|
|
1- Tinh vân Con bọ trong mắt
Hubble |
2-
Hubble bắt gặp 'vật thể xa nhất' |
3-
NASA kết nối hai kính thiên văn khổng lồ |
4-
Phát hiện một thiên hà tí hon ở rất xa |
5-
"Thấu kính hấp dẫn" biến một thiên hà thành sáu |
6-
Hubble phát hiện oxygen,
carbon quanh một hành tinh xa |
7-
NASA bỏ rơi kính thiên văn Hubble |
8-
NASA lên kế hoạch yên nghỉ cho kính thiên văn
Hubble |
9- NASA sẽ kéo dài tuổi
thọ của Hubble |
10- Ba phút đầu tiên
(phần 8) |
11- Hubble chụp ảnh vùng
lạnh nhất trong vũ trụ |
12- Hubble quan sát
"cuộc khiêu vũ" của các thiên hà |
13- Hubble trở lại hoạt
động trên quỹ đạo |
14- Siêu kính thiên văn
to bằng... trái đất |
15- Nhà du hành IsNhà du
hành Israel đầu tiên bay vào vũ trụ
|
16- Hubble tìm thấy
những lỗ đen có kích cỡ trung bình |
17- Hubble quan sát được
bánh xe thiên hà |
18- Xây dựng kính thiên
văn khổng lồ ở Chile |
19- Khám phá sao Hỏa
ngay trên trái đất |
20- Hai thiên hà xoắn
vào nhau theo hình trôn ốc |
21- Tàu con thoi trở về
sau khi hoàn thành sứ mệnh |
22- Kết thúc việc nâng
cấp kính Hubble |
23- Hubble nhận thiết bị
kiểm soát năng lượng mới |
24- Đài thiên văn
Hubble sắp trải qua “ca phẫu thuật tim” |
25- Columbia "túm lấy"
Hubble để sửa chữa |
26- Columbia khởi hành
tới đài thiên văn Hubble |
27- Trời lạnh làm trễ
chuyến bay của tàu con thoi tới Hubble? |
28- Hubble mở rộng tầm
nhìn vào vũ trụ |
29- Bức ảnh mới về đám
bụi hình đầu ngựa nổi tiếng |
30- Ngôi sao đầu tiên
xuất hiện rất sớm |
31- Phát hiện ngôi sao
mới sáng gấp 100 lần mặt trời |
32- Hubble đã có 'đối
thủ' dưới mặt đất |
33- Kính thiên văn khổng
lồ siêu nhẹ |
34- Hubble chụp ảnh tâm
chòm sao hình cầu |
35- Phát hiện lỗ rò trên
khoang động cơ của tàu con thoi Columbia4 |
36- Thiên hà biến dạng
trong không gian |
37- Hình ảnh rõ nét nhất
về sao Hoả |
38- Những hành tinh đi
hoang |
39- Vành đai sao Thổ
biến đổi theo mùa |
40- 11 năm đi tìm hằng
số Hubble |
41- Chụp ảnh Ngân hà NGC
4013 |
42- Chụp ảnh Ngân hà
Whirlpool |
43- Quan sát tinh vân
Orion |
44- Phát hiện
cực quang trên sao Mộc |
45- Góp phần
củng cố giả thuyết Vũ trụ đang mở rộng |
46- Cung cấp
bằng chứng về sự tồn tại của hố đen |
47- Chụp ảnh
tinh vân mắt mèo |
48- |
49- |
50- |
|
1- Tinh vân
Con bọ trong mắt Hubble

|
Trong bức ảnh về tinh vân Con bọ,
các bức tường khí nén được bộc lộ chi tiết chưa từng
thấy. |
Đài thiên văn vũ trụ Hubble
vừa tiết lộ những chi tiết chưa từng thấy về tinh vân Con bọ
(Bug) - một trong những tinh vân hành tinh sáng nhất được
biết đến.
Theo Cơ quan vũ trụ châu
Âu, trái tim sôi sục bằng khí nén của tinh vân này đang ẩn
giấu một sao siêu nóng. Nhân của ngôi sao chưa từng được
nhìn thấy trước đây. Nhiệt độ cực cao của nó đồng nghĩa với
việc chúng ta chỉ có thể quan sát thấy nó trong dải phổ cực
tím, xuyên qua một màn mây bụi.
Trong bức ảnh của Hubble,
các bức tường bằng khí nóng vỡ tung ra từ một khối khí khổng
lồ hình bánh rán bao xung quanh phần tâm tinh vân.
Về thực chất, một tinh vân
là một ngôi sao đang giải phóng khí vào vũ trụ ở giai đoạn
bùng sáng trước khi chết, tạo nên một số dạng vật thể tuyệt
đẹp trên bầu trời. Ngoài đặc điểm chung này, tinh vân Con bọ
còn rất hấp dẫn về mặt hóa học. Các quan sát cho thấy bụi
bao quanh nó chứa carbonate như canxit, nước băng và sắt.
Carbonate hình thành khi CO2 hòa tan vào nước lỏng (còn có
thể hiểu là bằng chứng về sự tồn tại của nước lỏng). Nhưng
Carbonate trong tinh vân dường như là sản phẩm của một quá
trình bí ẩn khác, các nhà nghiên cứu lập luận.
Tinh vân Con bọ nằm ở phía
nam của chòm sao Bọ cạp, cách trái đất 4.000 năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn phỏng đoán nó bị trục xuất khỏi chòm sao
này khoảng 10.000 năm trước, nhưng họ chưa rõ quá trình hình
thành của nó, hoặc bụi có thể sống sót bao lâu trong quá
trình bốc hơi của ngôi sao trung tâm cực nóng.
Việc Hubble tiếp tục
chuyển về những bức ảnh quý giá sẽ buộc NASA phải xem xét
lại kế hoạch cho đài thiên văn này về hưu.
B.H.
4/5/04(theo Reuters)
|
2- Hubble bắt gặp 'vật thể
xa nhất'
 |
Thấu kính hấp dẫn Abell
2218 phóng đại vật thể mới lên 25 lần.
|
Các nhà khoa học vừa
quan sát được thiên thể xa nhất trong vũ trụ từng
tìm thấy tới nay, nhờ sự hỗ trợ của Đài thiên văn
Hubble và kính Keck. Vật thể này ở
xa đến mức ánh sáng của nó bắt đầu lên đường từ lúc
vũ trụ chỉ mới 750 triệu năm tuổi, song đến giờ mới
tới trái đất.
Khám phá được một
nhóm các nhà vật lý thiên thể tại Viện công nghệ
California công bố. Họ cho biết công trình này một
lần nữa chứng tỏ sức mạnh tiềm ẩn của Hubble và kêu
gọi NASA hủy bỏ quyết định ngừng bảo dưỡng nó. Cơ
quan vũ trụ Mỹ từng thông báo sẽ không gửi bất cứ
tàu con thoi nào lên nâng cấp đài thiên văn này -
đồng nghĩa với việc Hubble sẽ không thể thực hiện
các quan sát hoàn hảo sau 3 năm nữa.
"Chúng tôi cần
Hubble... chúng tôi không thể thực hiện phát hiện
này mà không có nó", Richard Ellis, thành viên của
nhóm nghiên cứu, khẳng định. "Nhiều người trong
chúng tôi hy vọng rằng quyết định ngừng sửa chữa
Hubble sẽ được xem két kỹ càng, bởi tiềm năng khoa
học của nó là rất lớn", ông nói.
Vật thể mới tìm
thấy nằm trong loạt quan sát về một chùm thiên hà có
tên gọi Abell 2218, được camera
điều tra tiên tiến của Hubble ghi lại. Camera này
được lắp đặt vào đài trong lần sửa chữa gần đây
nhất.
Bản thân vật thể
mới không thuộc chùm thiên hà này, mà nằm xa về phía
sau. Nói cách khác, Abell 2218 được sử dụng như một
thấu kính hấp dẫn
(gravitational lens) - một vật nền khổng lồ mà qua
đó, ánh sáng từ một vật thể ở xa hơn có thể bị bẻ
cong và khuếch đại trước khi tới trái đất.
Thấu kính hấp
dẫn được dự đoán lần đầu tiên bởi Albert
Einstein, là một hiệu ứng quang học đặc biệt cho
phép các nhà khoa học thăm dò các vùng xa xôi trong
vũ trụ, về thời điểm mà những ngôi sao đầu tiên bắt
đầu loé sáng.
Các quan sát chỉ
ra rằng vật thể mới là một chùm sao nhỏ, nén đặc, có
đường kính khoảng 200.000 năm ánh sáng (so sánh với
thiên hà của chúng ta có bề ngang khoảng 60.000 năm
ánh sáng).
"Nó phát sinh
những vì sao khổng lồ, và là nguồn năng lượng dữ
dội, vì thế nó có thể là một ví dụ về một vật thể
hình thành từ giai đoạn sớm (ngay sau thời Trung Cổ
của vũ trụ). Khái niệm Trung Cổ được nhà khoa học
hoàng gia Anh Martin Rees nêu ra, ám chỉ thời kỳ mà
các nguyên tử hydro lần đầu tiên được tạo ra trong
vũ trụ, nhưng các ngôi sao chưa có cơ hội để đông
đặc lại và bốc cháy.
B.H.
16/2/2004 (theo BBC) |
|
3- NASA kết nối hai kính
thiên văn khổng lồ
 |
"2 trong 1" sẽ giúp
quan sát rõ hơn.
|
Mới đây, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã
lắp ghép thành công 2 kính thiên văn lớn nhất
thế giới thành một thiết bị duy nhất có đường
kính lên tới 85 m. Thiết bị này mang tên Dụng cụ
đo giao thoa Keck, được đặt tại Mauna Kea ở
Hawaii.
“Kết hợp thành công ánh sáng từ 2
kính thiên văn lớn nhất thế giới là một tiến bộ khoa
học vượt bậc. Nó sẽ mở ra khả năng thu thập được các
hình ảnh về vũ trụ rõ nét nhất từ trước đến nay”,
nhà nghiên cứu thiên văn của NASA, Anne Kinney, cho
biết.
Đêm 12/3, Keck
đã tạo ra được bức ảnh tổng hợp về HD61294, một ngôi
sao mờ nhạt trong chòm sao Lynx. Chùm sáng do 2 kính
thu nhận về được giao thoa với nhau và chiếu vào một
camera. Nhờ sự kết hợp này, các nhiễu hình ảnh do
tầng khí quyển trái đất gây ra đã bị loại bỏ, ảnh
thu được trở nên rõ nét hơn.
NASA sẽ tiếp tục kiểm tra cặp kính
này trong vài tháng tới, trước khi sử dụng nó vào
nhiều nhiệm vụ khác nhau. Một trong số đó là tiếp
tục tìm kiếm các hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của
chúng ta.
Từ năm 1995, các nhà thiên văn đã
tìm thấy hơn 50 hành tinh quay quanh các ngôi sao
khác. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, họ chỉ có
thể tìm được các hành tinh cực lớn cỡ sao Mộc, nằm
gần với các mặt trời “phụ huynh” của chúng. Nhờ
Keck, các nhà khoa học sẽ phát hiện được các hành
tinh nằm xa hơn - các hành tinh có nhiều khả năng
nuôi dưỡng sự sống.
Với việc kết nối thành công này,
dụng cụ đo giao thoa của NASA đã đi vào hoạt động
trước một dự án tương tự ở châu Âu - Dự án về Kính
thiên văn cực lớn (VLT) tại Đài Quan sát của Tây Âu
đặt tại Chile. VLT bao gồm 4 kính thiên văn cỡ 8,5
m. Hiện 3 trong số đó đã đi vào hoạt động.
B.H
(theo BBC, 16/3/2001). |
|
4-
Phát hiện một thiên hà tí hon ở rất xa

|
Ảnh bên trái là toàn cảnh
của Abell 2218 chụp năm 1999. Ảnh nhỏ góc
trên, bên phải chứa hai điểm đỏ là ảnh của
thiên hà mới chụp qua thấu kính Abell 2218. |
Đây có thể là thiên
hà xa nhất mà con người từng biết tới, nằm cách trái
đất khoảng 13,4 tỷ năm ánh sáng. Để nhìn thấy nó,
người ta phải nhờ đến thấu kính hấp dẫn
- chùm thiên hà Abell 2218 (tương tự như một loại
kính lúp trong tự nhiên), phóng đại ánh sáng của
thiên hà này lên 30 lần.
Thấu kính hấp dẫn
là một dạng hiệu ứng quang học trong vũ trụ. Nó bao
gồm một chùm vật thể mà khi nhìn qua đó, người ta
thấy được các thiên hà, vật thể khác ở phía xa hơn.
Abell 2218, chùm
thiên hà với hàng nghìn cá thể, có vai trò tương tự
như một thấu kính hấp dẫn. Khi nhìn qua nó, Đài
thiên văn Hubble và kính thiên văn lớn nhất trên
trái đất (Keck, đường kính 10 m, đặt tại Hawaii) đã
phát hiện ra hai ảnh của thiên hà tí hon trên.
Thiên hà mới tìm
thấy có khoảng 1 triệu ngôi sao, ít hơn nhiều so với
một thiên hà trưởng thành. Nhóm khoa học nhận định
rằng, phát hiện này sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu
nguyên nhân và thời điểm hình thành những vì sao và
thiên hà đầu tiên trong vũ trụ.
B.H.
(theo CNN,
6/10/2001) |
|
5-
"Thấu kính hấp dẫn" biến một thiên hà thành sáu
|
 |
Do tác dụng của ba thiên
hà gần trái đất hơn, hình ảnh của một thiên
hà ở xa bị biến thành 6 ảnh.
|
Một nhóm các nhà
thiên văn quốc tế đã khám phá ra hiện tượng "thấu
kính hấp dẫn" khi quan sát thấy 6 ảnh của cùng một
thiên hà. Hiện tượng này sinh ra do tác động của lực
hấp dẫn từ cụm ba thiên hà khác nằm giữa giữa thiên
hà xa lắc kia và trái đất.
Thấu kính hấp dẫn
(gravitational lens), được dự đoán lần đầu tiên bởi
Albert Einstein, là một hiện tượng đặc biệt cho phép
các nhà khoa học thăm dò các vùng xa xôi trong vũ
trụ chi tiết hơn theo cách thông thường.
"Thấu kính hẫp
dẫn" lần này có tên là CLASS B1359+154. Nó bao
gồm một thiên hà nằm cách chúng ta hơn 11 tỷ năm
ánh sáng, trong chòm sao Bootes. Nằm giữa thiên
hà này và trái đất là một chùm ba thiên hà khác,
cách chúng ta hơn 7 tỷ năm ánh sáng.
 |
Thiên hà xa xôi nhìn
từ trái đất. |
Lực hấp dẫn của chùm ba thiên hà ở
giữa khiến ánh sáng và sóng radio từ thiên hà đơn
tới trái đất bị chệch hướng. Và thay vì một ảnh, các
kính thiên văn của chúng ta lại "nhìn ra" có tới 6
thiên hà. 4 trong số đó nằm bên ngoài vùng tam giác
tạo thành bởi ba thiên hà trung gian, hai ảnh còn
lại nằm bên trong vùng đó.
"Hệ thấu kính này là trường hợp
nghiên cứu rất thú vị vì nó phức tạp hơn các thấu
kính được tạo ra bởi những thiên hà đơn, và lại đơn
giản hơn các thấu kính được tạo ra bởi một nhóm lớn
các thiên hà”, Chris Kochanek, của Trung tâm Vật lý
thiên văn Harvard-Smithsonian, Mỹ, cho biết.
B1359+154 được một nhóm thiên văn
quốc tế phát hiện ra năm 1999. Các nhà nghiên cứu hy
vọng thấu kính vũ trụ 6 chiều này sẽ tiết lộ những
thông tin mới về sự tương tác giữa các thiên hà.
B.H.
