẻ chứng minh điện tử (thẻ vi mạch điện tử) từ tháng 2/2002 và dự kiến chậm nhất vào năm 2006 sẽ cung cấp cho những người có yêu cầu.

Sau Thụy Điển và Phần Lan, từ tháng 4/2003, Chính phủ Bỉ triển khai thẻ chứng minh điện tử trong 11 thành phố. C̣n Anh và Mỹ phải hoăn kế hoạch lưu hành loại thẻ này v́ dư luận không đồng t́nh. Nh́n chúng các nước sử dụng thẻ chứng minh điện tử chỉ để giao dịch kinh doanh hoặc thực hiện các thủ tục hành chính công thông qua mạng Internet an toàn, và dễ dàng hơn chứ không dùng nhận dạng cá nhân.

Tại Canada, công dân lâu nay không bắt buộc phải mang theo giấy tờ chứng minh nhân thân và không bị buộc phải xuất tŕnh, ngoại trừ vi phạm pháp luật. Những giấy tờ chủ yếu chứng minh nhân thân gồm giấy phép lái xe, giấy thông hành, giấy chứng nhận quyền công dân, giấy chứng nhận thường trú, thẻ chứng minh của quân đội. Song tất cả những giấy tờ trên cũng chỉ có giá trị chứng minh họ đă tham gia vào một hoạt động nào đó, chứ không phải dùng để nhận dạng. Hiến chương về quyền và tự do của Canada đă quy định cá nhân có quyền bảo vệ phạm vi riêng tư mà nhà nước không được can thiệp đến, trong đó có những chi tiết nhận dạng về đời tư. Do đó, khi cần kiểm tra, các cơ quan nhà nước cũng chỉ nhằm kiểm tra xem họ có tham gia hoạt động nào đó hợp pháp hay không, chứ không phải kiểm tra để nhận dạng cá nhân.

Tháng 12/2002, Canada và Mỹ đă thống nhất một chương tŕnh hành động gồm 30 điểm về thiết lập cơ chế biên giới an toàn và ngăn chặn khủng bố. Điểm đầu tiên của chương tŕnh này là hai nước cùng thống nhất xây dựng một kỹ thuật chung nhận dạng sinh trắc học và ban hành thẻ lưu trữ dữ liệu sinh trắc học cho người qua biên giới. Ở Canada, thẻ này được gọi là thẻ chứng minh hoặc thẻ quyền công dân. Khi Bộ nhập cư và quyền công dân Canada công bố kế hoạch này, dư luận đă phản ứng dữ dội.

Thẻ ADN có vi phạm đời tư cá nhân?

Canada dự kiến sẽ trưng cầu dân ư vào năm 2004 về thẻ chứng minh mới nhưng hiện nhiều câu hỏi vẫn chưa có giải đáp. Chẳng hạn như đây có phải là loại giấy tờ bắt buộc hay không, áp dụng cho tuổi nào, có bắt buộc lúc nào cũng phải mang theo hay không? Ai có thẩm quyền yêu cầu xuất tŕnh thẻ, thông tin dữ liệu nào (mống mắt, dấu vân tay hay ADN) sẽ được lưu trong thẻ? Vi mạch lưu trữ những loại dữ liệu nào (hồ sơ tư pháp, hồ sơ sức khỏe hay t́nh trạng lao động)...?

Để bảo vệ đời tư cá nhân, nhưng vẫn duy tŕ an ninh xă hội, Chính phủ Canada ban hành Luật về nhận dạng bằng chỉ số di truyền quy định rất chặt chẽ những công việc liên quan lấy mẫu mă di truyền của công dân. Ngân hàng Dữ liệu di truyền Quốc gia sẽ là nơi duy nhất lưu trữ dữ liệu về mă di truyền của người bị bắt giữ và ADN thu thập tại hiện trường vụ án; đồng thời chỉ cung cấp thông tin này cho cơ quan cảnh sát. Để khỏi bị lộ, dữ liệu cá nhân được lưu trữ ở hai nơi riêng biệt: Ngân hàng Dữ liệu di truyền Quốc gia sẽ bảo quản mẫu phẩm sinh phẩm đă mă hóa và lư lịch di truyền. Trong khi đó, Cục Thông tin về hồ sơ tư pháp chịu trách nhiệm về lư lịch cá nhân và dấu vân tay của người được lấy mẫu.

(Theo Pháp Luật TP HCM)

 

Thứ sáu, 20/6/2003, 08:35 GMT+7

Nhiễm sắc thể nam tính lớn hơn nhiều so với suy đoán

Nhiễm sắc thể X bên trái và nhiễm sắc thể Y c̣i cọc ở bên phải.

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố, nhiễm sắc thể Y có khoảng 78 gene. Các phát hiện này đă thách thức quan điểm truyền thống lâu nay cho rằng, vật liệu di truyền giới tính đàn ông là phần c̣n sót lại sau quá tŕnh suy thoái, và có thể tuyệt chủng không lâu nữa.

Nhiễm sắc thể Y - nhiễm sắc thể nhỏ nhất ở người - từ lâu đă bị coi như một bó vật liệu di truyền vết, hay phần vật liệu c̣n dư lại sau một quá tŕnh suy thoái, với con số ít ỏi khoảng 40 gene. Các nhà khoa học lư giải rằng nguyên nhân của việc thu nhỏ này là do nhiễm sắc thể Y không có khả năng cặp đôi và trao đổi gene với bất kỳ nhiễm sắc thể nào khác (hiện tượng cặp đôi này trong sinh học gọi là sự trao đổi chéo, nhằm sửa chữa các đột biến và bảo toàn gene). Cũng do nhiễm sắc thể Y không thể tự sửa chữa ḿnh, bộ gene của nó sẽ dần dần co ngót theo thời gian. Thậm chí, một số người c̣n cho rằng cuối cùng nó sẽ tiêu biến trong ṿng 5 triệu năm tới.

Tuy nhiên, David Page và nhóm của ông tại Viện nghiên cứu Y Sinh Whitehead ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ) nay đă t́m thấy bằng chứng cho thấy nhiễm sắc thể Y lớn hơn nhiều so với suy đoán trước đây, với khoảng 78 gene.

Các nhà nghiên cứu cũng khám phá ra rằng một số gene nhất định trên nhiễm sắc thể Y (đặc biệt là những gene cần thiết cho khả năng sinh sản của đàn ông) đối xứng nhau như thể ảnh và vật qua gương, và có sự lặp đi lặp lại. Sự sắp xếp độc đáo này cho phép các gene cặp đôi, sửa chữa lẫn nhau trong quá tŕnh cải biến, không khác ǵ quá tŕnh trao đổi chéo trên các nhiễm sắc thể thường. Nói cách khác, nhiễm sắc thể Y hoàn toàn có cơ chế tự sửa chữa.

Thực tế, Page phỏng đoán rằng nhờ quá tŕnh cải biến này, chỉ sau một thế hệ, một nhiễm sắc thể Y được truyền từ cha sang con sẽ có khoảng 600 cặp bazơ nitơ được viết lại, và sửa chữa, tạo nền tảng cho việc duy tŕ và phát triển nhiễm sắc thể.

B.H. (theo NewScientist)