(theo BBC, Thứ sáu,
31/8/2001) |
|
6-
Hubble phát hiện ôxi, carbon quanh một hành tinh xa
|
 |
Đài thiên văn Hubble. |
Đài thiên văn vũ trụ
Hubble đã tìm thấy dấu vết của ôxi và carbon trong
bầu khí quyển của một hành tinh ở xa trái đất. Đây
là lần đầu tiên những nguyên tố này được tìm thấy
xung quanh một thế giới bên ngoài hệ mặt trời.
Không giống trái
đất, hành tinh này là một thiên cầu khí nóng, rất
gần với sao mẹ của nó. Tuy nhiên, khí ôxi và carbon
ở đây không phải là dấu hiệu của bất kỳ dạng sống
nào, những người điều khiển Hubble thông báo.
Phát hiện này cho
thấy các nhà khoa học có thể phân định được thành
phần khí trong bầu khí quyển của các hành tinh ở
cách trái đất nhiều năm ánh sáng, cho phép họ cuối
cùng có thể tìm ra một bầu khí quyển nuôi dưỡng sự
sống.
Nhóm nghiên cứu,
dẫn đầu bởi Alfred Vidal-Madjar thuộc Viện Vật lý
thiên thể ở Paris cho biết hành tinh mang tên
Osiris, còn được gọi là HD 209458b, là một quả cầu
khí khổng lồ cách trái đất 150 năm ánh sáng. Nó bay
quanh một ngôi sao tương tự như mặt trời.
Các nhà khoa học thường tìm kiếm
sự tồn tại của ôxi trên các hành tinh như là bằng
chứng về sự sống ngoài trái đất. Ôxi cũng được tìm
thấy trên các hành tinh khí trong hệ mặt trời của
chúng ta, như Mộc tinh và Thổ tinh.
Điều đáng nói là nhóm nghiên cứu
đã tìm thấy nguyên tử carbon và ôxi trong tầng khí
quyển trên của Osiris, nơi mà các hóa chất bị phân
tách thành những nguyên tố cơ bản. Ngược lại, ở Thổ
tinh và Mộc tinh, carbon và ôxi hóa hợp thành
methane và nước, nằm sâu bên dưới tầng khí quyển của
hành tinh.
B.H.
(theo AFP, Thứ tư,
4/2/2004) |
|
7-
NASA bỏ rơi kính thiên văn Hubble
|
 |
Không có tàu con thoi,
kính Hubble sẽ chỉ tồn tại trong vài năm
tới. |
Cơ quan Vũ trụ Mỹ sẽ huỷ tất cả các
chuyến bay con thoi dự kiến lên sửa chữa đài thiên
văn vũ trụ Hubble. Động thái này sẽ dẫn tới việc
kính thiên văn trở nên vô dụng trong vòng 5 năm nữa.
Quyết định được đưa ra do trong
chương trình vũ trụ mới của Tổng thống Bush, các tàu
con thoi sẽ nghỉ hưu vào năm 2010.
Thay vào đó, Mỹ sẽ tập trung vào
các hành trình tới mặt trăng và sao Hoả.
"Đây là một ngày buồn", giám đốc
khoa học của NASA John Grunsfeld nói, nhưng "là điều
tốt nhất cho cộng đồng vũ trụ".
Tháng 8 năm ngoái, trước lo ngại
rằng việc đưa Hubble về nơi an nghỉ cuối cùng
vào năm 2010 là quá sớm, Cơ quan Vũ
trụ Mỹ đã tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì
đài thiên văn này trên quỹ đạo. Một tàu con thoi
dự kiến sẽ được gửi lên vào năm 2010 để nâng cấp nó,
mở rộng thời gian hoạt động của đài sang thập kỷ
tới.
B.H.
(theo BBC, 17/01/2004) |
|
8-
NASA lên kế hoạch yên nghỉ cho kính thiên văn Hubble
|
 |
Nhờ có Hubble, các nhà
khoa học đã có cái nhìn mới về các thiên hà. |
Các quan chức của
NASA đang bàn tới chuyện "hậu sự" của đài thiên văn
vũ trụ Hubble, và điều này đang làm các nhà khoa học
tâm huyết lo lắng. Được phóng vào năm 1990, Hubble
sẽ chấm dứt sứ mệnh vào năm 2010, thay thế sẽ là đài
James Webb.
Tuy nhiên, những
người yêu mến Hubble không cho rằng thế là đủ. Họ đã
dành tình cảm cho dự án này nhiều đến nỗi, NASA phải
thuê một nhóm chuyên gia nhằm tìm cách tốt nhất để
thực hiện bước chuyển tiếp giữa hai kính thiên văn.
Hàng trăm email đề xuất ý kiến đã được gửi tới nhóm
chuyên gia, cùng với những lo ngại về sự thay đổi
này.
Edward Cheng,
người làm việc với tư cách nhà khoa học phát triển
trong chương trình Hubble, nói: “Các nhà thiên văn
không hình dung được một thế giới không có Hubble”.
Theo Cheng, do số lượng dữ liệu khổng lồ mà đài
thiên văn này thu nhận được, các nhà khoa học đã
quen với việc trông cậy đến nó khi phải đối mặt với
bất cứ vấn đề gì của vũ trụ.
Tất nhiên Hubble
không phải lúc nào cũng là nguồn cung cấp thông tin
dồi dào. Không lâu sau khi được phóng, người ta đã
phát hiện ra sự sai lệch trên chiếc gương chính của
nó. Phải mất 3 năm, chiếc gương chuẩn mới được thiết
kế, chế tạo và lắp đặt. Nhưng kể từ đó, Hubble đã
làm thay đổi cái nhìn của con người về vũ trụ.
“Không nghi ngờ gì nữa, nó là chương trình tiên
phong của NASA trong hơn một thập kỷ qua”. Nhờ có
những dữ liệu của Hubble, công chúng bắt đầu làm
quen với các “câu hỏi lớn”, kiểu như đâu là nguồn
gốc vũ trụ…
Nhưng, trong lúc
cộng đồng khoa học muốn khai thác tốt nhất thiết bị
này, thì mới đây Anne Kinney, giám đốc bộ phận vật
lý và thiên văn của NASA, đã dập tắt hy vọng của
những người yêu quý Hubble, khi nhấn mạnh rằng NASA
không có cách nào có thể lấy lại nó và đưa vào bảo
tàng như từng dự kiến. Sau thảm họa tàu con thoi
Columbia làm 7 người thiệt mạng, việc đưa các nhà du
hành lên vũ trụ trở nên nguy hiểm và không cần thiết
trong những sứ mệnh không mấy quan trọng. Trong khi
đó, để đưa Hubble ra khỏi quỹ đạo về trái đất an
toàn, NASA cần gửi ít nhất một phi đoàn lên để gắn
các tên lửa với đài thiên văn này. Ý tưởng đã không
được chấp nhận vì theo NASA, nó vừa nguy hiểm vừa
không mang lại lợi ích khoa học nào. NASA cũng bác
bỏ đề xuất đẩy Hubble lên quỹ đạo cao hơn (vì không
muốn thế hệ tương lai phải dọn rác), cũng như không
muốn cứ để nó làm việc cho đến khi chính nó sẽ ngừng
hoạt động, vì nó có thể rơi trúng và gây nên thảm
họa trên trái đất).
Một giải pháp được
xem xét lúc này là bổ sung lực đẩy cho Hubble, để nó
có thể bị phá hủy mà không gây hại khi rơi trở lại
trái đất.
Tuy nhiên, Cheng
hy vọng NASA sẽ không trở nên quá nhút nhát sau thảm
họa Columbia, vì theo ông, sứ mệnh khôi phục Hubble
là rất đáng thực hiện, kể cả có chút nguy hiểm với
các nhà du hành. Ông cũng tin rằng Hubble có thể
tiếp tục là một công cụ hữu ích cho đến năm 2020.
Ngoài ra, đài thiên văn này còn có những ưu điểm mà
James Webb không thể thực hiện được, như khả năng
chụp dưới ánh sáng cực tím.
B.H.
(theo BBC, 2/8/03) |
|
9-
NASA sẽ kéo dài tuổi thọ của Hubble
|
 |
Một trong số những bức ảnh
mà Hubble chụp được sau khi nâng cấp camera. |
Trước lo ngại rằng việc đưa Hubble
về nơi an nghỉ cuối cùng vào năm 2010
là quá sớm, Cơ quan Vũ trụ Mỹ vừa tuyên bố sẽ
tiếp tục duy trì đài thiên văn này trên quỹ đạo. Một
tàu con thoi sẽ được gửi lên vào năm 2010 để nâng
cấp nó, mở rộng thời gian hoạt động của đài sang
thập kỷ tới.
Kế hoạch này sẽ cho phép thời gian
hoạt động của Hubble "gối" lên lịch trình của kính
thiên văn vũ trụ James Webb - dự kiến được phóng vào
năm 2011. Như vậy, Hubble sẽ được đón tiếp hai con
tàu dịch vụ sửa chữa, một vào năm 2005 và một vào
năm 2010.
Ban đầu, NASA chủ định thực hiện
ca sửa chữa Hubble lần cuối vào năm 2004 và dùng tàu
con thoi đưa nó trở về trái đất trong năm 2010. Song
cơ quan này đã thay đổi ý định sau thảm họa của
Columbia, và quyết định bỏ mặc nó rơi tự do xuống
biển vào năm cuối thập kỷ này. Các nhà thiên văn lo
ngại rằng NASA có thể hủy Hubble trong khi nó vẫn
còn cống hiến được, giống như điều họ đã làm với đài
quan sát tia gamma Compton, nên đã phản đối kế hoạch
trên.
Mặt khác, những người yêu mến
Hubble cũng cho rằng đài thiên văn vũ trụ thế hệ mới
- chiếc Webb có đường kính 6 mét - sẽ không thực sự
thay thế được Hubble (có đường kính 2,4 mét) hiện
nay, do chúng tiếp nhận ánh sáng ở các bước sóng
khác nhau. Nếu như Webb được thiết kế để quan sát
trong dải sóng hồng ngoại, thì sức mạnh của Hubble
lại là những quan sát trong vùng cực tím và dải sóng
ánh sáng nhìn thấy, nơi nó thực hiện những khám phá
ấn tượng nhất.
B.H.
(theo NewScientist, 18/8/03) |
10-
Ba phút đầu tiên (phần 8)
|
[...]... Hiện nay kết luận tốt nhất rút ra từ chươg trình
Hubble là độ giảm tốc của các thiên hà xa có vẻ rất bé. Như
vậy có nghĩa là chúng đang chuyển động với vận tốc cao hơn
vận tốc thoát, như vậy vũ trụ là mở và sẽ giãn nở mãi mãi...
[...]
Vào những năm 1920, điều
này không được nhận thức rõ, nhưng nhiều tính chất chi tiết
của các mô hình Fridmann có thể tính được một cách định
lượng bằng cách dùng sự tương tự này mà không cần đến thuyết
tương đối rộng. Để tính chuyển động của một thiên hà điển
hình nào đó so với thiên hà của ta, hãy vẽ một hình cầu với
thiên hà của ta ở tâm và với thiên hà đang nghiên cứu trên
bề mặt; chuyển động của thiên hà này chính là chuyển động
xảy ra nếu khối lượng của vũ trụ chỉ bao gồm vật chất trong
hình cầu và không có gì ở ngoài. Điều này cũng giống như thể
ta đào một hố sâu, ta sẽ thấy rằng gia tốc trọng lực tới tâm
chỉ phụ thuộc vào lượng vật chất ở gần tâm hơn là gần hố của
chúng ta, như thể là mặt đất ở ngay chính đáy hố. Kết quả
đáng chú ý đó biểu hiện ở một định lý có giá trị trong
thuyết hấp dẫn của Einstein và cả Newton, nó chỉ phụ thuộc
vào tính đối xứng cầu của hệ nghiên cứu; biến thể tương đối
rộng của định lý này được nhà toán học Mỹ G. D. Birkhoff
chứng minh vào năm 1923, nhưng ý nghĩa vũ trụ học của nó vài
chục năm sau đó vẫn chưa được nhận thức rõ.
Chúng ta có thể dùng định
lý này để tính mật độ tới hạn của các mô hình Fridmann (xem
hình 3). Khi vẽ một hình cầu của ta ở giữa và một thiên hà
xa xăm nào đó ở trên mặt, ta có thể dùng khối lượng các
thiên hà trong hình cầu để tính một vận tốc thoát, vận tốc
mà một thiên hà ở bề mặt phải có để có bắt đầu thoát đến cõi
vô hạn. Người ta thấy rằng vận tốc thoát này tỷ lệ với bán
kính hình cầu - hình cầu càng lớn thì vận tốc của thiên hà
lại phải càng nhanh để thoát khỏi nó. Nhưng định luật Hubble
nói rằng vận tốc thực của một thiên hà trên bề mặt hình cầu
cũng tỷ lệ với bán kính hình cầu - khoảng cách kể từ chỗ ta.
Như vậy dù vận tốc thoát phụ thuộc vào bán kính, song tỷ số
giữa vận tốc thực của thiên hà và vận tốc thoát của nó không
phụ thuộc kích thước hình cầu; nó là như nhau cho mọi thiên
hà và như nhau dù ta lấy thiên hà nào là tâm hình cầu. Tùy
thuộc vào các giá trị của hằng số Hubble và mật độ vũ trụ mà
mỗi thiên hà chuyển động theo định luật Hubble sẽ hoặc có
vận tốc lớn hơn vận tốc thoát và thoát đến cõi vô hạn, hoặc
sẽ có vận tốc thấp hơn vận tốc thoát và rơi lại về phía ta
vào một lúc nào đó trong tương lai. Mật độ tới hạn chỉ đơn
giản là giá trị của mật độ vũ trụ mà khi vật tốc thoát của
mỗi thiên hà đúng bằng vận tốc tính theo định luật Hubble.
Mật độ tới hạn chỉ có thể phụ thuộc vào hằng số Hubble và
thực ra nó chỉ đơn giản là tỷ lệ với bình phương hằng số
Hubble (xem chú thích toán học 2).
 |
Hình 3. Định lý Birkhoff và sự
giãn nở của vũ trụ. |
Hình 3. Định lý Birkhoff và
sự giãn nở của vũ trụ. Hình vẽ lên một số thiên hà cũng với
các vận tốc của chúng so với một thiên hà G đã cho, được chỉ
ra ở đây bằng những mũi tên kèm theo độ dài và hướng thích
hợp (theo định luật Hubble, các vận tốc này được coi là tỷ
lệ với khoảng cách đến C). Định lý Birkhoff nêu lên rằng:
muốn tính vận tốc của thiên hà A so với G chỉ cần tính đến
khối lượng chứa trong khối hình cầu quanh G đi qua A (đường
đứt nét). Nếu A không quá xa G, trường hấp dẫn của vật chất
trong hình cầu sẽ vừa phải, và chuyển động của A có thể tính
theo các định luật cơ học của Newton.
Sự liên hệ chi tiết giữa
thời gian và kích thước vũ trụ (nghĩa là khoảng cách giữa
bất cứ hai thiên hà điển hình nào) có thể tìm ra bằng cách
sử dụng những lập luận như vậy, nhưng kết quả phức tạp hơn
nhiều(xem hình 4). Tuy nhiên có một kết quả đơn giản sau này
rất cần cho chúng ta. Trong thời kỳ sơ khai của vũ trụ, kích
thước vũ trụ biến thiên như một lũy thừa đơn giản của thời
gian: lũy thừa 2/3 nếu bỏ qua mật độ bức xạ hoặc lũy thừa
1/2 nếu mật độ bức xạ vượt mật độ vật chất (xem chú thích
toán học 3). Một khía cạnh của các mô hình vũ trụ học
Fridmann mà ta không thể hiểu được nếu không dùng thuyết
tương đối rộng là mối liên hệ giữa mật độ và hình học - vũ
trụ là mở và vô hạn hoặc đóng và hữu hạn tùy theo vận tốc
thiên hà lớn hơn hay bé hơn vận tốc thoát.
Một cách để biết vận tốc
thiên hà có vượt vận tốc thoát hay không là đo tốc độ đi
chậm lại của chúng. Nếu độ giảm tốc đó bé hơn (hoặc lớn hơn)
một mức nào đó, thì lúc đó vận tốc thoát bị (hoặc không bị)
vượt. Trong thực tế điều này có nghĩa là người ta phải đo độ
cong của đồ thị chỉ sự phụ thuộc của dịch chuyển đỏ vào
khoảng cách đối với những thiên hà ở xa (xem hình 5). Khi đi
từ một vũ trụ hữu hạn có mật độ cao hơn đến một vũ trụ vô
hạn có mật độ thấp hơn, độ cong của đường dịch chuyển đỏ phụ
thuộc khoảng cách bị làm cho phẳng ra ở những khoảng cách
rất lớn. Việc nghiên cứu hình dạng của đường dịch chuyển đỏ
- khoảng cách ở những khoảng cách lớn thường được gọi là
“chương trình Hubble”.
 |
Hình 4. Sự giãn nở và co hẹp của
vũ trụ. |
Hình 4. Sự giãn nở và co
hẹp của vũ trụ. Khoảng cách giữa những thiên hà điển hình
được vẽ (đơn vị tùy ý) như là một hàm của thời gian cho hai
mô hình vũ trụ học có thể dùng. Trong trường hợp một “vũ trụ
mở”, vũ trụ là vô hạn; mật độ thấp hơn mật độ tới hạn; và sự
giãn nở tuy rằng bị chậm lại, sẽ tiếp tục mãi mãi. Trong
trường hợp một “vũ trụ đóng”, vũ trụ là hữu hạn, sự giãn nở
sẽ một lúc nào đó kết thúc và sau đó sẽ có một sự co lại.
Các đường cong được biểu diễn trên đây được tính theo các
phương trình trường của Einstein mà không cần một hằng số vũ
trụ học cho một vũ trụ chủ yếu là vật chất.
Với một sự cố gắng lớn lao
Hubble, Sandage và gần đây một số nhà khoa học khác nữa đã
tiến hành chương trình này. Nhưng cho đến nay kết quả vẫn
chưa có tính chất kết luận. Cái khó là để ước tính khoảng
cách đến những thiên hà xa, người ta có thể dùng những sao
đổi ánh kiểu xêpheit hoặc những ngôi sao sáng nhất như là
những vật đánh dấu khoảng cách, trái lại, ta phải ước lượng
khoảng cách từ độ sáng biểu kiến của ngay các thiên hà.
Nhưng làm sao ta có thể biết được rằng các thiên hà ta đang
nghiên cứu đều có một độ trưng tuyệt đối như nhau? (Nhớ rằng
độ trưng biểu kiến là năng lượng bức xạ mà ta nhận được ở
một đơn vị diện tích kính thiên văn, trong khi độ trưng
tuyệt đối là năng lược toàn phần phát ra theo mọi hướng bởi
thiên thể; độ trưng biểu kiến tỷ lệ với độ trưng tuyệt đối
và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách). Có những nguy
cơ ghê gớm do hiệu ứng chọn lọc - khi ta nhìn càng xa thì ta
có xu hướng chọn những thiên hà có độ trưng tuyệt đối càng
lớn. Một vấn đề còn tệ hại hơn nữa là sự tiến hóa của các
thiên hà. Khi ta nhìn các thiên hà rất xa, chúng ta thấy
chúng ở trạng thái hàng nghìn triệu năm trước đây khi các
tia sáng bắt đầu cuộc du hành của chúng đến chỗ ta. Nên
những thiên hà điển hình lúc đó còn sáng hơn bây giờ, ta sẽ
ước lượng khoảng cách của chúng thấp hơn thực tế. Một khả
năng mà rất gần đây J. P. Ostriker và S. D. Tremaine ở
Princeton gợi ý là những thiên hà lớn hơn tiến hóa không
phải chỉ là do các ngôi sao cá thể của chúng tiến hóa, mà
còn là do chúng nuốt thêm những thiên hà nhỏ lân cận! Sẽ còn
lâu ta mới biết chắc rằng ta có một sự hiểu biết định lượng
đúng đắn về các loại tiến hóa thiên hà khác nhau đó.

|
Hình 5. Đồ thị dịch chuyển đỏ phụ
thuộc vào khoảng cách.
|
Hình 5. Đồ thị dịch chuyển
đỏ phụ thuộc vào khoảng cách. Dịch chuyển đỏ được vẽ như là
một hàm của khoảng cách cho bốn thuyết vũ trụ học khả dĩ
(nói chính xác hơn, khoảng cách ở đây là “khoảng cách sáng”
- khoảng cách suy ra cho một vật mà ta biết độ trưng riêng
hoặc tuyệt đối từ những quan sát về độ trưng biểu kiến của
nó). Các đường có ghi “mật độ gấp đôi mật độ tới hạn”, “mật
độ tới hạn” và “mật độ bằng không” được tính trong mô hình
Friedmann, sử dụng các phương trình của Einstein cho một vũ
trụ chủ yếu là vật chất, không cần một hằng số vũ trụ học;
chúng tương ứng lần lượt với một vũ trụ đóng, vừa đủ mở,
hoặc mở (xem hình 4). Đường cong ghi “trạng thái dừng” được
áp dụng trong bất kỳ lý thuyết nào mà trong đó hình dạng của
vũ trụ không thay đổi theo thời gian. Các quan sát hiện nay
không phù hợp tốt với đường “trạng thái dừng”, song chúng
không cho ta lựa chọn một cách rõ ràng trong số những khả
năng khác nhau, bởi vì trong những lý thuyết không có trạng
thái dừng sự tiến hóa của các thiên hà làm cho việc xác định
khoảng cách trở nên không chắc chắn. Mọi đường cong đều được
vẽ với hằng số Hubble lấy bằng 15 km mỗi giây mỗi triệu năm
ánh sáng (ứng với thời gian giãn nở đặc trưng là 20 000
triệu năm), song các đường cong có thể được dùng cho bất kỳ
giá trị nào khác của hằng số Hubble bằng cách chỉ vẽ lại
theo cùng tỉ lệ mọi khoảng cách.
Hiện nay kết luận tốt nhất rút ra từ
chươg trình Hubble là độ giảm tốc của các thiên hà xa có vẻ
rất bé. Như vậy có nghĩa là chúng đang chuyển động với vận
tốc cao hơn vận tốc thoát, như vậy vũ trụ là mở và sẽ giãn
nở mãi mãi. Điều này khớp đúng với những ước
tính về mật độ vũ trụ ; vật chất thấy được trong các thiên
hà hình như cộng lại chỉ cho mật độ không quá một vài phần
trăm mật độ tới hạn. Tuy nhiên điều này cũng chưa chắc lắm.
Những ước tính về khối lượng thiên hà tăng lên trong những
năm gần đây. Ngoài ra, như George Field ở Harvard và một số
người khác đã gợi ý, có thể tồn tại một loại khí hyđro đã
ion hoá giữa các thiên hà có thể cung cấp một mật độ vật
chất tới hạn của vũ trụ, nhưng cho đến nay vẫn chưa được
phát hiện ra.
May thay, không cần đi đến
một quyết định dứt khoát về hình học ở quy mô lớn của vũ trụ
để rút ra những kết luận về sự bắt đầu của nó. Lý do là vì
vũ trụ có một thứ đường chân trời và đường chân trời đó co
hẹp lại nhanh chóng khi ta nhìn quay về lúc bắt đầu.
|
11-
Hubble chụp ảnh vùng lạnh nhất trong vũ trụ
|
 |
Tinh vân Boomerang.
|
Đài thiên văn vũ trụ
Hubble vừa ghi lại được hình ảnh của một cấu trúc kỳ
lạ, có tên gọi là Tinh vân Boomerang, được xem là
vật thể lạnh nhất trong vũ trụ mà con người từng
biết tới.
Tinh vân non trẻ
này cư trú trong chòm sao Nhân Mã, nằm cách trái đất
5.000 năm ánh sáng. Nó được hình thành quanh một
ngôi sao đang chết, khi ngôi sao này giải phóng khí
ồ ạt trong những ngày tận thế của nó.
Boomerang là một
trong những điểm kỳ dị nhất của vũ trụ. Năm 1995, sử
dụng đài thiên văn ESO Submilimetre ở Chile, các nhà
khoa học đã khẳng định nó là vật thể lạnh nhất từng
được tìm thấy ngoài các phòng thí nghiệm trên trái
đất. Với nhiệt độ -272 độ C, nó chỉ ấm hơn 1 độ so
với độ không tuyệt đối (giới hạn thấp nhất của nhiệt
độ). Boomerang cũng là vật thể duy nhất tìm được tới
nay có nhiệt độ thấp hơn phông bức xạ viba của vũ
trụ (bức xạ hình thành sau vụ nổ Big Bang và phân
tán ra khắp không gian cho đến tận ngày nay, có
nhiệt độ -270 độ C).
Tinh vân này được
đặt tên là Boomerang, khi hai nhà nghiên cứu Keith
Taylor và Mike Scarrott tìm ra nó vào năm 1980 bằng
một kính thiên văn mặt đất lớn tại Australia. Do
không thể quan sát chi tiết, họ đơn thuần chỉ nhìn
thấy nó là một vật thể sáng đối xứng, gần giống
chiếc Boomerang. Nay, với các bức ảnh cực nét của
đài thiên văn Hubble, người ta có thể thấy nó trong
hình thù của một chiếc nơ bướm. Hình dạng này là khá
khác biệt so với các tinh vân cùng loại từng được
quan sát (thường có các thùy trông như những bóng
khí). Tuy nhiên, theo các nhà thiên văn, đó là vì
Boomerang còn quá trẻ, chưa đủ thời gian để phát
triển cấu trúc ổn định của mình.
Chiếc nơ bướm của
Boomerang dường như được tạo ra bởi một luồng gió
cực mạnh thổi với tốc độ 500.000 km/giờ, phát ra từ
tâm của ngôi sao chết. Ngôi sao này đã mất khoảng
một phần nghìn khối lượng vật liệu của nó mỗi năm,
trong suốt 1.500 năm qua. Tốc độ mất khối lượng này
lớn gấp 100 lần so với những thiên thể tương tự. Các
nhà khoa học cho rằng, có lẽ việc mở rộng cực nhanh
(và kết quả là sự mất nhiệt) đã khiến cho đám mây
khí này trở nên lạnh đến như vậy.
B.H.
(theo Space, 21/02/03) |
|
12-
Hubble quan sát "cuộc khiêu vũ" của các thiên hà
 |
Bộ sáu Seyfert thực chất chỉ có 4
thiên hà đang co cụm lại. |
Đài thiên văn vũ trụ Hubble
đang chứng kiến 6 thiên hà cùng tham gia một điệu nhảy hủy
diệt, kéo dài hàng tỷ năm. Trong đó, lực hút giữa chúng sẽ
dứt đứt các ngôi sao ra khỏi mỗi thiên hà, bóp méo hình dạng
của chúng. Cuối cùng, cả 6 sẽ chập lại thành một thiên hà
lớn hơn.
Chùm thiên thể này được
gọi là Bộ sáu Seyfert,
ngụ ý rằng có 6 thiên hà cùng tiến đến gần nhau. Sự thực,
trong số đó chỉ có 4 là đang co cụm lại. Thiên hà thứ năm
hình xoắn ốc (với các cánh tay đặc trưng chứa khí và các
ngôi sao) nằm ở phía xa hơn. “Vũ công” thứ sáu trong nhóm
hoàn toàn không phải là một thiên hà, mà chỉ là một dải sao
bị xé rách ra từ một trong các thiên hà nói trên.
Bộ sáu Seyfert trải rộng
trên một vùng có đường kính chưa đầy 100.000 năm ánh sáng,
chiếm thể tích còn nhỏ hơn Milky Way của chúng ta. Mỗi thành
viên trong đó chỉ có đường kính khoảng 35.000 năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn đã tìm thấy dấu hiệu chứng tỏ có 3 thiên
hà đang hút nhau mãnh liệt, vì có hiện tượng các ngôi sao bị
kéo ra xa khỏi thiên hà "mẹ".
Riêng đĩa thiên hà hình
xoắn ốc, tuy là một phần trong bộ sáu này, nhưng dường như
chưa hề bị tác động bởi lực hấp dẫn của các vật thể xung
quanh: Hầu hết các sao vẫn nằm nguyên trong biên giới đĩa
của nó.
Tuy nhiên, khác với đa số
những vụ tương tác thiên hà mà Hubble quan sát trước đây
(đều xuất hiện các vùng xanh - nơi hình thành những chòm sao
trẻ), thì trong Bộ sáu Seyfert hoàn toàn vắng mặt các vùng
xanh này. Các nhà thiên văn giả định rằng Hubble đã quan sát
sự tương tác của các thiên hà ở giai đoạn sớm, rất lâu trước
khi các chòm sao trẻ xuất hiện.
B.H. (theo
BBC) |
13-
Hubble trở lại hoạt động trên quỹ đạo
 |
Hubble trôi xa khỏi
Columbia sau khi được sửa chữa. |
Các nhà du hành trên
tàu con thoi Columbia đã “phóng thích” kính thiên
văn vũ trụ Hubble vào quỹ đạo, sau 5 ngày kẹp nó
trong cánh tay robot để sửa chữa. Được gắn thêm các
cánh pin mặt trời, một bộ kiểm soát năng lượng và
một camera tiên tiến, Hubble đã sẵn sàng tiếp tục
khám phá bí mật của vũ trụ.
Cánh tay robot nắm
lấy Hubble buông lỏng ra khi hai tàu không gian đang
lao đi ở độ cao 580 km trên Đại Tây Dương. Trong 5
ngày trước đó, hai nhóm phi hành gia đã dành tổng
cộng 35 giờ 55 phút để sửa chữa và nâng cấp Hubble.
Tất cả các thiết
bị mới đã vượt qua những thử nghiệm đầu tiên. Tuy
nhiên, phải ít nhất một tháng nữa, NASA mới biết
chắc liệu
hệ thống làm lạnh mới có khôi phục được hoạt
động của chiếc camera hồng ngoại hay không. Camera
này ngừng hoạt động từ năm 1999 do bị cạn kiệt chất
làm lạnh.
Với các thay đổi
mới trên Hubble, người ta hy vọng kính thiên văn này
sẽ có tầm nhìn xa hơn nhiều và cải thiện khả năng
quan sát trong sứ mệnh của nó, dự kiến kết thúc vào
năm 2010. NASA cho biết, Columbia cùng 7 phi hành
gia sẽ tiếp đất trong ngày 12/3.
B.H.
(theo BBC, 11/3/2002) |
|
14-
Siêu kính thiên văn to bằng... trái
đất
 |
Siêu kính thiên văn hình
thành do sự kết nối của nhiều kính đơn lẻ.
(Click vào ảnh để xem rõ hơn). |
Thiết bị này thực chất là một mạng
lưới các kính thiên văn radio được đặt trên ba lục
địa. Chúng sẽ đồng thời hoạt động, như thể là một
đài quan sát có đường kính của trái đất, có thể phân
biệt được các vật thể trong vũ trụ nhỏ hơn 3000 lần
so với những gì mà Hubble quan sát được.
Để tạo ra phương tiện quan sát
khổng lồ này, các nhà khoa học quốc tế đã kết nối
những kính thiên văn radio ở Arizona, Tây Ban Nha,
Phần Lan và Chile qua một siêu máy tính trung tâm.
Khi kính thiên văn bộ phận nhận được tín hiệu radio
từ vũ trụ, các đồng hồ nguyên tử sẽ định vị chính
xác thời điểm thu nhận đó. Tiếp đến, các tín hiệu
radio sẽ được gửi tới siêu máy tính trung tâm để xử
lý, cho ra ảnh các thiên thể có độ phân giải cực
cao.
Thử nghiệm hồi đầu năm nay cho
thấy, kính thiên văn ảo hoạt động rất tốt, có thể
nhận được tín hiệu radio từ những thiên hà nằm cách
chúng ta 3 tỷ năm ánh sáng. “Độ phân giải của hệ
thống lớn đến mức, nếu xem như điểm đặt nó là ở New
York, thì kính có thể nhìn ra những chỗ lồi lõm trên
một quả bóng golf đang ở... Los Angeles”, nhà thiên
văn Sheperd Doeleman, thuộc đài quan sát Haystack,
Viện công nghệ Massachusetts, giải thích. Đây được
xem là hệ thống quan sát vũ trụ mạnh nhất từng được
các nhà khoa học tạo ra.
Các nhà khoa học sẽ sử dụng kính
thiên văn này để tiếp cận hơn nữa tới tâm của một số
hệ thiên hà, mà vì lý do nào đó, đang giải phóng
lượng năng lượng cực lớn. Cho đến nay, người ta vẫn
phỏng đoán nguồn gốc của những vụ giải phóng năng
lượng này là từ những lỗ đen vĩ đại ở trung tâm các
thiên hà. Mỗi lỗ đen như vậy có trọng lượng lớn gấp
hàng triệu đến hàng tỷ lần mặt trời. Các kính thiên
văn radio nhỏ đã phát hiện ra những luồng hạt cực
nhanh phun ra từ tâm của rất nhiều thiên hà như vậy.
Tuy nhiên, cơ chế hình thành những
“vòi phun vũ trụ” này vẫn còn là bí ẩn. Và do đó,
các nhà khoa học hy vọng hệ thống kính thiên văn mới
sẽ tạo ra những bức ảnh chi tiết về những vùng phụ
cận của các luồng hạt vũ trụ đó. Ngoài ra, họ cũng
sẽ hướng kính thiên văn tới tâm thiên hà của chính
chúng ta, Milky Way.
B.H.
3/10/2002(theo CNN) |
|
15-
Nhà du hành Israel đầu tiên bay vào vũ trụ
 |
Tàu Columbia cất cánh. |
Sáng nay (giờ HN), tàu
Columbia đã cất cánh từ căn cứ Kennedy (Mỹ), mang theo đại
tá
llan Ramon - nhà du hành đầu tiên của Israel, cùng 6 phi
hành gia khác. Đây là chuyến bay đầu tiên trong gần 3 năm
qua, tàu con thoi không tới Trạm Quốc tế cũng như Đài thiên
văn vũ trụ Hubble, mà sẽ bay trên quỹ đạo, thực hiện sứ mệnh
thuần túy khoa học.
Con tàu cất cánh trong điều kiện an ninh
được tăng cường nghiêm ngặt, do lo ngại bị khủng bố.
 |
llan Ramon. |
Ramon, 48 tuổi, là phi công chiến đấu của
Israel và từng bay 4.000 giờ từ năm 1974. Anh được huấn
luyện tại NASA từ năm 1998 để chuẩn bị cho hành trình này,
với tư cách là một chuyên gia về tải trọng. Ramon sẽ mang
theo một cuốn Kinh thánh và ăn kiêng. Anh cũng hy vọng được
nhìn thấy nước Israel từ trên không trung.
Trong 16 ngày bay trên quỹ đạo, phi hành
đoàn sẽ thực hiện hơn 80 thí nghiệm khoa học, thuộc nhiều
lĩnh vực như sinh học, y học, vật lý và công nghệ. Phần lớn
các thí nghiệm sẽ được thực hiện trong một phòng thí nghiệm
lớn, trên khoang hàng hóa của tàu.
Rất nhiều mẫu sinh vật được mang theo, như
các tế bào ung thư, nấm, động vật gặm nhấm, nhện, ong và sâu
bướm, cũng như chính bản thân các nhà du hành. Họ sẽ tự gắn
các sensor để đo những thay đổi sinh lý của cơ thể trong quỹ
đạo. Từ kết quả của các thí nghiệm này, các nhà khoa học hy
vọng sẽ tìm ra biện pháp đối phó với tình trạng không trọng
lượng, mà nếu kéo dài có thể triệt tiêu chức năng của hệ
miễn dịch, làm loãng xương và yếu cơ.
Phi hành đoàn cũng sẽ thí nghiệm trồng cây
đậu nành, và sử dụng một khoang cháy để nghiên cứu cách thức
đơn giản nhất để dập lửa.
B.H.
17/1/2003 (theo CNN)
|
16-
Hubble tìm thấy những lỗ đen có kích cỡ trung bình
 |
Một hố đen loại trung bình. |
Đây là lần đầu tiên những
thiên thể loại này được tìm thấy. Trước nay, các nhà thiên
văn mới chỉ biết tới hai loại lỗ đen, một siêu trọng và một
khá nhỏ, mà chưa hề nhận dạng được loại trung gian giữa
chúng - một mắt xích còn thiếu trong tiến trình phát triển
của vũ trụ.
Lỗ đen là các vật thể siêu
nặng, đến mức chúng tự teo nhỏ lại, hình thành một lực hấp
dẫn cực mạnh có thể "nuốt chửng" vạn vật xung quanh, kể cả
ánh sáng. Chính vì vậy, người ta không thể nhìn thấy lỗ đen,
mà phải nghiên cứu gián tiếp dựa vào các tia X, phát ra từ
những đám khí xoáy tròn xung quanh chúng (giống như nước
cuộn tròn quanh các xoáy nước).
Nhiều năm qua, các nhà thiên văn đã dần
dần hiểu rõ loại thiên thể đặc biệt này và phân chúng thành
hai loại cơ bản: Nhóm thứ nhất gồm những lỗ đen nhỏ, được
sinh ra trong quá trình lụi tàn của những ngôi sao có kích
cỡ lớn gấp 10 lần mặt trời (trong các vụ nổ siêu tân tinh).
Nhóm thứ hai gồm những lỗ đen siêu trọng, cư trú trong tâm
của các hệ thiên hà, như Milky Way của chúng ta. Những lỗ
đen này có thể nặng gấp hàng triệu, thậm chí hàng tỷ lần mặt
trời.
Với sự giúp đỡ của đài thiên văn Hubble,
đến nay, các nhà thiên văn đã tìm thấy hai vật thể thuộc
loại trung gian giữa hai nhóm trên, nằm trong các chòm sao
hình cầu gần trái đất. Lỗ đen đầu tiên thuộc chòm sao M15,
có khối lượng gấp chừng 4.000 lần mặt trời. Lỗ đen còn lại
thuộc về chòm sao G1. Nó nặng gấp khoảng 20.000 lần mặt
trời.
“Chúng tôi từng tự hỏi liệu có phải chúng
đã chuyển hóa lẫn nhau, hay chỉ là những thiên thể hoàn toàn
độc lập. Nhưng nay, những lỗ đen có kích cỡ trung bình được
tìm thấy đã chỉ ra rằng, ắt phải có một mắt xích liên quan
nào đó giữa chúng”, ông Steinn Sigurdsson, Đại học bang
Pennsylvania, nói.
Các nhà nghiên cứu hy vọng, với sự có mặt
của các lỗ đen trung gian, họ sẽ sớm tìm ra quá trình thành
tạo của các chòm sao, các lỗ đen, tuổi tác cũng như mối liên
quan giữa chúng.
B.H. (theo
Reuters)
|
17-
Hubble quan sát được bánh xe thiên hà
 |
Vành đai xanh bao lấy một
nhân đậm đặc các vì sao lạnh.
|
Đài thiên văn vũ trụ
Hubble vừa chụp được chân dung của một trong những
thiên hà kỳ lạ nhất: một vành đai những ngôi sao
xanh sáng chói bao quanh một "trái tim” vàng đục,
yếu ớt.
Thiên hà này được
mệnh danh là Hoag’Object, nằm cách chúng ta
khoảng 600 triệu năm ánh sáng trong chòm sao
Serpens. Hoag’Object có đường kính khoảng 120.000
năm ánh sáng, rộng hơn một chút so với Milky Way
(Dải Ngân hà). Vành khăn bao ngoài của nó là tập hợp
gồm vô số những ngôi sao trẻ nóng bỏng, trong khi ở
tâm lại ken đặc những ngôi sao già và lạnh hơn rất
nhiều.
Giới nghiên cứu tin rằng khoảng
tối giữa vành đai sáng và nhân thiên hà có thể chứa
những cụm sao quá mờ nhạt mà Hubble không thể phát
hiện được. Dù vậy, Hubble đã thành công hơn mức mong
đợi của họ - “bức chân dung này đã cung cấp nhiều
chi tiết hơn bất cứ bức ảnh nào về thiên hà
Hoag’Object từ trước tới nay”.
Các nhà thiên văn cho biết quan
sát của Hubble sẽ giúp họ tìm hiểu được quá trình
hình thành của những vật thể kỳ lạ như vậy. Một số
giả thuyết cho rằng đã có sự "nuốt nhau" giữa hai
thiên hà: Một thiên hà có thể đột nhập vào một thiên
hà khác, khởi động cho quá trình thành tạo mãnh liệt
các vì sao. Tuy vậy, Hoag’Object không có dấu hiệu
của một vụ va chạm tương tự. Các nhà khoa học cho
rằng vành đai sao xanh của nó là tàn tích mà một
thiên hà để lại, khi tạt ngang qua tâm của một thiên
hà khác vào khoảng 2-3 tỷ năm trước đây.
B.H.
7/9/02(theo CNN) |
|
18-
Xây dựng kính thiên văn khổng lồ ở Chile
 |
Mô hình kính thiên văn Owl. |
Với gương chính rộng hơn 100
mét (bằng cả một sân bóng), kính thiên văn Owl sẽ có độ phân
giải cao gấp 40 lần của đài thiên văn vũ trụ Hubble, và có
thể quan sát những vật thể mờ hơn vài ngàn lần so với những
gì mờ nhạt nhất mà các kính thiên văn hiện nay có thể nhìn
thấy.
Owl (Overwhelmingly Large
Telescope) là một dự án lớn, vì thế người ta sẽ cần tới
những nỗ lực quốc tế mới có thể hoàn thiện được nó. Tổ chức
Đài quan sát Nam Âu, cơ quan đã đưa ra đề xuất về dự án này,
hiện đang thảo luận về địa điểm đặt kính với Chile. Khu vực
dự kiến sẽ là sa mạc Atacama ở phía bắc
Chile - sa mạc khô cằn nhất thế giới, khiến nó trở thành nơi
lý tưởng cho các nghiên cứu thiên văn. Hiện tại, nhiều cơ
quan nghiên cứu vũ trụ của Mỹ, châu Âu và Anh cũng đã có mặt
tại đây.
Owl sẽ được đặt ở độ cao
5.000 mét và vận hành gần như một đài thiên văn vũ trụ. Gần
đó là trạm hoạt động của các nhà nghiên cứu. Hiện tại, kính
thiên văn này đang còn ở giai đoạn thiết kế, chưa rõ chi phí
và quy mô thời gian sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho
biết, họ sẽ sử dụng tới những tiến bộ mới nhất trong công
nghệ kính thiên văn, để tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực
quan sát. Chiếc gương chính của kính, giống như
cặp kính thiên văn Keck ở Hawaii, sẽ được làm từ 1.500
múi lục giác. Ngoài ra, người ta cũng sẽ sử dụng một số kỹ
thuật máy tính tiên tiến - quang học động và mô phỏng - để
làm tăng độ phân giải của ảnh.
Các nhà khoa học cho rằng
Owl có thể sẽ làm cách mạng hoá ngành thiên văn mặt đất (các
đài thiên văn đặt ở mặt đất chứ không phải ở trên quỹ đạo).
“Với một kính thiên văn có tầm quan sát lớn gấp 10 lần so
với tất cả các kính thiên văn trước đây, bạn có thể theo dõi
các vật thể mờ hơn vài ngàn lần so với những gì mờ nhạt nhất
mà bạn từng nhìn thấy bằng các kính thiên văn hiện nay”,
Roberto Gilmozzi, giám đốc đài quan sát Paranal của ESO, cho
biết.
Ông Gilmozzi nói thêm:
“kính thiên văn này sẽ là một cửa sổ vĩ đại mở ra vũ trụ,
cho phép chúng ta phát hiện ra sự có mặt của ôxy nếu có bất
kỳ hành tinh nào giống với trái đất quay quanh các ngôi sao
láng giềng của chúng ta. Nó cũng cho phép con người khám phá
các vì sao đang bùng nổ ở rìa Vũ trụ”.
B.H. (theo
BBC)
|
19-
Khám phá sao Hỏa ngay trên trái đất
 |
Sa mạc Atacama ở bắc
Chile, nơi hầu như không có cả vi khuẩn sinh
sống. |
Có hai nhân tố chính
quết định đến sự sống trên sao Hỏa: cực lạnh - nhiệt
độ trung bình âm 69 độ C - và cực khô. Người
ta đã biết đến ảnh hưởng của điều kiện cực lạnh đối
với sự sống, nhưng tác động của khô hạn thì vẫn còn
là bí ẩn.
Để làm sáng tỏ
điều này, NASA đang nghiên cứu sa mạc Atacama ở bắc
Chile, sa mạc khô nhất thế giới.
Một số sinh vật có
thể tồn tại trong điều kiện rất ít nước, số khác,
lại có thể "thoi thóp" nhờ hơi ẩm của không khí. Vậy
thì đâu là giới hạn dưới của sự sống? Các nhà khoa
học của NASA đang cố tìm hiểu điều này. Nhưng không
phải lúc nào họ cũng có thể tạo môi trường khắc
nghiệt trong các phòng thí nghiệm. Cách tốt nhất là
ra ngoài và quan sát phòng thí nghiệm thiên nhiên.
Đối với họ, một chuyến đi lên sao Hỏa dường như vẫn
còn là viễn tưởng, thì một chuyến đi tới sa mạc
Atacama lại hoàn toàn có thể. Bằng việc nghiên cứu
sự sống ở Atacama, NASA hy vọng sẽ biết thêm về khả
năng có mặt sự sống trên hành tinh mang tên Thần
Chiến Tranh.
Ở Atacama, nước
hiếm hoi đến nỗi khó có sinh vật nào tồn tại được.
Một số vùng trên sa mạc này đã không có mưa trong
nhiều thế kỷ nay. Khắp sa mạc không có bóng dáng
thực vật, có nơi không có cả cyanobacteria - loài vi
sinh vật quang hợp sống trên bề mặt hoặc ẩn nấp
dưới các hòn đá có thể thấy ở hầu hết các sa mạc
khác. Tuy nhiên, Atacama không quá khô và cũng không
quá lạnh như hành tinh Đỏ, mặc dù nó lạnh hơn hầu
hết các sa mạc khác trên trái đất. Nhiệt độ của sa
mạc này ôn hòa như ở Địa Trung Hải, dao động từ 0
đến 23 độ C.
“Khó khăn trong
việc xây dựng một mô hình sao Hỏa trên trái đất là
hành tinh Đỏ quá lạnh lẽo và khô khan, trong khi
trên trái đất, hai điều kiện đó thường không đi kèm
với nhau" - Friedmann, một nhà vi sinh học của Đại
học bang Florida (Mỹ) và Trung tâm nghiên cứu Ames
của NASA, cho biết. Vì thế, các nhà nghiên cứu đã
tìm hiểu ảnh hưởng riêng biệt của hai yếu tố
này ở hai nơi khác nhau trên trái đất. "Tại Nam Cực,
chúng tôi có thể nghiên cứu điều kiện cực lạnh. Còn
Atacama sẽ giúp chúng tôi trả lời câu hỏi: ảnh hưởng
của tình trạng thiếu nước lên sự sống”, Friedmann
nói.
Những nghiên cứu
sơ bộ cho thấy sự sống không hiện diện ở Atacama,
bằng chứng là có những khối nitrate lớn trên sa mạc
này. Nitrate được sinh ra từ các tia chớp trong
những cơn dông. Chúng lắng đọng xuống bề mặt sa mạc,
nhưng với số lượng nhỏ hầu như không thể phân biệt
nổi. Thông thường, vi khuẩn và thực vật sẽ sử dụng
ngay lượng nitrat do các tia chớp tạo ra. Sự tích tụ
nitrat trên Atacama có nghĩa là sự sống không hề tồn
tại ở đó.
“Có lẽ sẽ còn khá
lâu nữa trước khi chúng tôi biết được lượng nước tối
thiểu cần để duy trì sự sống. Vì để tìm ra giới hạn
dưới của nhiệt độ mà sinh vật chịu đựng được, chúng
tôi đã phải mất 20 năm mày mò ở Nam cực", Friedmann
nói. Ông cũng thừa nhận rằng việc nghiên cứu Atacama
cũng chưa thể tìm ra đáp án cuối cùng cho các câu
hỏi về sự sống trên hành tinh Đỏ.
B.H.
27/4/02(theo Cosmi) |
|
20-
Hai thiên hà xoắn vào nhau theo hình trôn ốc
 |
Hai thiên hà đang vờn đuổi nhau. |
Kính thiên văn Hubble mới
đây đã quan sát được những hình ảnh sắc nét về hai thiên hà
cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng. Dựa trên đó, các nhà
khoa học Mỹ đã lập ra một mô hình miêu tả quá trình va chạm
và sáp nhập giữa chúng.
"Chưa bao giờ người ta
được chiêm ngưỡng những hình ảnh chi tiết như vậy về
chiến tranh giữa các thiên hà", ông John Hibbard, thuộc
nhóm thiên văn Hubble, nói. "Hai hệ thống vật chất khổng lồ
này quấn vào nhau trong một chuyển động xoáy trôn ốc, gây ra
các cơn lốc hạt khủng khiếp ở biên". Cuộc chiến
này đã làm biến đổi đáng kể hình dạng của hai thiên hà.
Tuy nhiên, các bức ảnh chỉ
cho biết những trạng thái nhất định của hai thiên hà, chứ
không cung cấp một bức tranh toàn cảnh về quá trình vận động
và biến đổi của chúng. Nhằm làm sáng tỏ vấn đề này, nhóm
nghiên cứu của Joshua Barnes, Viện thiên văn ĐH Hawaii (Mỹ),
đã lập một mô hình miêu tả quá trình va chạm giữa hai thiên
hà. "Việc lập mô hình này cũng giống như dựng lại cảnh một
tai nạn xe hơi. Chúng ta chỉ có một vài bức ảnh về hiện
trường. Nhưng sau khi phân tích vị trí và những thay đổi về
hình dạng của các vật thể trên hiện trường, chúng ta có thể
dựng lại sự kiện".
Theo tính toán của nhóm
khoa học, cách đây khoảng 150 triệu năm, hai thiên hà tiến
sát lại nhau và vờn đuổi nhau theo hình xoắn trôn ốc. Có thể
tưởng tượng chúng như hai chiếc lá bị gió xoáy thốc lên, vừa
bay lên cao vừa xoắn chặt vào nhau. Dự đoán khoảng 400 triệu
năm nữa, hai thiên hà này sẽ nhập một.
Việc nghiên cứu chuyển
động của hai thiên hà này cung cấp thông tin quan trọng về
số phận của thiên hà chúng ta. Theo dự đoán của các nhà
thiên văn, thiên hà của chúng ta có thể sẽ va chạm với thiên
hà Andromeda trong vòng 5 tỷ năm tới.
Minh Hy
(theo dpa) |
21-
Tàu con thoi trở về sau khi hoàn thành sứ mệnh
 |
Columbia trở về cùng 7 nhà du
hành. |
Chiều qua (giờ Hà Nội), tàu
con thoi Columbia đã tiếp đất an toàn tại Căn cứ Vũ trụ
Kennedy, bang Florida (Mỹ), kết thúc chuyến bay 11 ngày nhằm
nâng cấp hàng loạt thiết bị trên đài thiên văn Hubble, cải
thiện tầm nhìn của nó.
Các phi hành gia trên
tàu đã có 36 giờ lơ lửng làm việc ngoài vũ trụ, trong đó
đáng kể nhất là việc lắp đặt một camera tiên tiến (sẽ
nâng khả năng chụp ảnh của Hubble lên 10 lần), thay thế
bộ kiểm soát năng lượng, lắp đặt các cánh pin mặt trời
và một hệ thống làm lạnh mới. Tuy nhiên, phải ít nhất
một tháng nữa, NASA mới biết chắc liệu
hệ thống làm lạnh có khôi phục được hoạt động của
chiếc camera hồng ngoại hay không. Camera này đã ngừng
vận hành từ năm 1999 do bị cạn kiệt chất làm lạnh. Nhiệm
vụ của nó là nghiên cứu những mô hình thời tiết trên các
hành tinh trong hệ mặt trời, tìm kiếm hành tinh lạ và
nghiên cứu các vân bụi trong thiên hà.
Lịch sử
đài thiên văn Hubble |
1977 -
Dự án bắt đầu
1985 - Xây dựng Hubble
24/4/1990 - Phóng Hubble
12/1993 - Sửa chữa gương rạn
2/1997 - Bảo trì lần 2
12/1999 - Sửa chữa khẩn cấp con quay hồi chuyển
3/2002 - Thực hiện sửa chữa chưa làm được trong
năm 1999
2004 - Bảo trì lần cuối
2010 - Kết thúc sứ mệnh Hubble |
Trong 12 năm qua, kính thiên văn vũ trụ
Hubble đã thực hiện được khối lượng khám phá đáng kinh ngạc
về tuổi đời và trạng thái tự nhiên của vũ trụ. Các nhà khoa
học hy vọng sau lần nâng cấp này, kính thiên văn sẽ giúp họ
có những phát hiện đáng kể hơn nữa.
Dự kiến Hubble sẽ trải qua một lần tân
trang nữa vào năm 2004, và làm việc tới năm 2010. Đến
lúc đó, tàu không gian có kích cỡ bằng chiếc xe buýt này sẽ
được thu hồi, đưa trở về trái đất và trưng bày tại Viện
Nghiên cứu Smithsonian (thủ đô Washington).
B.H. (theo
BBC)
|
22-
Kết thúc việc nâng cấp kính Hubble
 |
Linnehan và Grunsfeld sử
dụng cánh tay robot để kết thúc quá trình
nâng cấp và sửa chữa Hubble.
|
23h đêm qua (giờ Hà
Nội), hai nhà du dành Richard Linnehan và John
Grunsfeld đã lắp đặt thành công một hệ thống làm
lạnh mới vào đài thiên văn vũ trụ Hubble. Đây
là chuyến ra ngoài không gian lần thứ 5 và cũng là
cuối cùng của phi đoàn trên tàu con thoi Columbia.
NASA hy vọng thiết
bị mới sẽ giúp các nhà thiên văn tiếp tục sử dụng
được chiếc Camera hồng ngoại và Quang phổ kế
(Nicmos) của Hubble. Camera này vốn vận hành ở nhiệt
độ cực thấp, nhưng nó đã ngừng hoạt động từ năm 1999
khi bị cạn kiệt chất làm lạnh. Nicmos từng được sử
dụng để nghiên cứu các chùm sao trẻ, những ngôi sang
đang bùng nổ và bầu khí quyển của các hành tinh.
Chuyến ra ngoài
không gian này cũng là lần cuối cùng trong sứ mệnh
nâng cấp Hubble của phi đoàn trên tàu
Columbia. Trong 4 lần đi bộ trước, các phi hành gia
đã lắp đặt nhiều thiết bị mới, trong đó có một
camera cực mạnh làm tăng khả năng nhìn xa của kính
lên 10 lần, một thiết bị kiểm soát năng lượng,
và các tấm pin mặt trời…
Dự kiến tàu Columbia sẽ tiếp đất
trở lại vào ngày 12/3.
B.H.
9/3/2002(theo BBC) |
|
23-
Hubble nhận thiết bị kiểm soát năng lượng mới
 |
Đài thiên văn vũ trụ Hubble sau
khi được thay bộ kiểm soát năng lượng mới. |
Ca “đại phẫu” của đài thiên văn Hubble đã kết thúc thành
công đêm qua, sau khi hai nhà du hành hoàn tất việc lắp ráp
bộ kiểm soát năng lượng mới. 4 tiếng 25 phút sau, dòng điện
đã được gửi tới thiết bị này.
Để thực hiện "phẫu thuật", NASA đã phải
tắt điện trên toàn bộ đài thiên văn - lần đầu tiên trong
lịch sử 12 năm của Hubble.
Bộ kiểm soát năng lượng cũ đã già nua, làm
việc tậm tạch và phập phù như “ông già hết hơi”. Vì thế nó
cần được về hưu càng sớm càng tốt. Khó khăn là ở
chỗ, các chuyên gia NASA chưa bao giờ thay thế một thiết bị
như thế. Họ sợ rằng nếu tắt điện trên Hubble, đài thiên văn
cũng “yên nghỉ” luôn. Nhưng thật may mắn, mọi chuyện đều
suôn sẻ.
Sau thành công đêm qua, sáng nay, các nhà
du hành tiếp tục thực hiện chuyến ra ngoài không gian lần
thứ tư, để lắp ráp một camera tiên tiến, tăng khả năng nhìn
xa của Hubble lên 10 lần.
B.H. (theo
AP)
|
24- Đài thiên
văn Hubble sắp trải qua “ca phẫu thuật tim”
 |
James Newman và Michael
Massimino trong chuyến ra ngoài không gian
hôm thứ ba. |
Hôm nay (6/3),
các nhà du hành trên tàu con thoi Columbia sẽ thực
hiện sứ mệnh nguy hiểm nhất trong chuyến bay của họ:
lắp bộ kiểm soát năng lượng mới vào kính thiên văn
Hubble. Việc này được ví như một “ca phẫu thuật
tim”. Nếu thất bại, đài thiên văn trị giá 2 tỷ USD
này sẽ bị tê liệt hoặc trở thành vô dụng.
Cuộc "phẫu thuật"
dự kiến diễn ra hôm nay, trong lần ra không gian thứ
ba của các nhà du hành. Hai "bác sĩ" trong ca mổ là
John Grunsfeld, một nhà vật lý học thiên thể từng
vận hành Hubble trước kia, và Richard Linnehan, bác
sĩ thú y.
Cơ quan Hàng không
Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, họ không có lựa chọn nào
khác ngoài thay thế bộ kiểm soát năng lượng đầu tiên
của Hubble. Thiết bị 12 tuổi này đã hom hem
lắm rồi. Nó không những chẳng làm được gì, mà
còn gây ảnh hưởng đến khả năng dẫn điện trong đài
thiên văn. Trong tình huống xấu nhất, một số nguồn
pin của đài thiên văn có thể bị nóng quá, nứt
vỡ, phá hỏng Hubble. Vì thế, mặc dù ca phẫu thuật
khá nguy hiểm, "nhưng còn ít nghiêm trọng hơn so với
việc cứ để nguyên Hubble như cũ".
Trước khi tiến
hành sửa chữa, các du hành gia phải tắt điện hoàn
toàn trên kính thiên văn - trường hợp đầu tiên xảy
ra trên quỹ đạo. Các kỹ sư điều khiển dưới mặt đất
sẽ phải chạy đua với thời gian, vì hệ thống không
thể tồn tại trong tình trạng mất điện quá lâu: Chúng
có thể bị cái lạnh trong vũ trụ phá hỏng.
NASA tuyên bố, họ
không chắc chắn rằng Hubble sẽ hoạt động bình thường
khi bộ kiểm soát năng lượng mới được gắn vào và bật
điện trở lại.
Hôm qua, hai phi
hành gia James Newman và Michael Massimino đã lắp
đặt tấm pin mặt trời mới cho Hubble và thay thế một
bánh lái lỏng lẻo. Họ cũng đã nới lỏng những chiếc
chốt trên cửa dẫn tới bộ kiểm soát năng lượng và
pin.
Trước đó, hôm thứ
hai, trong lần ra ngoài không gian đầu tiên,
Grunsfeld và Linnehan đã treo các tấm màn thu nhiệt
trên kính thiên văn, nơi để các thiết bị nhạy cảm,
nhằm giữ ấm cho chúng khi Hubble mất điện.
B.H. (6/3/2002,
theo AP) |
|
25- Columbia
"túm lấy" Hubble để sửa chữa
 |
Hubble bị "tóm" khi đang
bay với tốc độ 8 km/giây. |
Chiều qua (giờ Hà
Nội), gần 48 tiếng sau khi Columbia
cất cánh, phi hành gia Nancy Currie đã điều
khiển một cánh tay robot của tàu con thoi, vươn
ra tóm lấy kính thiên văn Hubble đang trôi cách đó
10 mét, bắt đầu nhiệm vụ sửa chữa tốn nhiều triệu
đôla.
Columbia mang
theo 10 thiết bị đắt tiền, với giá tổng cộng 172
triệu USD, bao gồm các tấm pin mặt trời mới, một bộ
kiểm soát năng lượng, một camera hiện đại, một thiết
bị khắc phục sự cố trên Hubble và một hệ thống để
tái khởi động chiếc camera hồng ngoại đã ngừng hoạt
động.
7 nhà du hành trên tàu sẽ thực
hiện 5 chuyến đi bộ ra ngoài khoảng không để sửa
chữa Hubble. Chuyến đầu tiên dự kiến bắt đầu từ
13h27’ chiều nay. Các chuyên gia của NASA đau đầu
nhất với công đoạn sửa chữa bộ kiểm soát năng lượng,
vì họ sẽ phải tắt, rồi bật điện trên đài thiên văn -
một quy trình chưa hề được thực hiện trên Hubble.
Hôm thứ bảy, không
lâu sau khi tàu con thoi cất cánh, một bóng mây lo
ngại đã trùm lên khi người ta phát hiện có trục trặc
trên một trong hai hệ thống làm lạnh của con tàu.
Tuy nhiên, NASA quyết định vẫn sẽ tiếp tục sứ mệnh
đã định.
B.H.
(4/3/2002, theo CNN) |
|
26-
Columbia khởi hành tới đài thiên văn Hubble
 |
Columbia cất cánh từ mũi
Canaveral, căn cứ vũ trụ Kennedy, bang
Florida, Mỹ. |
Ngay trước lúc rạng
đông ở mũi Canaveral (18h22’ ngày 1/3, Hà Nội), tàu
con thoi Columbia lao lên màn trời tối sẫm, bắt đầu
chuyến bay 11 ngày tới Hubble. Tàu mang theo 7 nhà
du hành với sứ mệnh nâng cấp và sửa chữa đài thiên
văn vũ trụ đang quay trên quỹ đạo.
Thời tiết quá
lạnh khiến chuyến bay (theo lịch ban đầu là cất cánh
hôm thứ năm) phải
hoãn lại cho đến hôm qua. Trong 11 ngày tới, tàu
con thoi sẽ mất hai ngày để đuổi theo Hubble, trước
khi nối được với vệ tinh 12 tuổi này vào sáng chủ
nhật. Đây là chuyến bay đầu tiên của Columbia - tàu
con thoi già nhất của Mỹ - kể từ tháng 7/1999.
Khi đã vào quỹ
đạo, các phi hành gia của tàu Columbia sẽ phải thực
hiện 5 chuyến ra ngoài khoảng không trong 5 ngày
liên tiếp, nhằm thay thế và sửa chữa một số thiết
bị trên Hubble. Trong số đó có các tấm pin mặt trời
mới, một bộ kiểm soát năng lượng, một camera hiện
đại, một thiết bị khắc phục sự cố trên Hubble và một
hệ thống để tái khởi động chiếc camera hồng ngoại đã
ngừng hoạt động. Tổng chi phí cho số thiết bị này
lên tới 172 triệu USD.
Hubble được đưa
lên từ quỹ đạo năm 1990. Sau lần sửa chữa đầu tiên
là vào năm 1993, nó trở thành kính thiên văn đầu
tiên quan sát được các hố đen siêu trọng trong trung
tâm của các thiên hà xa xôi. Với các thiết bị nâng
cấp lần này, các nhà thiên văn hy vọng Hubble có thể
nhìn được về quá khứ xa hơn nữa, tới thời điểm mà
các ngôi sao được hình thành sau vụ nổ Big Bang.
B.H.
(2/3/2002, Reuters) |
|
27-
Trời lạnh làm trễ chuyến bay của tàu con thoi tới Hubble?
 |
Những thiết bị sẽ được sửa
chữa và nâng cấp trên Hubble. |
Thời tiết xấu và nhiều vấn đề
phải lo ngại khác có thể làm hoãn giờ cất cánh của
tàu con thoi Columbia, theo dự kiến diễn ra vào
khoảng 18h48’ ngày mai (giờ Hà Nội). Chuyến bay dài
11 ngày, với mục đích nâng cấp và sửa chữa đài thiên
văn Hubble, cải thiện tầm quan sát của nó.
Đây là một trong những chương
trình nâng cấp quy mô nhất của NASA cho tới nay.
Sau những cải tiến này, các nhà khoa học hy
vọng rằng Hubble có thể nhìn lại những sự kiện xảy
ra từ hàng tỷ năm trước, ở những nơi xa xôi trong vũ
trụ, chẳng hạn như sự thành tạo của các vật thể ngay
sau vụ nổ Big Bang.
Tuy nhiên, thời tiết quá lạnh ở
Florida khiến NASA lo ngại rằng băng sẽ bao phủ trên
mặt Columbia trước chuyến bay. Dự báo nhiệt độ ở
thời điểm cất cánh là 3,8 độ C, ngay sát trên điểm
giới hạn an toàn trong điều kiện gió vừa phải. Do
tàu phải bay theo đường quỹ đạo đặc biệt để đuổi
theo Hubble và nối kết với nhau khi hai con tàu nằm
cách bề trái đất 482 km, NASA buộc phải lập kế hoạch
để thời điểm phóng diễn ra trước lúc bình minh, thời
điểm lạnh nhất trong ngày, và lại thuộc một trong
những tháng lạnh nhất trong năm.
Một lo ngại khác của các chuyên
gia quản lý chuyến bay là những chiếc lốp của
Columbia có thể chưa trải qua các thử nghiệm chịu
lực đúng như yêu cầu. Nếu thử lại, NASA sẽ phải trì
hoãn hành trình thêm hàng tuần nữa, chứ không chỉ là
vài giờ.
Một khi đã vào quỹ đạo, phi hành
gia của tàu Columbia sẽ phải thực hiện 5 chuyến ra
ngoài khoảng không trong 5 ngày liên tiếp, để giải
quyết một số việc, trong đó có những việc liên quan
đến hệ thống điện mà họ chưa bao giờ đụng tới. Thử
thách đang ở phía trước các nhà du hành, vì thế,
NASA không muốn để xảy ra một sai sót nhỏ nào.
B.H.
(27/2/2002, theo Reuters) |
|
28-
Hubble mở rộng tầm nhìn vào vũ trụ
 |
Đài thiên văn Hubble có
kích cỡ gấp 10 lần chiếc xe buýt.
|
Đầu tháng tới, khi
được gắn thêm các thiết bị do tàu con thoi Columbia
đưa lên, đài thiên văn vũ trụ mạnh nhất này sẽ trở
nên càng tinh tường hơn. Cho đến nay, Hubble đã làm
việc cật lực trong một thế kỷ, chụp vô số bức ảnh về
sao chổi, điều tra bí ẩn về sự sụp đổ của các tinh
vân và tốc độ mở rộng của vũ trụ…
Trong loạt thiết
bị dự kiến nâng cấp cho Hubble, có một chiếc camera
hệ thống tiên tiến để nâng cao chất lượng ảnh. Với
camera này, theo các nhà nghiên cứu, “Hubble có độ
phân giải cao đến mức, nếu được đặt ở Washington, nó
có thể phân biệt hai đốm lửa nằm cách nhau 1,8 m tại
Tokyo”. Người ta hy vọng đài thiên văn sẽ có đủ năng
lực để nhận ra những hành tinh xung quanh các ngôi
sao, vì cho đến nay, để làm điều này, họ vẫn phải đi
“đường vòng”, tức là dùng đến những biện pháp gián
tiếp. Các thiết bị khác, như tấm lọc sáng, sẽ cho
phép Hubble cải thiện chất lượng nghiên cứu về các
hố đen khổng lồ xa tít tắp trong vũ trụ.
Các nhà du hành
trên tàu Columbia dự định sẽ có 5 chuyến ra ngoài
không gian để lắp đặt cụm thiết bị nâng cấp này.
Chuyến bay kéo dài 11 ngày, dự định bắt đầu vào
28/2.
Phi đoàn 4 trên
ISS hoàn tất chuyến ra ngoài không gian
Chuyến đi bộ hôm
thứ tư, kéo dài 5 giờ 47 phút, do Carl Walz và Dan
Bursch thực hiện, đã thành công tốt đẹp với việc thử
nghiệm thiết bị và quy trình vận hành của khoang
điều áp Quest. Đây là lần ra ngoài không gian đầu
tiên qua cổng Quest mà không cần có sự tham gia của
một tàu con thoi.
Các nhà du hành đã
chuẩn bị cáp để ghép nối với tàu con thoi Atlantis,
dự kiến lên trạm vào tháng 4 tới, chụp ảnh các vật
liệu thí nghiệm bên ngoài ISS (một số mẫu trong đó
được thử nghiệm để tiếp xúc với điều kiện khắc
nghiệt trong vũ trụ)… Ngoài ra, dữ liệu từ chuyến ra
ngoài của họ còn được các nhà khoa học sử dụng để
tìm hiểu tác động của chuyến đi bộ và tình trạng
không trọng lượng dài hạn lên phổi người.
Chuyến bay STS-110
sắp tới của tàu Altantis sẽ mang theo SO Truss - mô
đun sẽ trở thành xương sống của Trạm Quốc tế.
B.H.
(23/2/20, theo CNN, AP,
Cosmi) |
|
29-
Bức ảnh mới về đám bụi hình đầu ngựa nổi tiếng
 |
Đám bụi hình đầu ngựa ở
chòm sao Thiên Lang. Click vào hình để xem
rõ hơn. |
Không có thiên thể
nào được các nhà thiên văn hâm mộ như đám mây bụi
hình đầu ngựa trong chòm sao Thiên Lang. Kính thiên
văn Hubble mới công bố bức ảnh sắc nét nhất về nó.
Đám bụi này có tên
khoa học là Barnard 33. Tuy nhiên, người ta thường
nhắc tới nó với cái tên thân thuộc: đám mây hình đầu
ngựa. Cách trái đất 1.400 năm ánh sáng, đám bụi này
có một vẻ đẹp hùng vĩ kỳ lạ. Nó còn được mệnh danh
là "mái tóc của cô gái đẹp nhất trong vũ trụ", và
được các nhà thiên văn, kể cả nghiệp dư, chụp hàng
nghìn bức ảnh dưới mọi góc độ khác nhau.
Kính thiên văn
Hubble lần này đã gửi về một bức ảnh cực kỳ ấn
tượng: Bức ảnh sắc nét đến nỗi người ta thấy rõ từng
sợi bờm ngựa, thấy cái mõm của nó như đang chuyển
động. Phần sáng trên đầu ngựa cho thấy, các đám bụi
hạt sôi sục đang hoạt động mãnh liệt.
Minh Hy
(31/1/02, theo SPIEGEL) |
|
30-
Ngôi sao đầu tiên xuất hiện rất sớm
 |
Một tỷ năm sau Big Bang,
các ngôi sao đầu tiên có thể đã kết hợp lại
thành thiên hà như thế này (hình mô phỏng). |
Kính thiên văn
Hubble mới chụp được ánh sáng của những ngôi sao
cách đây trên 10 tỷ năm. Phân tích những bức ảnh
này, các nhà khoa học Mỹ đưa ra kết luận, ngôi sao
đầu tiên có lẽ đã hình thành chỉ sau Big Bang khoảng
100 triệu năm - sớm hơn mọi phỏng đoán trước đó.
Lý thuyết cũ
cho rằng, ngôi sao đầu tiên xuất hiện khoảng 1
tỷ năm sau Big Bang, và số lượng các ngôi sao
được sinh ra cứ tăng dần sau đó, rồi đạt mức cực
đại vào thời điểm khoảng 8 -10 tỷ năm. Tuy
nhiên, theo các quan sát mới đây, thì càng gần
Big Bang, số lượng ngôi sao sinh ra càng nhiều,
và giảm dần cho đến ngày nay.
 |
Theo mô hình mới, càng
gần Big Bang, các ngôi sao xuất hiện
càng nhiều. |
Nhóm khoa học của Ken Lanzetta,
Đại học Quốc gia New York ở Stony Brook (Mỹ) đã chụp
được ánh sáng của các ngôi sao hình thành sau Big
Bang khoảng 4-5 tỷ năm. Nghiên cứu các bức ảnh
này, Lanzetta thấy rằng, càng sát gần Big Bang, càng
có nhiều vệt sáng xanh - trắng trong các bức ảnh.
Những vệt sáng này chính là dấu vết của những ngôi
sao mới. Điều đó cho thấy, càng gần Big Bang, số
lượng sao sinh ra càng nhiều.
Theo mô hình của Lanzetta, Big
Bang xuất hiện cách đây khoảng 14 tỷ năm. Thế hệ sao
đầu tiên hình thành khoảng 100 triệu năm sau đó, và
sau 1 tỷ năm, thiên hà đầu tiên đã xuất hiện.
Minh Hy
(9/1/02, theo CNN) |
|
31-
Phát hiện ngôi sao mới sáng gấp 100 lần mặt trời
 |
Mặt trời khổng lồ đang hình
thành từ đám mây khí. |
Vây quanh nó là các
đám mây khí sôi sục, tạo ra một xoáy sáng chói lọi.
Chân dung phác thảo của ngôi sao khổng lồ này do Đài
thiên văn Hubble vừa quan sát được. Đây là lần đầu
tiên người ta chụp được một ngôi sao đang ở giai
đoạn hình thành rõ nét như vậy.
Ngôi sao này có
tên là NGC 6822, nằm ở thiên hà bên cạnh chúng ta,
cách trái đất 1,6 triệu năm ánh sáng. Bức ảnh cho
thấy một mặt trời khổng lồ đang hình thành từ một
đám mây khí sôi sục (xem hình, mặt trời nằm ở góc
dưới).
Theo các nhà thiên
văn, ngôi sao này chỉ mới xuất hiện cách đây 4 triệu
năm, tức là như một đứa trẻ sơ sinh so với mặt trời
của chúng ta (hình thành cách đây 4,5 tỷ năm). Nó
nặng gấp khoảng 20 lần và phát sáng mạnh gấp 100 lần
mặt trời. Các luồng gió hạt ion khủng khiếp trên bề
mặt NGC 6822 thổi một lượng vật chất lớn vào vũ trụ
khiến nó bị mất khối lượng nhanh chóng. Ước tính,
trong vòng 1triệu năm tới, nó sẽ mất đi khối lượng
tương đương sức nặng của mặt trời. Với tốc độ này,
ngôi sao khổng lồ có lẽ chỉ tồn tại được 10 triệu
năm nữa - một đời sống mãnh liệt nhưng quá ngắn ngủi
so với mặt trời của chúng ta.
Tất nhiên, cái
chết nhanh chóng của ngôi sao này sẽ không hoàn toàn
vô nghĩa. Vật chất phì ra sẽ tụ lại ở các đám mây
xung quanh, và có thể tái tạo một ngôi sao mới - nhỏ
bé hơn và ít mãnh liệt hơn. Đây là một quá trình đặc
thù, tạo ra các mặt trời "bền vững" như mặt trời của
chúng ta.
Minh Hy
(8/12/2001, theo SPIEGEL) |
|
32-
Hubble đã có 'đối thủ' dưới mặt đất
 |
Bức ảnh này do kính thiên
văn mặt đất ở Paranal chụp được. |
Một kính thiên văn ở
mặt đất đã chụp được những bức ảnh về các vì sao,
với chất lượng không kém gì hình ảnh do Đài thiên
văn Hubble đang bay trên quỹ đạo ghi được.
Nhóm kỹ sư và
thiên văn học tại Đài quan sát Paranal ở Bắc Mỹ đã
sử dụng một thiết bị hỗ trợ quang học (Adaptive
Optics - AO) để chống lại hiệu ứng méo hình ảnh khi
chụp các vì sao xuyên qua bầu khí quyển. Vì hiệu ứng
này mà từ dưới đất nhìn lên, ta thấy các ngôi sao
như đang nhấp nháy.
AO gồm một chiếc
gương dẻo do máy tính kiểm soát. Hệ thống này sẽ
đánh giá độ hỗn loạn khí quyển, sau đó gửi mệnh lệnh
(500 lần mỗi giây) tới chiếc gương dẻo để loại bỏ sự
nhiễu ảnh. Kết quả là hình ảnh thu được có độ sắc
nét tương tự như các bức ảnh mà Đài thiên văn vũ trụ
Hubble ghi lại (từ vị trí bên trên tầng khí quyển
hoạt động mạnh của trái đất).
Hệ thống AO được
nối với chiếc kính thiên văn Yepun có đường kính 8,2
m. Yepun là kính thiên văn thứ tư và là chiếc cuối
cùng tạo nên tổ hợp kính thiên văn cực lớn (VLT) tại
Paranal. Đài quan sát Nam Âu (đang vận hành Paranal)
và các đối tác ở Đức, Pháp đã làm việc trong một
thời gian dài để có được hệ thống hỗ trợ quang học
hiệu quả này.
B.H.
(5/12/2001, theo BBC) |
|
33-
Kính thiên văn khổng lồ siêu nhẹ
 |
Chiếc gương mới ra lò cực
nhẹ ở Đại học Arizona, Mỹ. |
Các nhà khoa học đã
tìm được cách tạo ra loại gương siêu nhẹ, đến mức
người ta có thể đưa những kính thiên văn khổng lồ
vào quỹ đạo, mà so với chúng, Đài thiên văn vũ trụ
Hubble hiện nay chỉ là một chú lùn.
Hubble là niềm tự
hào của cộng đồng các nhà thiên văn học. Nó từng làm
chúng ta kinh ngạc và xúc động với những bức ảnh cực
nét về không gian bao la. Nhưng cho đến nay, Hubble
đã trở thành chiếc kính viễn vọng cổ lỗ trong vũ
trụ.
Trong khi chiếc
gương chính của Hubble quá nhỏ, với đường kính chỉ
gần 2,4 m, thì tham vọng của các nhà khoa học là có
được những kính thiên văn vũ trụ cỡ bằng sân bóng
đá. Nhưng nếu vẫn áp dụng công nghệ cũ (công nghệ
xây dựng kính thiên văn mặt đất), người ta sẽ không
thể đưa được chiếc kính khổng lồ như vậy vào quỹ đạo
vì nó quá nặng và cồng kềnh. Muốn vậy, điều kiện đầu
tiên là phải làm giảm trọng lượng của gương.
Để thực hiện nhiệm
vụ này, một nhóm khoa học thuộc Đại học Arizona ở
Tucson, Mỹ, đã bắt tay chế tạo loại gương siêu nhẹ.
Sản phẩm đầu tiên của họ là một chiếc gương có đường
kính 50 cm mà chỉ nặng 0,9 kg, nhẹ hơn rất nhiều so
với gương của Hubble, mỏng chưa đầy 0,1 cm (so với
vài cm của loại kính thiên văn thông thường). Ngoài
ra, nó có thể uốn cong bất cứ khi nào cần thiết, chứ
không cứng nhắc như gương Hubble.
Theo nguyên mẫu
này, người ta sẽ chế tạo một chiếc gương có đường
kính 2 m, phục vụ thế hệ kính thiên văn tương lai
của NASA, dự kiến đưa vào quỹ đạo năm 2009. Xa hơn
nữa, người ta đã có thể nghĩ tới chiếc gương to bằng
một sân bóng đá. Nhưng thay vì hướng mặt ra ngoài
không gian, những chiếc gương này sẽ trông về trái
đất, cung cấp thông tin để các nhà khoa học theo dõi
diễn biến thời tiết, cháy rừng... Tất nhiên, không
một tên lửa nào có thể mang theo chiếc gương to như
thế vào quỹ đạo. Giải pháp đưa ra ở đây là chiếc
gương gồm sẽ nhiều mảnh nhỏ. Khi lên đến quỹ đạo,
người ta lắp ráp nó thành một kính thiên văn hoàn
chỉnh.
B.H.
(27/10/2001, theo ABC) |
|
34-
Hubble chụp ảnh tâm chòm sao hình cầu
 |
Các ngôi sao chen chúc nhau
trong chòm sao hình cầu Omega Centauri. |
Với con mắt "thần"
của Đài Thiên văn vũ trụ Hubble (NASA), các nhà
thiên văn lần đầu tiên quan sát được một cách chi
tiết trung tâm của Omega Centauri. Chòm sao đậm đặc
đến nỗi trong lòng nó, các vụ "đụng độ" thường xuyên
xảy ra.
Omega Centauri nằm
cách trái đất 17.000 năm ánh sáng. Nó là tập hợp gồm
vài triệu ngôi sao đang cuộn xoáy trên các quỹ đạo
cố định, xung quanh một tâm hẫp dẫn chính. Chòm sao
này đông dân đến mức, bằng kính thiên văn mặt đất,
các nhà khoa học không tài nào phân biệt được từng
thành viên. Hubble là thiết bị cứu nguy cho rắc rối
này.
Bức tranh trên do
Hubble chụp được ngày 11/6/1997. Trong đó, phần lớn
các ngôi sao đều mờ nhạt. Có những ngôi sao lùn màu
trắng pha vàng tương tự như mặt trời của chúng ta.
Một vài ngôi sao rực màu cam, chúng là những vật thể
khổng lồ đỏ rực sắp sửa cạn kiệt nhiên liệu. Ngoài
ra, còn có các ngôi sao màu xanh nhạt, ở độ tuổi
trung gian giữa “sao lùn” và sao khổng lồ đỏ rực.
Omega Centauri là
chòm sao hình cầu nặng nhất và toả sáng nhất trong
hệ thiên hà Milky Way của chúng ta, với các cư dân
có tuổi khoảng 12 triệu năm. Nó là một trong số ít
các chòm sao hình cầu có thể nhìn thấy bằng mắt
thường, trông giống như một đám mây nhỏ trên vòm
trời phương nam.
B.H.
(5/10/20001; theo CNN) |
|
35-
Phát hiện lỗ rò trên khoang động cơ của tàu con thoi
Columbia
 |
Columbia được đưa tới Trung
tâm Vũ trụ Kennedy hồi tháng 3, sau 17 tháng
đại tu tại California.
|
Các nhân viên của
NASA mới đây đã tìm thấy những lỗ thủng trên vỏ hai
khoang động cơ của Columbia - tàu con thoi đã sẵn
sàng cho chuyến bay lên Đài thiên văn Hubble vào đầu
năm tới.
Những lỗ rò này
nằm trên một trong số 12 mối hàn của các khoang chứa
thiết bị định hướng. Mỗi tàu con thoi thường có hai
khoang định hướng như thế ở đuôi tàu, gắn với các
động cơ và tên lửa đẩy, dùng để chỉnh hướng bay, đưa
tàu vào quỹ đạo cũng như khi hạ cánh. Các chuyên gia
kỹ thuật đang cố gắng xác định xem liệu những lỗ rò
này có làm yếu mối hàn của khoang định hướng với
phần cuối thân tàu hay không.
Hiện tại, sự cố
trên đã được khắc phục với Columbia, nhưng người ta
chưa rõ ba tàu con thoi còn lại đang trong nhà kho
có gặp phải tình trạng tương tự. Trong số ba chiếc
đó có Endeavour - tàu con thoi sẽ cất cánh sau
Columbia. Chuyến bay ngày 29/10 của nó lên Trạm Quốc
tế có lẽ sẽ phải lùi lại vì NASA cần vài tuần để
kiểm tra khoang định hướng của tàu con thoi này.
B.H.
(1/10/01, theo CNN) |
|
36-Thiên hà biến dạng trong không gian
 |
Thiên hà ESO 510-G13 bị
vênh sau một vụ va chạm trong vũ trụ. |
Hôm qua (2/8), kính
thiên văn Hubble đã chớp được hình ảnh về một thiên
hà méo mó, cách trái đất khoảng 150 triệu năm ánh
sáng. Nhìn ngang, cấu trúc này khác hẳn với hệ thiên
hà xoắn của chúng ta.
Những thiên hà
xoáy ốc thông thường (mà thiên hà của chúng ta là
một ví dụ) đều có các cánh tay hình xoắn và các đĩa
bụi, và nếu quan sát từ phía rìa, chúng có hình dạng
tương đối bằng phẳng.
Nhưng thiên hà mới
quan sát được lại có dạng cong vênh kỳ lạ, chứng tỏ
rằng trong thời gian gần đây, nó đã va chạm vào các
chùm sao khác.
Minh Hy
(3/8/01, theo CNN) |
|
37- Hình ảnh rõ
nét nhất về sao Hoả
 |
Ảnh chụp sao Hoả ngày 26/6. |
Bức ảnh rõ nét nhất
về hành tinh Đỏ do kính viễn vọng Hubble chụp được
vào ngày 26/6 cho thấy, những đám mây băng trắng ở
hai cực và các xoáy bụi màu da cam đang vần vũ ráo
riết trên bề mặt của sao Hoả.
Các nhà thiên văn
cho biết, cứ vào những mùa nhất định, luôn có một
lượng lớn các xoáy mây băng chuyển động rất mạnh
trên sao Hoả. Xoáy lớn nhất có thể quan sát được
trên cực bắc, bên cạnh một quầng mây bụi nhỏ hơn.
Một xoáy lớn khác thoát ra từ phía nam bán cầu.
Cứ sau 2 năm 2 tháng, sao Hoả lại
tiến đến gần trái đất nhất trong chu kỳ quay của nó.
Tuy nhiên, do chuyển động trên quỹ đạo hình elip,
nên mỗi lần khoảng cách từ nó tới trái đất lại khác
nhau, từ 56 tới 101 triệu km. Năm 2003 sẽ đến thời
điểm sao Hoả tiến gần trái đất nhất (56 triệu km),
và phải đến năm 2287 mới lặp lại hiện tượng này.
Minh Hy
(8/7/2001, theo BBC,
7/7) |
|
38- Những hành
tinh đi hoang
 |
6 thiên thể lang thang có
thể là các thành viên của chùm sao M22. |
Kính thiên văn
Hubble mới quan sát thấy 6 thiên thể, chỉ nặng
khoảng 80 lần trái đất, đi lang thang trong thiên
hà, hoàn toàn thoát khỏi trường hấp dẫn của các sao
mẹ. Đây có lẽ là những thiên thể nhỏ nhất thoát khỏi
quỹ đạo đã từng quan sát được.
Theo các nhà thiên
văn, 6 thiên thể mới quan sát thuộc chùm các ngôi
sao nhỏ M22, cách trái đất 8.500 năm ánh sáng. Để
kiểm chứng xác thực hơn, Kailash Sahu và các đồng
nghiệp dự định sẽ quan sát trung tâm của chùm sao
trong khoảng một tuần liền.
Các nhà thiên văn đã thành công
nhờ sử dụng phương pháp “khuếch đại hấp dẫn”
(gravitational microlensing).
"Khuếch đại"
(lensing) là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra khi một
hành tinh hoặc một thiên thể di chuyển tự do trong
vũ trụ đột nhiên chắn giữa trái đất và một ngôi sao
nào đó. (Ngôi sao là những thiên thể tự phát sáng,
còn hành tinh là những thiên thể "tối", quay quanh
một ngôi sao và được nó chiếu sáng ). Khi ánh sáng
đi qua thiên thể, nó bị trường hấp dẫn của thiên thể
bẻ cong. Người quan sát trên trái đất đo được góc
lệch của ánh sáng. Nếu thiên thể càng lớn thì ánh
sáng bị bẻ cong càng mạnh và góc lệch cũng càng lớn.
Dựa trên độ lớn của góc lệch này, người ta tính ra
khối lượng của thiên thể. Hình ảnh quan sát được gọi
là "ảnh giả" (spurious). Theo dõi thời gian xuất
hiện ảnh giả và độ mạnh yếu của nó, cùng với khoảng
cách giữa ngôi sao và trái đất, người ta tính ra
được khoảng cách của thiên thể với ngôi sao "mẹ".
Phương pháp này gọi là "khuếch đại hấp dẫn"
(gravitational microlensing).
"Khuếch đại hấp
dẫn" đã được sử dụng để săn đuổi các chùm sao cực
nhỏ ở trung tâm và vầng sáng ven dải ngân hà của
chúng ta, cũng như những sao mờ và các hành tinh có
khối lượng nhỏ ở rất xa", Kailash Sahu nói.
Các nhà thiên văn
cho biết, tính được chính xác khối lượng các thiên
thể lang thang sẽ mở ra những khám phá lớn về sự
hình thành của các hành tinh và ngôi sao.
Minh Hy
(30/6/01, theo CNN,
29/6) |
|
39- Vành đai sao
Thổ biến đổi theo mùa
 |
Vành đai sao Thổ nở rộng từ
mùa thu sang mùa đông. |
Các nhà khoa học Mỹ
mới công bố một chuỗi hình ảnh sao Thổ ở 5 thời điểm
khác nhau do kính thiên văn Hubble chụp trong thời
gian 1996-2000. Kết quả quan sát từ quỹ đạo phía bắc
cho thấy, từ mùa thu qua mùa đông, "vòng hào quang"
tuyệt đẹp của hành tinh này có xu hướng phình to ra.
“Đây là những quan
sát chính xác nhất mà chúng tôi có thể có được từ
trái đất”, nhà du hành vũ trụ R. French nói. Ảnh thứ
nhất được chụp ngay sau thời điểm thu phân, ảnh cuối
vào thời điểm đông chí khi sao Thổ ở độ nghiêng lớn
nhất trên quỹ đạo phía bắc. Quan sát cho thấy, màu
sắc của vành đai cũng biến đổi liên tục.
Việc nghiên cứu
màu sắc vành đai sao Thổ có thể giải đáp được nhiều
nghi vấn. Ví dụ, màu hồng nhạt rất có thể là hình
ảnh quang phổ của hỗn hợp chất hữu cơ và nước đóng
băng.
Vành đai có độ dày
10 km, được giả thuyết hình thành từ các cục bụi
nước. Những mẩu này liên kết lại với nhau khi chúng
quay quanh quỹ đạo sao Thổ. Tuy nhiên, còn nhiều câu
hỏi chưa được giải đáp như, vành đai được hình thành
thế nào và nó sẽ còn toả sáng bao lâu nữa.
Trong hệ mặt trời,
tuy sao Mộc và sao Thiên Vương cũng có vành sáng
tương tự, nhưng không đẹp và không dễ quan sát như
vành sáng của sao Thổ.
Tàu vũ trụ
Cassini/Huygens, phóng đi năm 1997, dự kiến sẽ hạ
cánh trên Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ vào
năm 2004. Sau đó, nó sẽ quay quanh sao Thổ 4 năm nữa
để cung cấp những thông tin chính xác về hành tinh
này và các vệ tinh của nó.
Minh Hi
(8/6/2001, theo CNN,
8/6) |
|
40-
11 năm đi tìm hằng số Hubble
 |
Kính thiên văn Hubble. |
Kính thiên văn
Hubble (HST) vừa kết thúc công cuộc xác định hằng số
Hubble (con số cho biết tốc độ mở rộng của vũ trụ).
Nhờ HST, chúng ta đã có những hiểu biết cơ bản về
tuổi và kích thước của vũ trụ. Có lẽ giá trị của
hằng số mà nó đưa ra cũng gần chính xác.
Bà Wendy Freedman,
người chỉ đạo dự án hằng số Hubble, cho biết, sau 11
năm quan sát các sao Cepheid thuộc 18 thiên hà khác
nhau và phối hợp số liệu thu được với những giá trị
phỏng đoán trước đây, nhóm nghiên cứu của bà kết
luận: Hằng số Hubble là 72 km/s/parsec (parsec: đơn
vị đo khoảng cách giữa các vì sao, xấp xỉ 3,08 x 10
mũ 13 km).
Con số trước
đây: 50? hay 100?
Năm 1929, nhà
thiên văn học Mỹ Kurt Edwin Hubble nhận định rằng
một thiên hà càng cách xa trái đất bao nhiêu, nó
càng di chuyển ra xa nhanh bấy nhiêu; nói cách khác,
tốc độ di chuyển của một thiên thể tỷ lệ thuận với
khoảng cách từ nó đến người quan sát trên trái đất.
Ý tưởng của ông
Hubble về một vũ trụ không ngừng mở rộng trở thành
cơ sở cho thuyết Big Bang (Vụ nổ lớn). Theo thuyết
này, vũ trụ bắt đầu với một vụ nổ sinh năng lượng
cực mạnh và từ đó đến nay không ngừng giãn nở. Để
xác định tốc độ giãn nở của vũ trụ, người ta phải đo
gia tốc của vật thể gần và xa trái đất, sau đó tính
chênh lệch.
Trước khi HST được
đưa vào sử dụng (năm 1990), các nhà khoa học phỏng
đoán rằng hằng số Hubble là 50, hoặc 100 km/s/triệu
parsec. Nếu kết quả chính xác là 50, điều đó chứng
tỏ một số thiên thể trong vũ trụ có lẽ còn cao tuổi
hơn vũ trụ, tức là chúng tồn tại từ trước khi vũ trụ
bắt đầu giãn nở sau vụ nổ lớn. Còn con số 100
km/s/triệu parsec? Nhiều nhà thiên văn cho rằng như
thế là quá lớn.
HST “ra tay”
giải bài toán
Đo hằng số Hubble
là một trong những mục tiêu cơ bản của HST. Chiếc
kính thiên văn này có “tài” phát hiện ra các thiên
thể mờ, ở xa, không thể quan sát từ trái đất. Điển
hình trong số đó là những ngôi sao có tên “Cepheid”.
Loại sao này “phập phù”, lúc sáng lúc tối và chu kỳ
“phập phù” đó của chúng có liên quan mật thiết đến
thời điểm sáng nhất. Tính chất độc nhất vô nhị này
của các sao Cepheid khiến người ta có thể xác định
khoảng cách từ chúng đến trái đất dễ dàng hơn và vì
thế khoảng cách này trở thành chuẩn so sánh lý tưởng
trong vũ trụ để đo hằng số Hubble.
Bà Freedman cho
biết: “Số liệu của chúng tôi rơi vào khoảng giữa hai
con số ước đoán trước đây”. Không phải 50, không
phải 100, mà là 72 km/s/triệu parsec.
Nhóm nghiên cứu
đồng ý với các phỏng đoán gần đây (căn cứ vào cường
độ của bức xạ vi sóng trong không gian) về hình dạng
và kích thước của vũ trụ.
Nhiều người đánh
giá số liệu do HST đưa ra là “chính xác và đáng tin
cậy nhất”. Tuy nhiên, theo ông Edward Kolb, Đại học
Chicago, “thống nhất với nhau không có nghĩa là tất
cả đều đúng”. Ông cho rằng vì các nhà thiên văn học
chỉ dựa vào các sao Cepheid, nên nếu phương pháp này
có sai sót thì ước đoán mới về trị giá của hằng số
Hubble sẽ sai theo.
 |
Thiên hà
NGC 1512 có hình ống xoắn ốc. |
Một phát hiện
của HST: Thiên hà NGC 1512
Ảnh chụp qua kính
Hubble cho thấy thiên hà NGC 1512 có hình ống xoắn
ốc, đường kính 70.000 năm ánh sáng. Nó nằm ở phía
nam trên bầu trời sao Horologium, cách trái đất 30
triệu năm ánh sáng.
HST chụp được một dải
sáng rộng từ tia cực tím tới tia hồng ngoại, bao
quát hình ảnh của thiên hà này. Các chấm xanh trên
ảnh là những ngôi sao trẻ, nóng. Còn chấm đỏ chỉ sao
già, lạnh. Nhiều chấm xanh lẫn vào đám mây bụi đỏ
cho thấy những ngôi sao trẻ vẫn liên tục hình thành
trong lòng thiên hà.
Hiện tượng này
được nhóm nghiên cứu thuộc dự án hằng số Hubble giải
thích như sau: Có thể các ngôi sao hình thành nhờ
những chấn động nhỏ do các luồng khí và bụi trong
thiên hà gây ra. Cũng có thể những chấn động này lại
bị ảnh hưởng bởi những thiên hà bên cạnh. Riêng ở
những thiên hà hình ống xoắn ốc thì chính các “ống”
này đã hút khí và bụi vào thẳng trung tâm, gây ra
chấn động. Khi đó những ngôi sao mới sẽ ra đời.
Một số "thành tựu"gần đây nhất
của HST:
Chụp ảnh Ngân hà NGC
4013
Chụp ảnh Ngân hà
Whirlpool
Quan sát tinh vân
Orion
Phát hiện cực quang
trên sao Mộc
Góp phần củng cố giả
thuyết Vũ trụ đang mở rộng
Cung cấp bằng chứng
về sự tồn tại của hố đen
Chụp ảnh tinh vân
mắt mèo
Minh Hi -
Đoan Trang (theo CNN, Der Spiegel,
6/6/01) |
|
41- NASA công bố
ảnh chụp nghiêng một dải ngân hà
 |
Rìa của "đĩa" ngân hà
NGC 4013. |
Đài thiên văn Hubble đã ghi
nhận được hình ảnh này khi hướng "mắt" trực tiếp
vào rìa của thiên hà NGC 4013, vị hàng xóm
"gần", cách chúng ta 55 triệu năm ánh sáng. Bức
ảnh có thể tạo ra cảm giác hơi “ớn lạnh” cho
những người thích quan sát bầu trời trong đêm
tối.
Trong ảnh, người
ta thấy rõ những đám mây khí và bụi khổng lồ, phức
tạp, toả ra hai bên dọc theo dải thiên hà lớn hình
đĩa này. Phần lớn các đám mây tập trung trên mặt
phẳng của dải ngân hà, tạo ra một dải mảnh, sẫm màu,
dường như chia ngân hà làm hai nửa. Nhờ việc nghiên
cứu màu sắc và lượng ánh sáng mà các đám mây hấp
thụ, các nhà khoa học có thể tính toán lượng vật
chất chứa trong đó.
Các nhà nghiên cứu
cho rằng những ngôi sao trẻ được hình thành chính
trong những đám mây ngân hà này. Khi lớp bụi sẫm màu
tan đi, các ngôi sao có thể chiếu sáng mà không gặp
trở ngại gì.
B. H.
(2/3/01, theo CNN,
2/3). |
|
42- "Thám hiểm"
thiên hà Whirlpool
 |
Whirlpool vươn các cánh tay
dài trong vũ trụ. |
Những bức ảnh do
kính thiên văn Hubble vừa chụp được đã tiết lộ những
chi tiết mới đáng kinh ngạc về một trong những thiên
hà ngoạn mục nhất được biết từ trước tới nay, thiên
hà Whirlpool, còn được gọi là M51.
Whirlpool là một
trong những hệ thiên hà “ăn ảnh” nhất trong vũ trụ.
Vẻ đẹp kỳ vĩ thiên đường này đã được nhiều đài quan
sát cả trên mặt đất và trong không gian nghiên cứu.
Những bức ảnh của
kính thiên văn Hubble đã cho phép các nhà khoa học
quan sát những chi tiết chưa từng thấy về các vòng
xoắn ốc và các đám mây bụi của M51, nơi các ngôi sao
khổng lồ hình thành và tỏa ra thứ hào quang chói
mắt. Người ta có thể nhìn thấy rõ cấu trúc phức tạp
của các đám mây bụi. Dọc theo các vòng xoắn ốc lớn,
những đám bụi ám khói chẽ ra, vờn quanh các trục
chính. Xoáy giữa tâm thiên hà, một “mắt bão” khổng
lồ, dạng đĩa mà các nhà khoa học phỏng đoán là nguồn
cung cấp năng lượng chính cho một hố đen trung tâm.
Một vài nhóm thiên
văn học cũng đang nghiên cứu M51 tại các bước sóng
hồng ngoại, bước sóng mà Hubble có thể phát hiện
được bằng các thiết bị dò đặc biệt. Ở những bước
sóng này, các đám mây bụi trở nên trong sáng hơn và
người ta có thể dễ dàng quan sát sự phân bố chính
xác của các ngôi sao trong thiên hà.
Nhân của thiên hà
vĩ đại này, một khối cầu sáng rực rỡ tại tâm của bức
ảnh, rộng khoảng 80 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng
bằng 9,6 triệu triệu dặm) và có độ sáng gấp 100
triệu lần mặt trời. Các nhà khoa học phỏng đoán nó
có tuổi khoảng 400 triệu năm, nặng gấp 40 triệu lần
mặt trời của chúng ta và có mật độ các ngôi sao gấp
khoảng 5.000 lần so với các vị láng giềng của hệ mặt
trời.
B.H.
(7/4/2001, theo BBC,
6/4) |
|
43- Hành tinh
không dễ hình thành trong hệ ngân hà
 |
Khí và bụi bao quanh một vì
sao trẻ. |
90% sao trong vũ trụ
không có hành tinh nào quay xung quanh, bao quanh
chúng chỉ là một thế giới vô cùng khắc nghiệt. Đó là
bởi quá trình hình thành các hành tinh luôn diễn ra
một cách khó khăn và kéo dài.
Khi nghiên cứu
tinh vân Orion, đám mây bụi và khí khổng lồ, nằm gần
trái đất nhất (khoảng 1.500 tỷ năm ánh sáng), hai
nhà khoa học Mỹ là John Bally và Henry Throop đã rút
ra kết luận này. Họ sử dụng kính thiên văn Hubble để
quan sát xem liệu các hành tinh có thể hình thành
trong những đĩa bụi hàng triệu năm tuổi, bao quanh
các ngôi sao trẻ thuộc tinh vân này hay không. Hôm
qua (27/4), hai ông đã khẳng định: Việc đó cũng khó
khăn như xây nhà cao tầng trên một cột vòi rồng.
Có thể hiểu Orion
là một “nhà máy sản xuất các vì sao”, nơi đã tạo ra
khoảng 20.000 vì sao trẻ. Một số sao này sáng gấp
1.000 lần mặt trời, phát ra những bức xạ cực tím
khổng lồ, phá hủy vật chất gần chúng (đặc biệt là
các đĩa bụi có thể hình thành hành tinh, vốn bao
quanh những ngôi sao nhỏ yếu hơn).
Hành tinh được tạo
ra khi các hạt bụi vũ trụ kết dính lại với nhau dưới
tác dụng của lực hấp dẫn, tăng dần về số lượng cho
đến khi đạt kích thước của một hành tinh. Tuy nhiên,
nếu hành tinh không nhanh chóng hình thành, nó sẽ bị
bức xạ nói trên tiêu diệt. Orion, với môi trường đầy
tia cực tím, là một điển hình cho những khu vực vô
cùng khắc nghiệt đó.
Ông Bally cho biết
“nuôi” một hành tinh đến khi “trưởng thành” là một
quá trình đầy rủi ro diễn ra trong tinh vân. Chính
vì thế mà số lượng hành tinh trong dải ngân hà có lẽ
ít hơn ta vẫn tưởng. Hy vọng về sự tồn tại của hệ
hành tinh như hệ mặt trời của chúng ta hầu như không
có.
Đặc biệt, sao chổi
và các hành tinh khổng lồ như sao Mộc, vốn được tạo
ra nhờ sự tập trung cao độ các chất khí và bụi, khó
có thể hình thành trong tinh vân Orion.
Đoan Trang
(theo BBC, New Scientist, 28/4/2001) |
|
44- Sao Mộc cũng
có cực quang!
 |
Vùng sáng xanh - cực quang
trên sao Mộc. |
Đây là lần đầu tiên
các nhà thiên văn học Anh quan sát được
cực quang xảy ra ở vùng trời phía bắc của sao
Mộc, vào hôm qua (12/4). Kính viễn vọng Hubble cho
thấy một quầng sáng rất lớn ở gần cực bắc Mộc tinh,
chỉ trong 70 giây đã mở rộng tới một diện tích cỡ
trái đất và biến mất cũng nhanh như thế.
Hiện chưa có lời
giải thích thỏa đáng về cơ chế của hiện tượng trên.
Các nhà khoa học cho rằng ánh sáng này được hình
thành do tương tác giữa các electron với khí quyển
của sao Mộc - hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.
Trên trái đất, các electron là do gió mặt trời mang
lại. Nhưng gió mặt trời tới sao Mộc lại rất yếu,
không thể mang đủ năng lượng để gây ra cực quang
rộng lớn như đã quan sát được.
Vậy các electron
từ đâu đến? Theo giả thiết của các nhà khoa học, có
thể chúng do các núi lửa đang hoạt động trên mặt
trăng Io của sao Mộc phát ra. Chính sự tự quay của
Mộc tinh là lực hút electron từ núi lửa trên Io về
phía hành tinh theo một dòng xoáy ốc và va chạm với
khí quyển, sinh ra cực quang.
Tuy vậy, đây chỉ
là một giả thuyết. Và hiện tượng cực quang xuất hiện
diện rộng trên sao Mộc sẽ là một bài toán đố đối với
các nhà thiên văn học.
Đoan Trang
(theo BBC, Nature,13/4/01) |
|
45- Vũ trụ đang
mở rộng
|
 |
Siêu lân tinh cực xa được
tìm thấy trong hệ ngân hà này. |
Luồng sáng chói mắt
bùng lên từ một siêu lân tinh cực xa. Xuyên qua thứ
ánh sáng rực rỡ đó, kính thiên văn Hubble đã “nhìn”
ra một lực huyền bí nào đó đang tác dụng ngược lại
với lực hấp dẫn và đẩy các hệ ngân hà ra xa nhau.
Phát hiện này đánh dấu một trong những khám phá có ý
nghĩa nhất trong lịch sử về trạng thái tự nhiên của
vũ trụ: Nó đang nở rộng.
Siêu lân tinh, một
ngôi sao đang bùng nổ, nằm cách cách trái đất khoảng
10 tỷ năm ánh sáng, vật thể xa nhất mà con người
từng phát hiện được. Nó phát quang dường như mạnh
hơn nhiều so với bình thường và lý giải duy nhất cho
hiện tượng này là sự tồn tại của một dạng “năng
lượng tối” bí hiểm lan toả trong vũ trụ.
Khái niệm “năng
lượng tối”, lực đẩy đã mang các hệ thiên hà ra xa
nhau với tốc độ tăng lên không ngừng, lần đầu tiên
được Albert Einstein đưa ra và thảo luận vào thế kỷ
trước.
Củng cố giả thuyết
Cách đây 3 năm,
khi nghiên cứu thứ ánh sáng mờ nhạt không bình
thường của một số siêu lân tinh ở xa, các nhà thiên
văn đã nhận thấy vũ trụ đang mở rộng với tốc độ
nhanh hơn trong quá khứ và họ cho rằng sự nở ra đó
chỉ bắt đầu gần đây. Người ta đã cố gắng giải thích
hiệu ứng tăng tốc này bằng nhiều cách khác nhau,
trong đó có cả ý tưởng “năng lượng tối”.
Nay, những quan
sát mới nhất do Hubble chụp được đã củng cố thêm ý
tưởng này. Các nhà khoa học đã có những bằng chứng
đầu tiên cho thấy, sau vụ nổ Big Bang, lực hấp dẫn
(trọng lực) đã làm chậm lại tốc độ mở rộng của vũ
trụ. Và chỉ đến gần đây, năng lượng tối mới
chiến thắng sức hút của trọng lực và bắt đầu đẩy các
hệ thiên hà ra xa nhau.
“Dường như vũ trụ
thể hiện thái độ của một người lái xe vậy. Anh ta
giảm tốc độ trước đèn đỏ và sau đó tăng vọt ga khi
đèn xanh bật lên”, Adam Riess, Viện Khoa học Thiên
văn Không gian Mỹ ví von.
B.H.
(theo BBC, 5/4/01) |
|
46- Bằng
chứng mới về sự tồn tại của hố đen
 |
Đám mây
khí rơi vào rìa hố đen. |
Đài thiên văn Hubble (Mỹ) đã
ghi nhận được một đám mây khí nóng trong quá
trình biến mất. Có lẽ đây là lần đầu tiên, loài
người có được những chứng cớ trực tiếp về sự tồn
tại của một thiên thể kỳ lạ: Hố đen.
Các nhà thiên văn
đã quan sát thấy các xung cực tím từ một khối khí
nóng nhạt dần và biến mất khi chúng cuộn xoáy xung
quanh một vật thể rắn chắc, to lớn được gọi là
Cygnus XR-1. Hoạt động này chỉ có thể xảy ra khi
khối khí nóng rơi vào một hố đen.
Trước khi có quan
sát của Hubble, thực tế chưa ai nhìn thấy quá trình
vật chất bị cuốn vào rìa hố đen. Mọi thông tin đều
là sự giả định.
Hố đen là một loại
thiên thể đặc biệt. Thể tích của chúng rất nhỏ nhưng
mật độ cực lớn, mỗi centimet khối vật chất nặng tới
mấy chục tỷ tấn. Do mật độ lớn như vậy nên sức hút
của chúng rất mạnh. Hố đen hút hết ánh sáng và vật
chất xung quanh nó. Giống như một chiếc hố không
đáy, bất cứ vật gì rơi vào đó đều không thoát ra
ngoài.
Bích Hạnh (theo BBC,
15/1/01).
|
|
47- Tinh
vân hình mắt mèo kỳ lạ và tương lai của mặt trời
 |
Tinh
vân hình mắt mèo với ngôi sao trung tâm
rực sáng. |
Các nhà
thiên văn học Mỹ vừa phát hiện ra một tinh vân
hình mắt mèo đang lụi tàn với những bong bóng
khí nóng khổng lồ xung quanh nó. Trong hàng tỷ
năm tới, kết cục tương tự cũng có thể xảy ra với
mặt trời của chúng ta .
Sử dụng các ảnh
chụp tia X do đài thiên văn Chandra của NASA cung
cấp, các nhà thiên văn học đã quan sát được vào sâu
bên trong tinh vân hành tinh (planetary nebula) này.
Họ tìm thấy một ngôi sao ở trung tâm trong giai đoạn
cuối của sự sống đang phát ra năng lượng dưới dạng
tia X.
Ảnh chụp của Tinh
vân mắt mèo đã cho thấy một đám mây khí nóng xung
quanh một ngôi sao sáng. Ngôi sao này đang bung ra
vật liệu của nó và có khả năng sụp đổ thành một ngôi
sao lùn trắng trong vài triệu năm tới.
Tổng hợp dữ liệu
do kính thiên văn Hubble và Chandra gửi về, các nhà
khoa học đã tạo ra một bức ảnh đầy màu sắc về giai
đoạn cuối của tinh vân mắt mèo. Chandra ghi lại sự
giải phóng tia X từ ngôi sao trung tâm và vùng bên
trong của đám mây khí nóng, thể hiện trên ảnh bằng
màu tím, trong khi Hubble phát hiện ra vật liệu lạnh
hơn trong vùng sáng quang học, thể hiện bằng màu đỏ
và xanh lá cây xung quanh đám mây nóng.
Bằng cách so sánh
số liệu từ hai kính thiên văn, các nhà khoa học có
thể nghiên cứu tương tác giữa đám mây nóng và tinh
vân lạnh hơn.
Các tinh vân hành tinh được hình thành khi những
ngôi sao đang tàn lụi trút bỏ lớp áo ngoài cùng của
chúng. Cái tên “tinh vân hành tinh” có được là do
trước đây các nhà khoa học sử dụng những kính thiên
văn nhỏ, do vậy họ nghĩ rằng chúng giống như các
hành tinh.
Tinh vân mắt mèo,
cách trái đất chừng 3.000 năm ánh sáng. Nó được hình
thành khoảng 1.000 năm trước đây. Nhiều nhà khoa học
cho rằng mặt trời của chúng ta sẽ có số phận tương
tự như tinh vân này trong hàng tỷ năm tới.
Bích Hạnh (theo CNN,
10/1/01).
|
|
48-
|
49-
|
50-
|
|
|